K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2016

châu Ali ak bạn?

10 tháng 12 2016

Người dân Đông Á sống thành chuỗi dân cư ở Đồng Bằng vì thuận tiện cho việc lưu thông qua lại, dễ thi hành tốc độ đô thị hóa cao . Dân cư chủ yếu tập trung ở các Thành Phố lớn với số dân hơn 12 triệu người, mật độ dân số rất cao thường là trên 100 người/kilômét vuông. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và lượng mưa nhiều, khí hậu ôn đới và Cận Nhiệt Đới Gió Mùa Đông Nam Á nên dân cư tập trung rất đông đúc ở khu vực Đông Á

 

- Là dầu mỏ nhá

Nhờ dầu mỏ mà các nước có nguồn thu nhập lớn khi xuất khẩu đó!

8 tháng 11 2016

dầu mỏ

Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu : khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đóng Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
Trong các khu vực khí hậu gió mùa. một năm có hai mùa rõ rệt : mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa vào loại nhiều nhất thế giới.

Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. Tại các khu vực này vé mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200-500mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp. Hầu hết các vùng ở nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.

7 tháng 11 2016

Biểu hiện thông qua:
+ Phương thức canh tác
+ Sự đa dạng nông phẩm
+ Chất lượng nông phẩm
+ Mức đảm bảo an toàn tiêu dùng trong nước
+ Kim ngạch xuất khẩu
+Tạo và cung ứng giống
+ Thuốc bảo vệ thực vật sinh học
+ Phương pháp bảo quản chế biến nông sản
+ Cải thiện môi trường

 

22 tháng 12 2017

- Trồng trọt
- Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng nhất
- Lúa gạo chiếm 93 phần trăm sản lượng thế giới 2003
+lúa mì chiếm 37 phần trăm sản lượng thế giới 2003
- Cây công nghiệp quan trọng: chè bông tiêu cà phê

- Trung Quốc, Ấn Độ trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực thì nay đã đủ dùng và còn thừa để xuất khẩu.

- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo đứng đầu trên thế giới.

Cây trồng vật nuôi rất đa dạng phong phú có sự phân hóa giữa các khu vực

4 tháng 11 2016

Việt Nam không có hoang mạc hay bán hoang mạc do:
Việt Nam là một nước tận cùng của đại lục Á Âu.
Do địa hình thấp dần ra biển nên gió biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền.
Gió xâm nhập vào đất liền mang theo những trận mưa và độ ẩm cho đất liền. Độ ẩm trung bình năm của việt Nam cao >80%.
Dô vậy, Việt Nam không có hoang mạc hay bán hoang mạc. ( Nhưng hiện nay đã có hiện tượng hoang mạc hóa xảy ra ở Ninh Thuận, Bình Thuận rồi bạn ạ)

Ấn Độ là một nước có cùng vĩ độ với Việt Nam nhưng lại có hoang mạc do:
Nước này có 2 dãy núi tạo địa hình chắn gió biển thổi vao đó là:
Dãy núi Gát Tây: chắn gió TN từ biển thổi vào.
Dãy núi Gát Đông chắn gió Đn từ biển thổi vào

6 tháng 11 2016

Việt Nam là 1 nước thuộc Đông Nam Á, giáp với Biển Đông kết hợp với ảnh hưởng mạnh của gió mùa nên tạo ra mưa nhièu vì vậy Việt Nam không hình thành hoang mạc và bán hoang mạc . Còn Ấn độ có cùng vĩ độ của Việt Nam mà có hoang mạc là do ảnh hưởng của biển không ăn vào sâu ấn độ và hầu như tất cả các cơn gió mang hơi nước vào ấn độ đều bị các dãy núi cao chặn nên có ít mưa mà nơi đây còn có ảnh hưởng của xích đạo nữa (VD như ấn độ chỉ có con sông hằng và sông ấn chảy qua bắt nguồn từ đỉnh núi hi ma lay a chảy ra vịnh ben gan và biển a-ráp ) .

4 tháng 11 2016

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á vào loại cao, 1,3%, bằng mức trung bình của thê giới, sau châu Phi và châu Mĩ.

4 tháng 11 2016

cảm ơn nhưng bạn giải gúp mik câu này nữa dk

1)nêu đặc điểm chung của khí hậu châu á

2)nêu đặc điểm dân cư châu á

3)nêu đặc điểm cảnh quan tự nhiên châu á,những thuận lợi và khó khăn ở thiên nhiên châu á

LÀM ƠN

2 tháng 11 2016

miền bắc và đông bắc bắc bộ có khí hậu nhiệt đới, có mùa đông lạnh sâu sắc nhất cả nước
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh suy yếu. Ở bắc trung bộ có ảnh hưởng của gió phơn và mùa mưa lệch về thu đông
Nguyên nhân có sự khác nhau đó là do:
- miền bắc và đông bắc bắc bộ có mùa đông lạnh sâu sắc do có địa hình các cánh cung (Sông Gâm, Ngân sơn, Bắc sơn, Đồng Triều) đón gió mùa đông bắc, đây là vùng đón gió mùa đầu tiên của nước ta, gió mùa đến sớm và kết thúc muộn gây nên mùa đông lạnh sâu sắc
- Ở miền tây bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh suy yếu do, tây bắc có dãy Hoàng Liên sơn cao, tác dụng chắn gió mùa đông bắc làm cho gió bị suy yếu.
bắc trung bộ do gió đã thổi qua Miền bắc và đông bắc bắc bộ , cùng với tác dụng chắn gió của các dãy núi hướng đông - tây nên khi đến bắc trung bộ thì cũng đã suy yếu đi
bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng. Mưa thu đông do sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở đây vào tháng 8, 9.

 

 

Nguyên nhân chính dẫn tới sự khác nhau này là do đặc điểm địa hình của 2 vùng khác nhau.
- Vùng núi Đông bắc: hướng vòng cung của các dãy núi tạo thành hành lang hút gió rất mạnh, đón nhận trực tiếp khối không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống làm cho mùa đông đến sớm, kết thúc muộn, nền nhiệt bị hạ thấp. Đây là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta. (so sánh 2 địa điểm có cùng độ cao, vĩ độ vùng đông bắc có nhiệt độ thấp hơn TB 2-3 độ C).
- vùng TB: do có bức chắn đh là dãy hoàng liên sơn cao đồ sộ chạy theo hướng tây bắc - đông nam đã ngăn cản sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây bắc. Vì vậy mà mùa đông của vùng tây bắc thường đến muộn hơn, kết thúc sớm hơn vùng núi đông bắc. Mùa đông khô, ít có mưa phùn; mùa hạ, gió mùa đông nam bị các khối núi - cao nguyên ở phía nam ngăn cản (cao nguyên Mộc Châu). Luồng gió này chỉ luồn qua các thung lũng vào vùng Tây bắc nên màu khô ở đây thường đễn muộn, kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên Châu...)còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn khô nóng.
Vùng núi tây bắc lạnh chủ yếu do độ cao địa hình. Phần phía Bắc va Đông của vùng tập trung nhiều địa hình cao trên 2000m, nhiều đỉnh trên 3000m, xuất hiện đai rừng ôn đới núi cao.

 

2 tháng 11 2016

Châu Á là khu vực đông dân cư nhất là vì:

- Có các đồng bằng châu thỏ và khí hậu gió mùa thích hợp cho cây lương thực.

- Có nhiều hải cảng thuận lợi cho giao thông thương mại.

- Có nhiều nước khuyến khích gia đình đông con, đẻ nhiều.

- Là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Nguồn tài nguyên phong phú.

- Nền văn mình lúa nước ra đời từ sớm.

-....

Trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà biết vùng này thành khu vực "Ấn Độ hóa" hay "Hán hoá". Nó đã lựa chọn những gì thích hợp trong văn hóa Dravid, đồng thời phục tùng các đặc điểm của mình, chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ với nó.

Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai muà tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lí khu vực Đông Nam Á còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và vùng Đông Bắc của Ấn Độ nữa. Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đức và thịnh vượng như Kuala Lumpur, Singapore, Jakarta... Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương... và cây lương thực đặc trưng là lúa nước.

Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa, vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Đông Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Đông Nam Á được coi là "cái nôi" của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn trên thế giới. Văn hóa Hòa Bình đã chứng minh cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai với các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí, các cây họ đậu ở vùng thung lũng chân núi. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng chủ nhân văn hóa Hoà Bình là người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới; niên đại nông nghiệp ở đây có thể lên đến hơn 1 vạn năm TCN. Vì thế, Đông Nam Á đã là một trong những nơi có cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất trên thế giới. Đến thời đại đồ đồng, trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã bước sang kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ. Cây lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở vùng vùng thung lũng theo chân núi dần dần được chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước. Cùng với việc trồng lúa nước, người ta đã thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo, xuất hiện các nghề thủ công, đặc biệt là nghề sông biển. Từ đó, nông nghiệp lúa nước đã trở thành một cơ sở quan trọng của nền văn minh khi vực. Đó là một nền văn minh mang đủ các sắc thái của những nền văn minh đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp... cơ sở chung của nền văn minh này là nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng.

Đến khoảng nửa đầu thế kỷ 15, hầu hết các quốc gia tiền thân ở Đông Nam Á đã ra đời, và bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ mà điển hình là nhà nước Đại Việt dưới triều nhà Lê. Đây là nhà nước hoàn thiện và hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ Nhưng đến nửa đầu thế kỷ 18, các nhà nước trên bắt đầu suy yếu và rơi vào sự xâm lược hoặc lệ thuộc vào phương Tây, bắt đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa châu Âu.