K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu thơ "không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang" gợi cho em một loạt liên tưởng và cảm nhận về sự phô diễn sự phôi pha của thời gian và sự lãng quên, cũng như về sự tự do và tự nhiên của âm nhạc. Dưới đây là những liên tưởng và cảm nhận của em:

1.Sự phôi pha của thời gian và lãng quên: Câu thơ này khiến em nghĩ đến hình ảnh của một cây cỏ mọc hoang, tự nhiên, không được chăm sóc và không có người quản lý. Tương tự, âm nhạc cũng có thể bị bỏ quên, không ai chăm sóc và truyền đạt nữa. Điều này gợi lên ý nghĩa về sự phôi pha của thời gian và sự lãng quên, khi người ta không còn quan tâm hoặc ghi nhớ đến âm nhạc như trước.

2.Tự do và tự nhiên: Hình ảnh tiếng đàn như cỏ mọc hoang cũng gợi lên ý nghĩa về sự tự do và tự nhiên của âm nhạc. Câu thơ này ám chỉ rằng âm nhạc không phụ thuộc vào sự can thiệp hoặc kiểm soát của con người, mà tự nhiên tồn tại và tự do phát triển theo cách của nó, giống như cỏ mọc hoang tự nhiên trên cánh đồng.

3.Sự thôi thúc sáng tạo và cống hiến: Tuy câu thơ ám chỉ đến sự lãng quên và bỏ quên của âm nhạc, nhưng nó cũng có thể gợi lên ý nghĩa về sự thôi thúc sáng tạo và cống hiến. Tiếng đàn không ai chôn cất có thể tượng trưng cho việc âm nhạc vẫn tồn tại, không bị lãng quên và vẫn có thể tạo ra sự ảnh hưởng và cống hiến cho xã hội, dù không có sự chăm sóc và quan tâm chủ đạo từ con người.

Tóm lại, câu thơ này gợi lên những cảm nhận về sự phôi pha của thời gian và lãng quên, cũng như về sự tự do và tự nhiên của âm nhạc, đồng thời khuyến khích sự thôi thúc sáng tạo và cống hiến từ con người.

31 tháng 3

Nhân vật Đàm Thân trong tác phẩm đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc về tính cách và cuộc sống. Anh là một người đàn ông hiền lành, giàu lòng nhân ái và trí tuệ. Sự hiểu biết sâu sắc về con người và cuộc sống của anh đã thúc đẩy tôi suy ngẫm về ý nghĩa của sự tử tế và sự hy sinh.

Đàm Thân được mô tả là một người luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác mà không cần nhận lại điều gì. Anh là một người tử tế và nhân từ, luôn đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân. Từ những hành động nhỏ nhặt đến những quyết định lớn lao, Đàm Thân luôn là người mẫu cho sự hy sinh và tình nguyện.

Đặc biệt, tôi thấy Đàm Thân là một người có tinh thần lạc quan và kiên nhẫn. Dù gặp phải nhiều khó khăn và thách thức trong cuộc sống, anh vẫn không bao giờ từ bỏ hy vọng và niềm tin vào cuộc sống. Sự kiên trì và sự tin tưởng của anh đã lan tỏa đến những người xung quanh, mang lại niềm vui và sự động viên cho mọi người.

Từ những đặc điểm tích cực này, Đàm Thân đã trở thành một nhân vật đáng ngưỡng mộ và là nguồn cảm hứng lớn đối với tôi. Ông đã cho tôi thấy rằng trong cuộc sống, điều quan trọng không chỉ là thành công và danh v

     
25 tháng 3

Tác giả nào và tác phẩm nào vậy bạn

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
26 tháng 3

Em có thể nêu ra cụ thể tác phẩm nào nhé!

=> Thời đại của Nguyễn Du là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, cuộc đối đầu giữa hai tập đoàn Trịnh-Nguyễn, việc các chúa Trịnh lấn át quyền lực vua Lê; các tập đoàn phe phái tranh hùng tranh bá làm xáo trộn xã hội.
=> Nguyễn Du đã phải sống phiêu bạt nhiều năm ở đất Bắc rồi sau đó về ở ẩn ở Hà Tĩnh. Nguyễn Ánh lên ngôi mời ông ra làm quan, bất đắc dĩ ông phải nhận lời. Ông từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, chuẩn bị đi lần thứ hai thì bị bệnh mất ở Huế.
=> Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du gắn liền với thời đại của ông. Thời đại đã ủy nhiệm cho Nguyễn Du sứ mệnh vinh quang nói lên - bằng những giá trị nghệ thuật đặc sắc - những vấn đề cốt thiết của quyền sống con người. Sáng tác của Nguyễn Du là tiếng vọng của thời đại cụ đã sống.

12 tháng 3

1+1=2. 1+3=4.        

      12 +10=22

 

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh) một nhà nho nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ (ngang Tể tướng) Trần Nguyên Đán.

Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà bên nội cũng như bên ngoại đều có hai truyền thống lớn: yêu nước và văn hóa, văn học.

Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cùng cha làm quan dưới triều nhà Hồ. Năm 14074, giặc Minh cướp nước, cha ông bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi khắc sâu lời dạy của cha, sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh ông tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa.

Cuối năm 1427 đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên do mâu thuẫn nội bộ triều đình, ông bị bắt giam và không còn được tin tưởng như trước, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn ở Côn Sơn.
    Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước. Năm 1442, Nguyễn Trãi bị oan án Lệ Chi viên và bị tru di tam tộc. Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi sau đó cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống sót để bổ làm quan.

Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

2 tháng 3

Nam Cao từng nói: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là những đau khổ kia thoát từ những kiếp lầm than”. Như nhận định của Nam Cao ta thấy rằng Kim Lân cũng đi cùng với tư tưởng đó, ông song hành với thành công của “vợ nhặt” bằng vô vàn nghệ thuật hấp dẫn. Đi cùng với sự thành công của tác phẩm đó “đứa con người cô đầu của ông” cũng sử dụng nghệ thuật vô cùng tài hoa để tạo nên thành công nhất định.

Truyện ngắn “đứa con người cô đầu” kể về Thạ đứa con cô đầu nhận nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn làm nổi bật lên cái khổ cái khó khăn của Thạ. Vì mẹ nhiều lần đi bước nữa Thạ sống trong nhiều đàm tiếu của thiên hạ, nhiều khoảng trống giữa tình mẫu tử, những lí do đó khiến anh như rơi vào hố đen của cuộc sống tâm trạng bần cùng đến khó tả. Qua đó cho thấy nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế mà bộc lộ một cách tự nhiên chân thật đã khiến người đọc như được hóa thân và cảm nhận tâm tư của nhân vật vậy.

Cái khó khăn của Thạ còn được nhấn mạnh qua những ngôn ngữ mộc mạc giản dị của nông thôn, càng cho thấy Kim Lân mong muốn phác họa và phê phán hiện thực của cuộc sống thời bấy giờ khốn khổ đến nhường nào. Đồng thời nghệ thuật đối lập giữa hoàn cảnh và thân phận nhân vật cũng được Kim Lân phê phán rõ ràng, hình ảnh người mẹ ngày ngày sống trong gấm vóc lụa là nhưng người con thì mồ hôi đẫm lưng vì phải bán kem để mưu sinh. Như những người mẹ suốt hiên trong nhiều tác phẩm khác đều tôn vinh sự hi sinh tình mẫu tử thiêng liêng cao cả, nhưng đối với tác giả ông đã thành công với nghệ thuật đối lập, nghệ thuật phản lại quy luật của tự nhiên khi xây dựng hiện thân của một người mẹ thiếu tình người. Những chi tiết lôi cuốn đó đã phần nào đưa “đứa con người cô đầu” tiếp cận với độc giả bằng những cảm xúc trọn vẹn.

Nghệ thuật xuất phát từ tâm hồn nghệ sĩ, có lẽ Kim Lân đã sở hữu một tâm hồn nghệ sĩ vô cùng lớn. Nghệ thuật của ông như khiến người đọc chạm đến đỉnh cao của văn chương, ngôn từ hấp dẫn phong phú, xây dựng cảnh sinh động chân thật, phê phán những cá nhân đi ngược với thuần phong mỹ tục, ngôn từ dân gian nông thôn được sử dụng chủ yếu,… đó là những nghệ thuật để tạo nên thành công đáng kể cho “đứa con người cô đầu” nói riêng và phong cách nhệ thuật trong truyện ngắn của Kim Lân nói chung.

Vì vậy tiếng nói trong nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân như đã gửi gắm tất cả “đứa con người cô đầu”, qua đó ta thấy rằng tư tưởng trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân luôn là thứ gì đó khiến người ta phải nể phục. Linh hoạt có, phê phán có, chiếm trọn trái tim độc giả có, những nghệ thuật tiêu biểu đó như linh hồn cần có trong mỗi tác phẩm mà Kim Lân đặt bút.

Tham khảo ạ.