So sánh 2 khổ cuối của bài thơ bếp lửa và nói với con
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế kỷ 20 ai phiêu bạt
Trong lửa cháy có khi nào sực nghĩ
Làm thú vật, làm thánh thần cũng dễ
Chỉ có làm người khó biết bao nhiêu
Phải chẳng, cái khó của con người luôn nằm ở chỗ chính họ phải học cách nghiêm chỉnh với bản thân, yêu thương đồng loại trên hành trình sống của mình? Bởi lẽ, chúng ta sẽ thật dễ dàng dùng lí trí để khuyên bảo người khác và dành tình yêu cho chính mình. Nhưng ngược lại, nó sẽ là một sự thách thức chưa bao giờ nhỏ trong ý nghĩ của toàn thể nhân loại. Suy cho cùng, chúng ta rất cần "đối xử với bản thân bằng lí trí. Đối xử với người khác bằng tấm lòng”
Tôi đã nghe ai đó nói rằng "hãy sống bằng cái đầu lạnh và một trái tim nóng”. Có lẽ, cái đầu lạnh là kí gửi cho bản thân còn trái tim sinh ra để trao tặng đến muôn người. "đối xử với bản thân bằng lí trí” tức tự buộc mình vào quy củ nghiệm chỉnh của đạo đức xã hội, dùng tư tưởng sáng suốt để hành xử và đối đãi với linh hồn sống ngày ngày đang tồn tại và cho phép nhận thức tác động với chính con người bạn. Không chỉ vậy, họ còn cần phải "đối xử với người khác bằng tấm lòng” – trao đi hết thảy những bao dung, vị tha, những tình thương rút ra từ sâu thẳm lòng, tinh thần nhân hậu mà đối đãi với nhân thế sao cho vẹn toàn. Lý trí thuộc về tư tưởng, tấm lòng thuộc về trái tim. Nó được chia đều, gắn mác sẽ định sẵn vào thế bản thân và công chúng mà con người phải chấp nhận. Một lời khuyên đầy chân thành cũng như một châm ngôn cực kì đáng quý cho hành trình sống của loài người. Hơn hết, họ phải là những người bản lĩnh để lạnh lùng, để lí trí với bản thân và rồi đánh thức ngọn lửa thương yêu mà sưởi ấm cho toàn thể xã hội mình, đồng loại mình.
Tại sao chúng ta lại buộc phải “đối xử với bản thân bằng lí trí”. Bắt nguồn từ bản chất, quy luật của mỗi con người. Ở bên trong chúng ta đều có đầy đủ những rồng phượng rắn rết, có những tốt xấu, ánh sáng và bóng tối như nhau. Con người hoàn toàn có thể bị cái bản năng chi phối, dẫn đường với những lề thói ích kỉ, dục vọng tầm thường. Con người hoàn toàn có thể bị đánh gục bởi cái ác trên sàn đấu knock out ấy, biến chất, thậm chí là tha hóa từ lúc nào không hay. Nhưng bởi có lí trí. Bởi chúng ta đối xử với bản thân bằng lí trí nên có cơ hội để được đánh thức phẩm chất cao đẹp, để đứng dậy sau sai lầm và tháo bỏ lớp mặt nạ, trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình hơn bao giờ hết. Có lí trí mới có những tù nhân được ra trại giam sớm hơn nhờ sự tu chí, hối lỗi, biết cách cải tạo tốt. Có lí trí mới có cậu bé BÔM chưa bao giờ cho phép bản thân được gục ngã, được yếu mềm hay chấp nhận cái số phận éo le mà mình đang mang. Chính họ, họ biết mình cần làm gì, cần đối đãi ra sao với bản thân để tồn tại giữa cuộc đời lắm phong ba, bão tố này. Cũng bởi chúng ta đối xử với bản thân bằng lí trí nên mới tạo dựng nên những giá trị cao cả, ý nghĩa, mới viết nên câu chuyện đáng khắc ghi lên tảng đá của riêng mình. Mỗi người chúng ta sinh ra đều mang trong mình nhưng vẽ đẹp riêng tựa các vị thần trên đỉnh Olympus – họ có cho mình sức mạnh đặc biệt mà kẻ khác không thể có. Hoặc là đang bị che lấp, hoặc là cái đời sống thường ngày đang vùi đi mầm mống, con đường phát triển cho những giá trị ấy. Chỉ khi và khi con người được niêm chuẩn vào quy củ mà họ đặt ra, không cho phép bản thân được phạm lầm lỗi đến lần thứ hai hay tồn tại với những năm tháng vô nghĩa lí thì họ mới biết cách để khơi mào, để sức mạnh của linh hồn họ được tỏa sáng. Nó tác động mạnh mẽ đến bản chất con người khi trong họ còn quá nhiều khiếm khuyết, khuyết thiếu cần loại bỏ. Tôi vẫn luôn tin rằng, những tật xấu của con người hãy còn đó nếu họ chưa học cách ép bản thân mình, sống bằng cái lí trí sắc sảo. Thế giới càng ngày càng xuất hiện nhiều hơn các tội phạm, trộm cắp có, ma túy có, thậm chí là tàn sát cũng có. Tất cả đều bắt đầu nguyên do từ chính việc họ chưa thể dùng cái đầu lạnh kìm nén những ý nghĩ xấu xa nảy ra trong đầu. Thay vào đó lại thúc giục bản thân mình để thực hiện. Bản chất của con người rất dễ bao dung cho chính mình. Bao dung lỗi lầm, tìm cách biện minh, trốn tránh, sợ hãi như vụ việc dùng giấy giả bệnh tâm thần để thoát tội của tù nhân. Nhân loại cứ nối tiếp kéo dài những chuỗi ngày như vậy thì thật khó để chạm đến ngưỡng văn minh toàn cầu
“Đối xử với bản thân bằng lí trí” sẽ góp phần dựng xây một cá nhân tốt trong một cộng đồng người một thế giới đã chạm ngưỡng 8 tỷ người hôm nay. Khi cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra, khi con người có nguy cơ bị robot hóa, thậm chí là đánh mất quyền sống như một con người thì việc dùng lí trí mà tồn tại thực sự sẽ mang tới những phút giây tỉnh táo cho não bộ con người, biết cách để đưa nhân loại trở thành một chỗ đứng không thể bị thay thế. Càng khuôn mình trong cái nhận thức cho phép của con người bao nhiêu, chúng ta càng có nhiều cơ hội và tiềm năng bấy nhiêu. Kẻ sống bằng cái đầu của người khác, kẻ buông lỏng, hời hợt với chính mình – đối với tôi đó là một kẻ thất bại. Sẽ ra sao nếu ai ai cũng bỏ mặc bản thân, bỏ mặc ý kiến của mình trong những mớ hỗn độn tiêu cực vô cùng, bỏ mặc cả khi đang chênh vênh giữa ngã ba cuộc đời. Con người là một cá thể riêng biệt độc lập, sống bằng tư duy của chính mình. Nếu họ còn không thể điều hành được bộ não của riêng mình thì họ chưa bao giờ đủ để trở thành một người lãnh đạo tiềm năng, đi đầu. Đúng là chúng ta rất dễ bị tổn thương, nhưng vết thương có thể được khâu lành nhờ lí trí. Còn đi qua quá nửa đời người, nhìn thấy chính mình đã bỏ lỡ bao điều khi đã quá dễ dãi thì đáng tiếc vô cùng.
Nhưng “đối xử với bản thân bằng lí trí thôi là chưa đủ”, chúng ta còn phải "đối xử với người khác bằng tấm lòng”. Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, là một trong những nguyên tố quan trọng trong tế bào có ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau. Vừa là cá thể độc lập nhưng không thể biệt lập hoàn toàn với cộng đồng. Thế giới rất cần một trái tim ấm nóng cho đời. Vì sao? Vì chúng ta sinh ra là để trao tặng yêu thương, để bám víu lấy nhau mà vượt qua cơn bão cuộc đời. Vì chỉ có yêu thương, có đối xử với nhau bằng tấm lòng thì mới kết nối được những con người xa gần sát cánh bên nhau, mới khiến họ không cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo giữa đời bạc bẽo. Vì chỉ khi trao đi mới chứng tỏ được giá trị của mình đối với xã hội, mới tạo lập một hình tượng rất đáng tự hào trong mắt mọi người. Trong tháp Maslow của con người có tồn tại một nhu cầu đó là nhu cầu yêu thương đủ để chứng tỏ thế giới luôn luôn cần tấm lòng đùm bọc lẫn nhau, một tấm lòng đầy sẻ chia và vị tha. Đối xử với người khác bằng tấm lòng không khác gì việc bạn đang nỗ lực để thanh xuân, để những phút giây này trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Cuộc đời là vô toàn, chẳng biết tương lai sẽ ra sao nhưng hiện tạo nếu đủ tình thương, tôi tin con người sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Hạnh phúc từ vị trí người cho đi lẫn hạnh phúc từ kẻ được nhận. Có một Quang Linh giành cả tuổi trẻ mình để cải thiện cuộc sống của người dân châu phi xa xôi, không ngại gian không, không một lần e dè trước khoảng cách. Có một nhà báo Mai Anh đã cứu chú lính chì dũng cảm Thiện Ân từ cõi chết trở về khi bị bỏ rơi, các con vi sinh vật đã ăn mất bộ phận sinh dục. Có một cụ bà mang gạo đến góp sức vào những ngày thiếu thốn của bệnh dịch. Tất cả họ đều đã và đang sống bằng tấm lòng, sống bằng tình thương cùng trái tim đầy vĩ đại, đáng ca ngợi. Tình thương, tấm lòng chỉ cần nhỏ nhoi thôi cũng đủ để thắp sáng một tâm hồn, một đời người, đủ để họ có thêm sinh khí mà chống chèo con thuyền của mình trên biển lớn
recommended by BẢO VIỆT AN GIA Bảo Việt An Gia - Quyền lợi nội trú đến 454tr/năm chỉ với 7k/ngày XEM NGAYCon người cần "đối xử với người khác bằng tấm lòng” bởi một đất nước, một dân tộc chỉ phát triển phồn vinh khi nhân dân họ biết sống cho tập thể, vì tập thể, dùng tình yêu thương để lan tỏa, cứu giúp cộng đồng. Đó là căn cốt, là điều thiết yếu và là yếu tố căn bản góp phần cho sự phồn vinh của đất nước. Không phải tự nhiên mà có một dân tộc do Thái mấy nghìn năm bị đô hộ mà không đánh mất tiếng nói của mình. Họ có sự yêu thương chiến thắng tất cả. Không phải từ nhiên mà ròng mấy hơn hai năm đại dịch Covid liên tục có những chuyên cơ của các nước lớn chở vật dụng y tế, thức ăn tiếp tế cho những nước nhỏ bé hơn. Họ có sự yêu thương thúc đẩy điều đó. Trong thời đại biến chuyển dữ dội , công nghiệp hóa càng ngày càng lan rộng thì việc đối xử với nhau bằng tấm lòng sẽ vô cùng quan trọng. Không có nó, con người hoàn toàn có thể chết đi, quay trở về thời đồ đá. "Làm gì sống mà không yêu một kẻ nào” ( Xuân Diệu). Cái yêu ấy có thể là tình yêu trai gái, có thể là tình thương giữa người với người, dân tộc này với dân tộc khác. Tình yêu thương sẽ còn đồng hành cùng con người đến ngày tận hệ, đến tận cùng mai sau.
Tuy nhiên, "đối xử với bản thân bằng lí trí” không đồng nghĩa với việc ngược đãi chính mình, bỏ quên những vết thương lòng, để bản thân rơi vào trạng thái héo mòn về tâm hồn. Và "đối xử với người khác bằng tấm lòng” cũng không đồng nghĩa với việc chúng ta trở nên dễ dãi với chính tình yêu thương của minh khi cho đi. Hơn hết, con người sẽ không có quá nhiều những năm tháng tuổi trẻ để sống bằng lí tưởng, bằng sự đối đãi bao dung với kẻ khác. Một đời là quá ngắn để chúng ta sống. Nhưng ta có thể tồn tại đầy ý nghĩa bằng việc cho đi nhiều hơn, mà cũng nghiêm chỉnh nhiều hơn với tư tưởng, với ý nghĩ thuộc về nhận thức của bản thân. Đến cuối cùng, chỉ có sống bằng cái đầu lạnh, trái tim nóng thì chúng ta mới vẹn tròn hạnh phúc.
Dẫu biết, hành trình làm người sẽ còn đấy lắm những gian lao, những khốn khổ tột cùng. Nhưng, tôi mong rằng chúng ta đều sẽ trở thành với bản thân của mình hôm nay, sẽ yêu lấy thế giới này, con người này. Liệu bạn có sẵn sàng để "đối xử với bản thân bằng lí trí. Đối xử với người khác bằng tấm lòng”?
Bn chép mạng à, mk thấy có cái "Bảo Việt ..."
(Xin lỗi đã vô duyên hỏi, nhưng mk cx chỉ làm cho rõ thui :((((((
@Thanh bạn đăng câu hỏi ở khung đăng câu hỏi nhé!Phần này để trả lời câu hỏi!
Dịp nghỉ hè vừa qua, em được đi thăm quan thành phố Huế mộng mơ, món quà bất ngờ đầy thú vị mà nhà trường thưởng cho em vì đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi.
Sáng sớm thứ hai, từ 5 giờ, mọi người đã có mặt tại trường. Sau khi điểm danh, tất cả lên xe rời thành phố. Xe cứ vun vút lao trên mặt đường quốc lộ, chẳng mấy chốc em đã cảm thấy vị mặn của muối. Xe dừng lại độ một tiếng ở bãi biển Cà Ná để mọi người ăn trưa. Trong lúc nghỉ, em và các bạn đã tranh thủ chụp vài bức hình làm kỉ niệm.
Tiếp tục cuộc hành trình, dù đã buồn ngủ lắm nhưng em vẫn cố thức để nhìn cảnh vật của từng miền đất nước. Em mải mê ngắm nhìn vườn cây bên đường, mọc lên những hàng cây thẳng tắp, hoa của nó trắng ngà, xòe ra thành chùm trông thật đẹp. Em chú ý tìm trái của nó. A! Cây thanh long, trái tròn xanh, thỉnh thoảng mới có một vài trái ửng đỏ, chắc mới vào mùa.
Gần đến Phan Rang, Phan Thiết, em lại thấy cả vườn nho rộng bạt ngàn và thích thú cảm nhận mùi vị quê hương đậm đà của xứ biển. Qua một đêm ngủ lấy sức ở Nha Trang, cuộc hành trình lại tiếp tục. Từ xa đã thấy núi cao chất ngất. Xe đến chân đèo Cả, em bắt đầu hồi hộp. Đèo thì cao, một bên là vách núi, một bên là vực sâu, dưới là biển bao la, tất cả như một bức tranh sơn thủy hữu tình, tuy hiểm trở nhưng tươi đẹp. Xe lao qua các tỉnh miền Trung: Bình Định, Quy Nhơn, Đà Nẵng…
Đi qua mỗi nơi, chúng em lại được nghe chú An thuyết minh thêm nhiều kiến thức về địa lí, lịch sử Việt Nam. Xe đến Huế vào một buổi tối. Đúng là đất đế đô: Đền đài, lăng tẩm, mái ngói rêu phong… bao bọc thành nội là những hồ nước rộng trồng toàn bông sen trắng. Du khách như đi từ cõi thật đến cõi mơ.
Mỗi lăng tẩm có một kiểu kiến trúc và vẻ đẹp riêng tùy vào tính cách của từng vị vua nhưng có lẽ đẹp nhất là lăng vua Khải Định, với những hình công, rồng, phụng, mai, lan, cúc, trúc chạm trổ công phu bằng sứ. Lăng vua Tự Đức còn có tượng voi, ngựa, quan văn, quan võ đứng chầu hai bên. Mọi người thi nhau chụp hình kỉ niệm, em cũng tranh thủ chụp vài tấm.
Nói đến Huế, không thể nào quên sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền. Hôm ấy cả đoàn được đi thuyền trên sông Hương. Mặt nước phẳng lặng như tờ, chỉ còn nghe tiếng hát trong trẻo, ngân nga của cô ca sĩ trên thuyền. Những làn gió se lạnh cứ dửng dưng lướt qua. Cảnh trời nước thơ mộng quyện cùng chất giọng dịu ngọt, thánh thót của cô ca sĩ làm người ta cảm thấy như là lạc vào chốn thần tiên. Cho đến khi thuyền cập bến rồi mà vẫn chẳng ai hay biết.
Cả đoàn tiếp tục đi tham quan. Thú vị hơn nữa là có một cô thuyết minh người Huế được đoàn mời làm hướng dẫn viên. Đi đến đâu cô nói về sự tích của những di tích lịch sử. Ôi chao! Giọng Huế chưa quen nghe nhưng em vẫn cảm thấy rất dịu dàng, dễ thương.
Ban ngày mọi người rủ nhau đi tìm món ăn Huế cho biết mùi: nào là bún bò Huế, bánh nậm, bánh bèo, cơm hến… món nào cũng cay chảy nước mắt. Buổi tối, cả đoàn đi đò dọc sông Hương và nghe hát dân ca: Lý chim kêu, Giận mà thương… Khuya về, mọi người vẫn không quên thưởng thức món chè sen đậm đà, thanh cao của Huế.
Từ giã Huế, ai nấy đều mang những kỉ niệm khó quên. Cảnh vật đã xa rồi, nhưng sao em vẫn thấy còn nguyên ấn tượng.
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn Mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đây. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.