K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2021

Em tham khảo nhé !

Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dẫn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Đối với những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.

5 tháng 6 2021

Tham khảo

Tự lập là một trong những đức tính cao quý nhất của con người. Tự lập nghĩa là tự mình thực hiện những công việc, nhu cầu của bản thân, không nhờ vả hay ỷ lại vào người khác. Khi con người có tính tự lập thì họ sẽ tự mình đương đầu với khó khăn thử thách của cuộc sống. Đó là nền tảng để dẫn đến thành công và theo đuổi ước mơ hoài bão của bản thân. Nếu không có tính tự lập, thường xuyên sống ỷ lại và dựa dẫm người khác, chúng ta sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Con đường dẫn đến thành công sẽ bị ngưng chặn, thụt lùi. Bản thân em nhận thức đầy đủ giá trị của tính tự lập. Vì thế, em luôn tự mình thực hiện những nhu cầu, công việc của bản thân, không nhờ vả, ỷ lại hay lợi dụng bất kì ai. Khi mọi người có đức tính tự lập thì họ sẽ có một cuộc sống công bằng, và hơn nữa là có một cuộc đời đáng sống, tươi đẹp.

5 tháng 6 2021

Các bạn tham khảo Hình thức + Nội dung của bài này này :

- Về hình thức: Bài làm phải xác định đúng yêu cầu cần nghị luận, đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Bài làm sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp.  Bài làm sáng tạo và giàu cảm xúc.

- Về nội dung: Xác định vấn đề cần nghị luận, vai trò của tính tự lập đối với giới trẻ. Khi triển khai vấn đề, bài viết phải giải thích được: “Tính tự lập là khả năng tự thực hiện mọi việc, không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình”. Trong phần bàn luận, học sinh nêu rõ được vai trò của tính tự lập: Tính tự lập giúp chúng ta thể hiện sự tự tin, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, nỗ lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

- Tự giác chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc giúp chúng ta trưởng thành, bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống.

- Tính tự lập giúp chúng ta làm chủ cuộc sống của chính mình, sớm xây dựng kế hoạch hoàn thiện và phát triển bản thân, không trở thành gánh nặng hay sự ràng buộc cho những người xung quanh.

\(\rightarrow\) Từ đó, bài học nhận thức và hành động của mỗi em: Cần vững tin vào bản thân và những điều mình tin tưởng, chủ động tự kiểm soát cuộc sống trong mọi việc: học tập, sinh hoạt,... Lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để hoàn thiện bản thân. Kiên cường vượt qua mọi khó khăn, tránh thụ động, ỷ lại trong cuộc sống.

5 tháng 6 2021

👏🏼👏🏼👏🏼

5 tháng 6 2021

Đề tài: Tình yêu quê hương đất nước 

5 tháng 6 2021

    Ông viết nhiều về người lính đặc biệt là quê hương, đất nước và nhanh chóng chiếm được lòng mến mộ, yêu thích của bạn đọc.

undefined

2
5 tháng 6 2021

WAT ?

trong Nghệ thi sớm thế ~

ngoài hà nam này 22 ; 23 mới thi

16 tháng 6 2021
Câu 1: ( 2,0 điểm ) a. Từ làm phép nối: nhung. b. Từ láy: xào xạc. c. Nội dung câu văn: nói lên sự hi sinh của cây không quản giông bão để che chở cho đàn chim cũng giống như cha mẹ, không quản ngại khó khăn, gian khổ cả một đời để che chở cho con, mong con có được những điều tốt đẹp nhất. d. Thông điệp: cha mẹ mãi là những người yêu con vô điều kiện, sẵn sàng bảo vệ, che chở cho con và mãi là bến đỗ bình yên để con trở về. Câu 2 :  ( 3 ,0 điểm ) ''Có một ngày , bố mẹ sẽ già đi và chúng ta sẽ lớn'' .  Vậy tính tự lập là gì? Tính tự lập là sự tự ý thức của con người khi làm một việc gì đó mà không cần sự nhắc nhớ, đôn đốc hay dựa dẫm và người khác. Người có tính tự lập luôn luôn là người đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Thực tế cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tính tự lập. Như Jack Ma, nhờ có tính tự lập mà ông đã trở thành tỉ phú. Thử hỏi xem nếu không có tính tự lập thì chúng ta sẽ làm được gì? Sẽ đạt được thành công, sẽ bước trên con đường trải đầy hoa hay không? Tính tự lập giúp chúng ta có động lực để làm việc. Có tự lập, chúng ta mới biết được ngoài kia có biết bao sóng gió, thử thách. Nếu không có tự lập, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì thậm chí hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Hiện nay, có rất nhiều các bậc phụ huynh rất nuông chiều con, không cho con sống tự lập để rồi gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng tự lập. Đôi lúc chúng ta vẫn phải hỏi ý kiến của người lớn, những người thân trong gia đình để có hướng đi tốt nhất cho chính bản thân mình. Thật vậy, mỗi người hãy rèn cho mình tính tự lập bới tự lập không phải tự có, xuất hiện trong chúng ta, nó chỉ có khi chúng ta biết trau dồi, biết rèn luyện mà thôi! Câu 3 : ( 5 ,0 điểm _)|

Ngoài trời, mưa phùn bay, chợt nghe vang vọng đâu đây giai điệu bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương. Những lời thơ giản dị nhưng có sức ám ảnh lạ thường trong tâm trí độc giả. Những điều người cha nói với con trong bài thơ phải chăng cũng chính là lời căn dặn yêu thương mà biết bao nhiêu người cha muốn con mình thấu hiểu ? Mỗi lần đọc bài thơ là một lần ta cúi đầu thành kính trở về với cội nguồn, với những gì thân thương nhất. Mượn lời người cha tâm tình với con, nhà thơ nhắc nhở về cội nguồn của mỗi con người, qua đó bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình, quê hương mình.

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con người là vô hạn. Các con lớn lên từng ngày trong tình cảm thiêng liêng ấy. Ở bốn câu thơ đầu, bằng những hình ảnh giản dị, Y Phương đã phản ánh sinh động không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt:

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.”

Ta cứ tưởng như đang được ngắm một bức tranh của một em bé đang chập chững tập đi, bi bô tập nói. Điệp ngữ “bước tới” và động từ “chạm” được dùng rất khéo, làm nổi bật cài hồn của bức tranh. Cách thể hiện cách nghĩ của nhà thơ thật độc đáo. Khi đứa con chập chững đi từng bước, từng tiếng nói cười của con đều được cha mẹ nâng niu, chăm chút, vui mừng đón nhận. Đó là một gia đình hạnh phút: đôi vợ chồng trẻ với đứa con thơ đầu lòng, căn nhà luôn rộn rã tiếng nói, tiếng cười. Tuy nhiên, đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát một điều lớn hơn: con sinh ra trong hạnh phúc và lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ. Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm thanh sống động, vui tươi với tiếng nói tiếng cười là những biểu hiện của một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc tràn đầy. Hình ảnh ấm lòng này muôn thuở vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người. Đó sẽ là hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con.

Đứa con trường thành trong cuôc sống lao động cần củ của cha mẹ, trong khung cảnh thiên nhiện đẹp đẽ, thơ mộng của quê hương. Nhìn con lớn lên từng ngày, cha mẹ càng yêu quý thêm mảnh đất của tổ tiên, ông bà đã để lại. Câu thơ bật thốt lên từ trái tim chứa chan tình cảm sâu nặng :

“Người đồng mình yêu lắm con ơi!”

Nhà thơ tự hào về những người cùng sống trên mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng cho con mình nên vóc nên hình. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của đồng bào dân tộc được nhà thơ miêu tả như những hình ảnh trong thần thoại :

“Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát.”

Các động từ “cài”, “ken” vừa diễn tả động tác lao động cụ thể, vừa nói lên sự hoà hợp, gắn bó giữa hiện thực và lãng mạn trong đời sống vật chất, tinh thần của người vùng cao. Đan lờ đánh cá, dưới bàn tay người Tày, những nan nứa, nan trúc, nan tre đều trở thành “nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà được ken bằng “câu hát”. Những động từ “đan, ken, cài” rất gợi cảm bên cạnh giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hòa quyện, quấn quýt của con người và của quê hương, xứ sở. 
Cuộc sống lao động ấy, sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một quê hương giàu đẹp, nghĩa tình. Rừng núi quê hương đã che chở, nuôi dưỡng nhiều thế hệ trẻ về tâm hồn lẫn lối sống:

“Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng”.

Rừng đâu chỉ cho chúng ta nhiều gỗ, lâm sản quý giá mà còn “cho hoa”. Con đường đâu chỉ để đi ngược về xuôi, lên non xuống biển mà còn “cho những tấm lòng” nhân hậu, bao dung, đó là con đường tình nghĩa. Với Y Phương, con đường ấy là hình bóng thân thuộc của quê hương: con đường vào bản, con đường vào thung, ra rừng, ra sông, ra suối, là con đường đi học, con đường làm ăn hay cũng chính là con đường đi tới mọi chân trời, mọi miền đất nước. Điệp từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con người.

Sung sướng ôm con thơ vào lòng, nhìn con khôn lớn, suy ngẫm về tình nghĩa làng bản quê nhà, nhà thơ đã nghĩ về cuội nguồn hạnh phúc.

“Cha me mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Người cha còn nhắc đến những kỷ niệm ngày cưới của mình với con để mong con luôn nhớ con lớn lên trong tình yêu trong sáng và hạnh phúc của cha mẹ. Ngày cưới cha mẹ - cái “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” - ngày cha và mẹ được tác hợp bởi “duyên trời” - cũng ngày đó sự sống của con đã bắt đầu phôi thai. Người cha muốn con mình biết về ý nghĩa của ngày ấy - kỉ niệm thiêng liêng không bao giờ phai mờ đối với mẹ cha và giờ đây lại in dấu trong lòng con. Đó là điểm xuất phát mọi tình yêu thương trong con. Nói với con những điều đó, người cha muốn dạy dỗ con tình cảm cội nguồn bằng chính tình yêu và lòng tự hào về quê hương, về gia đình… Chính quê hương đã tạo cho cha mẹ cuộc sống hạnh phúc, mạnh mẽ, bền lâu.

Từ hiểu biết về cội nguồn quê hương, cha muốn nhắn nhủ con sống sao cho xứng đáng với những người đi trước, sống cho đẹp với nơi chôn rau, cắt rốn. Tạo hoá sinh ra và trao cho ta một thể xác, một linh hồn. Đừng bao giờ hèn hạ đánh mất mình. Người cha muốn con sống cao thượng vì đó là nguồn sức mạnh để con trưởng thành. Quê hương là tấm gương lớn để con soi vào mỗi khi lạc bước. Con sẽ thấy mình đẹp hơn trong tấm gương cội nguồn thiêng liêng ấy.

Đọc những vần thơ của Y Phương, ta như đang gặp chính làng quê mình, tâm hồn mình như đang được soi chiếu. Con sinh ra từ mẹ cha, con lớn lên bằng tình thương yêu và con sẽ trưởng thành từ nhận thức về cội nguồn, về sức sống mãnh liệt của làng quê mình. Mỗi làng quê là một phần trong đất nước và mỗi làng quê cũng là một phần trong trái tim con người - trái tim cha và con.



 
5 tháng 6 2021

Tham khảo:

Trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam có thể xem là những trang vàng về chặng đường xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Có lẽ chính vì vậy mà hình tượng người lính cách mạng đã được khai thác, đào sâu trong nhiều tác phẩm thơ văn qua nhiều thời kì lịch sử khác nhau. Một trong những bài thơ đã xây dựng thành công vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và tình cảm gắn bó keo sơn của họ đó là bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Nhà thơ Chính Hữu bắt đầu hoạt động trong quân đội từ năm 1946 và tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Có lẽ vì vậy mà thơ của ông hầu như chỉ hướng về đề tài người lính và chiến tranh. Thu đông năm 1947, Chính Hữu cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc và không may bị thương. Cảm động trước sự quan tâm chăm sóc của những người đồng chí đồng đội, đầu năm 1948, ông viết bài thơ này để thể hiện những cảm xúc sâu xa và mạnh mẽ của mình.
Mở đầu là bảy câu thơ lí giải những cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội. Trước hết là xuất thân của những người lính:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
“Nước mặn đồng chua” quê anh là một vùng đất ven biển, quanh năm nhiễm mặn nhiễm phèn ; quê tôi “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi cằn cỗi, chỉ toàn đá với sỏi. Việc sử dụng hai thành ngữ dân gian trên đã gợi lên cảnh nghèo khó của vùng quê. Nhịp thơ mở đầu chậm rãi, từ tốn như một lời tâm sự bùi ngùi khi nhắc về những làng quê. Lớn lên từ những nơi ấy, “anh” và “tôi” là những người nông dân lam lũ, một nắng hai sương vất vả sớm chiều. Niềm quay trở lại vui được sống trong hòa bình yên ổn chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã xâm lược nước ta, và chiến tranh lại bắt đầu. Họ từ bỏ mọi thứ, vẫy chào quê hương tình nguyện vào chiến trường. Điều gì khiến họ trở nên như vậy? Chính sự nô lệ và cái đói nghèo đã cướp đi cuộc sống và sự tự do của những người nông dân, họ sẵn sàng đứng lên chiến đấu để giành lại miếng cơm manh áo của mình. Đó cũng là lí do để gắn kết những con người từ “xa lạ” bỗng thành “quen nhau”. Hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm ban đầu của những người lính. Tình cảm ấy như được tô đậm nét hơn khi họ gần gũi, thân thiết với nhau hơn qua từng ngày. Cùng chung lí tưởng chiến đấu, chung một hoàn cảnh xuất thân, chung nhiệm vụ. Và tình đồng chí đồng đội giữa họ như nảy sinh từ những cái chung nhỏ bé đó:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
“Đôi tri kỉ” hiểu bạn như hiểu mình, từ “đôi” thể hiện sự gắn bó mật thiết không thể tách rời được. Để từ đó dòng thơ thứ 7 như một dòng cảm xúc mạnh mẽ tuôn trào
Đồng chí !
Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, vấn vương trong lòng người đọc. Nốt nhạc ấy như một nút thắt của bài thơ: khép lại chặn đường từ những con người xa lạ đến thân quen và mở ra một nguồn xúc cảm mới: tình đồng chí. Tình đồng chí như là một sự kết tinh của tình người và tình bạn, là thứ tình cảm thiêng liêng, bất diệt giữa những người đồng đội luôn kề vai sát cánh bên nhau. Tình đồng chí thể hiện bằng sự thấu hiểu hoàn cảnh, sự cảm thông chia sẻ những tâm tư của nhau
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Đồng chí là những người rời bỏ quê hương, bỏ lại đằng sau những con người thân thương, phải rời xa xóm làng, xa những cánh đồng quê quen thuộc. “Gian nhà không” trống trải gợi lên cái nghèo khó không chỉ của anh lính mà còn là cái nghèo chung của cả một vùng nông thôn buồn tẻ. Vậy mà anh vẫn “mặc kệ” cho “gió lung lay” dẫu biết rằng khi trở về, căn nhà tạm bợ ấy có thể không còn đứng vững. Điều đó thể hiện quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn của những người nông dân mặc áo lính để tìm lại linh hồn cho Tổ quốc Việt Nam. Nhưng đâu đó, trong sâu thẳm hoài niệm của những người lính kia vẫn nằm lòng nỗi nhớ về quê hương
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Trở lại với cuộc sống chiến đấu nơi chiến trường ác liệt, chống chọi với cái nóng lạnh của sốt rét rừng, họ luôn đồng cam cộng khổ, chia sẻ cho nhau những khó khăn, thiếu thốn về vật chất:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Những thiếu thốn nhỏ nhoi đó được diễn tả bằng những từ ngữ vô cùng mộc mạc, giản dị cùng giọng thơ bình thản không chút bận tâm. Không như:
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa
trong bài “Ngày về” của nhà thơ. Dường như ở hai câu này, quần áo, giày dép như được lý tưởng hóa lên, đậm chất trữ tình hơn. Vượt qua hoàn cảnh ấy, những người đồng chí vẫn “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đó là cử chỉ thân thương đơn giản nhưng qua nó, họ truyền những hơi ấm tình thương cho nhau, truyền nghị lực chiến đấu cho nhau trong phiên canh gác. Giữa cảnh núi rừng mênh mông heo hút giữa đêm khuya, họ“đứng cạnh bên nhau”, kề vai sát cánh bên nhau “chờ giặc tới” dưới màn sương muối lạnh lẽo cùng nụ cười ngạo nghễ trên môi. Nụ cười “buốt giá” ấy là nụ cười lạc quan chiến thằng, là nụ cười tỏa sáng trong đêm, sưởi ấm tâm hồn những con người anh dũng. Nụ cười ấy còn soi sáng bức tranh vô cùng lãng mạn và độc đáo cuối bài:
Đầu súng trăng treo.
Hình ảnh này vừa gợi lên sự chông chênh giữa khung trời bát ngát, vừa gợi lên sự lãng mạn, bay bổng. Sự hòa quyện giữa hai đối cực: hiện thực và lãng mạn, chiến đấu và trữ tình đã gắn kết ba hình ảnh làm một: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trăng treo đầu súng tạo nên chiều cao, những người lính đứng cạnh nhau tạo nên chiều rộng và ý chí chiến đấu tạo nên chiều sâu. Tất cả đã tạo nên một không gian thi trung hữu họa thật đặc sắc. Từ hình ảnh thực nơi chiến trường, tác giả đã nâng lên thành hình ảnh khái quát mang ý nghĩ tượng trưng cho vẻ đẹp tinh thần của người lính. Súng và trăng – gần và xa – thực tại và mơ mộng. Đó là vẻ đẹp hài hòa của người chiến sĩ – thi sĩ. Súng là biểu tượng của chiến tranh ác liệt. Trăng là vẻ đẹp của hòa bình, tự do. Súng là lí tưởng chiến đấu của người chiến sĩ. Trăng là tâm hồn của người thi sĩ. Súng nơi quân giặc là tang thương đẫm máu. Súng nơi người lính là sự bảo vệ chở che cho vầng trăng hòa bình. Cuộc chiến đấu hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình mãi thắp sáng bầu trời khuya trên quê hương người chiến sĩ mai sau. Động từ “treo” với chủ thể “trăng” tạo một hình ảnh vô cùng độc đáo và lí thú. Hình ảnh ấy thật cô đọng, gợi cảm mà sâu sắc, lắng sâu vào tâm hồn người đọc, nó kết thúc bài thơ đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó.
Bài thơ khai thác vẻ đẹp của hình ảnh người nông dân mặc áo lính từ cuộc sống đời thường, ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, chân thực mà giàu sức biểu cảm nhờ thể thơ tự do. Tình cảm gắn bó của những người đồng chí đồng đội đã làm nên một sức mạnh vĩ đại của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, làm nên thắng lợi lịch sử vẻ vang của dân tộc ta là chấn động địa cầu: chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, kết thúc chín năm kháng Pháp ròng rã gian lao. Chính Hữu như đã khắc vào cả một giai đoạn lịch sử một bức tranh bất diệt của những người lính nông dân.

5 tháng 6 2021

bn ơi lạc đề rồi

 

undefined

2

Em xin lỗi chị nhưng em mới lớp 5 nên ko giúp đc

16 tháng 6 2021

I. Đọc hiểu

Câu 1:

Điểm khác nhau giữa con người và máy móc chính là ở tình cảm, tấm lòng.

Câu 2:

Lời dẫn trực tiếp: Tôi muốn nhắc lại ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”.

-> Lời dẫn gián tiếp: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng cho rằng sống trong đời sống cần phải có một tấm lòng.

Câu 3:

Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải

Gợi ý:

Nghĩa của các từ: Đi một mình và đi cùng nhau:

- Đi một mình: Là làm việc độc lập, dựa vào sức của mình

- Đi cùng nhau: Cùng làm việc dựa trên tinh thần đoàn kết, tương trợ.

II. Làm văn

Câu 1 :

''Hoạt động từ thiện đang trở thành vấn đề “nóng” trong đời sống cộng đồng vào thời gian gần đây''.Từ thiện ? Tại sáo chúng ta có từ thiện . Từ thiện là hoạt động quyên góp và chia sẻ giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh kém may mắn , từ thiện xuất phát từ tấm lòng tình yêu thương con người. Ngày nay hoạt động từ thiện được biểu hiện dưới nhiều hình thức của các cá nhân mỗi ngày hay tổ chức hoặc tập thể ,như là quyên góp tiền cho người nghèo ,quyên góp quần áo, thức ăn cho người dân miền núi bị sạt lở lũ lụt. Quyên góp cho những bạn nhỏ tấm gương ham học khó khăn trên vùng núi cao. Việc tuy nhỏ nhưng rất có ý nghĩa sự sẻ chia to lớn đùm bọc nhau nhiều người quyên góp sẽ thành số tiền lớn giúp đỡ hơn. Làm từ thiện có thể giúp đỡ người khác và giúp bản thân người làm từ thiện cảm thấy thanh thản vui vẻ tâm hồn , tích đức cho con cháu sau này tích đức . Tuy vậy không phải ai cũng làm từ cái tâm của mình có nhiều bất cập. Có những người làm từ thiện chỉ vì danh tiếng được lên báo vì sự nổi tiếng của bản thân mình chứ không phải thật sự muốn giúp đỡ. Đối với học sinh tuy chỉ cần quyên góp vài ngàn cũng đủ chỉ cần có lòng , nếu không có tiền cũng có thể giúp đỡ những người tổ chức từ thiện giúp đỡ phân phát cơm hoặc báo giấy giúp đỡ tấm lòng giúp đỡ của mỗi bạn trẻ. Chỉ cần có tấm lòng có thể tham gia đoàn đội có những hoạt động về giúp đỡ người nghèo khó tham gia hoạt động xã hội. Cho đi có nghĩa là sẽ được nhận lại nhiều hơn. Mỗi người trong chúng ta cần có tấm lòng thương người giúp đỡ người chung dân tộc. Bạn có thể quyên góp những vật phẩm tuy nhỏ không cần phải là số tiền lớn chỉ cần xuất phát từ tấm lòng là đủ. Có cho đi chắc chắn sẽ nhận lại hãy cho đi giúp đỡ để đời có thêm nhiều ý nghĩa.

Câu 2 : 

 

Nếu mùa xuân là mùa hội tụ của những bàn tay nghệ sĩ tài hoa thì mùa thu bước vào thơ ca cũng tự nhiên và gần gũi. Trước đây Nguyễn Khuyến nổi tiếng với ba bài thơ thu: “Thu điếu”, “Thu vịnh”, “Thu ẩm”, sau này Xuân Diệu có “Đây mùa thu tới”. Nhỏ nhẹ, khiêm nhường, Hữu Thỉnh cũng góp vào cho mùa thu đất nước một góc quê hương sang thu:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Đoạn thơ có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra là hương ổi phả trong gió. Mùi hương quê nhà mộc mạc được gió đưa trong không gian cứ lan tỏa, thoang thoáng bay. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ “Bỗng nhận ra”. Một sự bất ngờ mà như đã đợi sẵn, đợi từ lâu rồi, để giờ đây có dịp là buông ra ngay. Trong số chúng ta chắc chắn không ai chưa một lần nếm vị ổi giòn ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi. Cái dư vị của hương thơm đó cứ vấn vương lại trong ta khi chợt đọc câu thơ của Hữu Thỉnh. Có hương ổi. Và gió. Và sương. Mùa thu lại về. Mùa thu mang theo hương quê và mang theo sương mờ ướt lạnh. Dường như có thêm sương nên thu dễ nhận hơn. “Sương chùng chình qua ngõ” hay là chờ đợi gì đây? Cứ dần như thế, cứ nhẹ nhàng, mềm mại như thế, thu đến tự lúc nào không hay. “Hình như thu đã về”. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối. Tự bao giờ nhỉ? Thu về? Từ hương hay từ gió, hay từ sương? Hữu Thỉnh cũng hơi ngỡ ngàng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Thu về, thu lại về trên quê hương, trên những con đường bờ đê và trên cả những con sông, cánh chim trời.

Cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Con sông quê hương dềnh nước mùa thu. Những cánh chim bay đi vội vã. Tất cả đều hối hả, xôn xao khi thu về. Không còn cái gay gắt của mùa hè nóng nực, chỉ còn lại một bầu không gian ẩm ướt và se se lạnh. Một thoáng rối lòng để rồi nhường lại cho mùa thu. Mùa thu vừa mới chớm rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang cựa mình thay áo mới. Hữu Thỉnh không tả trời thu “xanh ngắt mấy tầng cao” như Nguyễn Khuyến mà chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè qua:

“Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Mây trời vắt nửa mình sang thu. Lối diễn đạt của nhà thơ thật độc đáo. Hình như trong đám mây đó còn có lại một vài làn nắng ấm mùa hè nên mới “vắt nửa mình”. Thu về làm cho bao cảnh vật đổi thay và đám mây cũng khác lạ.

Với một đoạn thơ ngắn vỏn vẹn hai khổ mà nhà thơ đã dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. Với những từ láy: “chùng chình”, “dềnh dàng”, “vội vã” và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngàng, vừa vui sướng, Hữu Thỉnh đã đưa ta về một miền quê dân dã mà ấm áp tình người. “Sang thu”- một hình ảnh quê hương tự nó đã tôn thêm vẻ đẹp cho đất nước, cho quê nhà, cho đồng quê trong mùa thu chung của đất trời Việt Nam.

. Và có lẽ những ý nghĩa đó, lại tập trung nhiều hơn vào khổ thơ cuối bài:

"Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đừng tuổi"

Mở đầu khổ thơ vẫn là nắng và mưa của mùa hạ đấy thôi, nhưng chỉ là "vẫn còn" và "vơi dần" ,tất cả ngày một nhạt đi, chứ không như cái nắng gay gắt, chói chan cùng cơn mưa ào, xối xả của một mùa hạ sôi động nữa. Dường như vẫn còn luyến tiếc lắm, nhưng cuối cùng hạ vẫn phải chấp nhận rằng: "thu sang" và hạ phải đến một chân trời khác. Bằng nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng để ta phải suy ngẫm:

"Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng câu đừng tuổi."

"Sấm" - đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, "cây đứng tuổi" - theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn đến thế, mà "sấm" ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn. Hình ảnh "hàng cây đứng tuổi" - tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa. Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng cảm và mạnh mẽ chống lại bọn giặc ngoài xâm để gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ bờ cỏi nước nhà.

Từ bao nỗi suy tư của mình, Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho cả bài thơ và khổ thơ cuối thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc, in dấu trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về một mùa thu tha thiết, nồng hậu và cả mùa hạ sôi động của dĩ vãng nữa. Cũng chính vì lẽ đó, mà ta cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, yếu cái giao mùa và sự chuyển biến của đất trời trên quên hương mình, cũng như yêu vòng tuần hoàn máu chạy khắp cơ thể qua chính con tim này !

Bài thơ mang lại cho ta cảm nhận về khoảnh khắc sang thu đầy ấn tượng mà chỉ có một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm mới có thể cảm nhận được, không những thế, nhà thơ còn đem đến cho ta triết lí sâu sắc về mùa thu của đời người, của con người. Chính vì vậy mà "Sang thu" cho đến nay vẫn là một trong những bài thơ thu hay nhất trong nền văn học Việt Nam.

5 tháng 6 2021

Em tham khảo dàn ý này nhé !

 

- Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, sự sung sướng khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó về vật chất, về tinh thần. Có những niềm hạnh phúc lớn lao, cao cả, cũng có những niềm hạnh phúc bình dị, đơn sơ. (Dẫn chứng)

- Quan niệm về hạnh phúc: Từ niềm hạnh phúc của nhân vật anh thanh niên học sinh có thể nêu quan niệm của bản thân về hạnh phúc. Chấp nhận những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, miễn là có cách lí giải phù hợp và đặt quan niệm đó trong hoàn cảnh hiện tại, đối với lứa tuổi học sinh. Ví dụ: Hạnh phúc là được học tập, được theo đuổi những khát vọng chân chính; được thực hiện những ước mơ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, góp phần đem lại lợi ích chung cho xã hội; hạnh phúc là được sống trong một gia đình êm ấm, thương yêu…

- Bàn luận:

+ Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có, không có ý thức vun đắp cho hạnh phúc, chỉ biết tận hưởng hạnh phúc một cách ích kỉ.

+ Hạnh phúc không tự đến. Con người cần phải biết tự mình tạo nên hạnh phúc, phấn đấu hết mình cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và góp vào phần chung cho cộng đồng, xã hội. Khi gặp phải những bất hạnh, khổ đau trong cuộc đời không nên bi quan, chán nản mà cố gắng vượt qua, xem đó như cái giá của hạnh phúc, càng thấy hạnh phúc đáng quý hơn. (Dẫn chứng)

- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Biết trân trọng hạnh phúc, biết tạo nên hạnh phúc chân chính bằng những cố gắng của bản thân.  

 

Giữa đêm khuya tĩnh mịchMẹ có ngheKia là tiếng Quảng Ninh rầm rập người điSinh viên trường y từ Hải Dương cũng kịp thời về yểm trợHà Nội, Thái Nguyên cử điều dưỡng viên giúp đỡRạng rỡ tình người, lấp lánh đẹp hơn trăngBộ đội, dân quân san lấp mặt bằngĐón bác sĩ chúng con xếp hàng áo bluse trắngCảnh sát giao thông đứng trong trưa nắngChào từng đoàn ngườiMồ hôi thánh thót tuôn rơi.               ...
Đọc tiếp

Giữa đêm khuya tĩnh mịch
Mẹ có nghe
Kia là tiếng Quảng Ninh rầm rập người đi
Sinh viên trường y từ Hải Dương cũng kịp thời về yểm trợ
Hà Nội, Thái Nguyên cử điều dưỡng viên giúp đỡ
Rạng rỡ tình người, lấp lánh đẹp hơn trăng
Bộ đội, dân quân san lấp mặt bằng
Đón bác sĩ chúng con xếp hàng áo bluse trắng
Cảnh sát giao thông đứng trong trưa nắng
Chào từng đoàn người
Mồ hôi thánh thót tuôn rơi.
                                                   (Gửi về mẹ - Văn Hoàng Yến, Theo báo zingnews, ngày 28/5/2021)
a.Nêu phương thức biểu đật chính của đoạn thơ trên.
b.Tìm những từ thuộc trường từ vựng ngành y trong đoạn trích .
c.Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu tuwftrong những câu thơ sau.
Kia là tiếng Quảng Ninh rầm rập người đi
Sinh viên trường y từ Hải Dương cũng kịp thời về yểm trợ
Hà Nội, Thái Nguyên cử điều dưỡng viên giúp đỡ
Rạng rỡ tình người, lấp lánh đẹp hơn trăng
d.Bức thông điệp sâu sắc nhất em cảm nhận được qua đoạn thơ trên (viết từ 2-3 câu văn)

 

1
5 tháng 6 2021

a.ptbđ: tự sự

b. trường từ vựng nghành y là: điều dưỡng, bác sĩ, áo bluse

c. phép: nói quá

td: làm cho tình người trở nên đẹp, sống động, giàu sức biểu cảm