K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2018
Những thanh sắt trên đường ray thường có khoảng cách vì ở ngoài trời nắng sẽ làm cho những thanh sắp nở ra, nếu không có khoảng cách thì sẽ làm cong vẹo đường ray có thể gây nguy hiểm
26 tháng 2 2018

Hãy cho VD Về sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.

VD: Những thanh sắt trên đường ray thường có khoảng cách vì ở ngoài trời nắng sẽ làm cho những thanh sắp nở ra, nếu không có khoảng cách thì sẽ làm cong vẹo đường ray có thể gây nguy hiểm.

26 tháng 2 2018

Chiều rộng của mỗi viên gạch bằng :

\(20.\dfrac{3}{4}=15\left(viên\right)\)

=> \(a=20.15=300\)

Diện tích của mối viên gạch :

\(S_{1viên}=40.40=1600\left(cm^2\right)=0,16m^2\)

=> \(300.0,16=0,0048\left(m^2\right)\)

~Không chắc~

27 tháng 2 2018

thấy nó ssss

26 tháng 2 2018

Chọn C

Quả bóng bàn hoạt động dựa vào lực đàn hồi nó không hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt.

19 tháng 3 2018

C. Quả bóng bàn

26 tháng 2 2018

Tuy không có không khí nhưng vẫn có hơi thủy ngân,hơi thủy ngân khi bị hơ nóng sẽ nở ra ,đẩy giọt thủy ngân dịch chuyển về đầu kia.

tich nha mk cá 100% đúng vì mk lm rồi.

26 tháng 2 2018

Mk ko bít khó quágianroi

26 tháng 2 2018

Độ tan của khí trong nước tỉ lệ thuận với áp suất và tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. Bản chất tạo ra ga của bất kì một loại nước ngọt có ga nào là dùng áp suất cao, nén khí CO2 tan đến mức hòa vào nước ngọt. Khi ta mở nắp chai, áp xuất trong chai lớn hơn nhiều so với áp suất khí quyển, và độ tan của khí CO2 giảm đột ngột, khí CO2 được giải phóng và tạo ra bọt ga. Trước khi mở, nếu lắc mạnh lon nước ngọt, độ tan của khí cũng đã bắt đầu giảm, một phần khí không còn tan nữa bay lên khoảng trống trong chai làm tăng áp suất trong chai, vì vậy tạo ra khí mạnh

26 tháng 2 2018

Nguyên nhân là do nhà sản xuất sụt khí CO2 vào trong nước uống có ga nên khi rót vào vào cốc khí CO2 thoát ra nên nó xuất hiện nhiều.

26 tháng 2 2018

Vì khi rót nước nóng vào thì phần bên trong cốc sẽ nóng trước và sau đó truyền nhiệt dần ra phần bên ngoài cốc. Nhưng nếu nước quá nóng thì khi rót vào do nhiệt độ bên trong cốc tăng lên đột ngột mà nhiệt đó chưa kịp truyền ra ngoài cốc. do đó phần bên trong cốc sẽ giãn nở nhanh hon bên ngoài cốc dẫn đến hiện tượng giãn nở không đều -> rất dễ làm cốc bị vỡ.

Chế nên để tránh hiện tượng đó thì người ta thường nhúng bát hoặc đĩa vào nước ấm trước để tránh bị vỡ khi cho đồ nóng vào.

Cũng tương tự với cốc thủy tinh khi uống chè thì bạn đầu người ta thường rót vào đó một ít nước nóng để tráng đều các cốc. sau đó mới rót chè nóng vào.

26 tháng 2 2018

t tóm tắt chút

Nguyên nhân: Do khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày, phần thủy tinh bên trong nóng lên, nở ra đầu tiên, sau đó đến phần thủy tinh trong, nhưng do thủy tinh dày nên không kịp nở ra bằng đều phần nóng lên trước, phần bên trong gặp phần dày ngăn cản, gây ra lực lớn làm nứt ly, còn ly có thủy tinh mỏng, phần bên trong nở lên trước, phần dày của thủy tinh mỏng nên nở ra không bị ngăn cản như ly thủy tinh dày, hạn chế sự vỡ ly hay nứt ly khi rót nước nóng

Cách khắc phục: Ngâm ly muốn rót nước nóng vào chậu nước ấm để phần dày và phần trong lẫn phần ngoài nở đồng đều khoảng 2 – 3 phút, sau đó mới rót nước nóng vào ly đó

26 tháng 2 2018

Có ba loại máy cơ đơn giản là: đòn bẩy; ròng rọc; mặt phẳng nghiêng.

Công dụng:
- Đòn bẩy: Giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác dụng vào vật
đòn bấy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa 1 vật lên cao ta tác dụng vào vật 1 lực hướng từ trên xuống
Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Cụ thể, khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật .

- Ròng rọc: -Tác dụng của ròng rọc:
+ ròng rọc cố định giúp làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp
+ ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

- Mặt phẳng nghiêng: -tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực .

9 tháng 6 2018

Có 3 loại máy cơ đơn giản là đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng, ròng rọc

Tác dụng:

Đòn bẩy: giảm lực kéo khi đẩy vật, làm thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật

Ròng rọc:

+ròng rọc cố định:giúp làm thay đổi hướng của vật so với khi kéo trực tiếp

+ròng rọc động:giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật

Mặt phẳng nghiêng:giảm lực kéo của vật và thay đổi hướng của vật

26 tháng 2 2018

Tấm lợp dạng sóng có 2 tác dụng chính :
- Khả năng chịu lực tốt hơn, vì một tấm lợp ngoài phải chịu sức nặng của bản thân nó còn chịu các lực tác dụng của nước mưa, lực của gió thổi. Ngoài ra khi thi công hay bảo trì, tấm lợp sẽ chịu lực mà người công nhân đứng lên mái tôn. Theo vật lý học thì với cấu tạo dạng sóng nhô lên sẽ chịu được các lực cơ học tốt hơn nhiều là dạng tấm phẳng.
- Tấm lợp dạng sóng làm tăng diện tích bề mặt, do đó khả năng phản xạ nhiệt và tản nhiệt tốt hơn. Ngoài ra với cấu túc dạng sóng sự giản nở vì nhiệt của tấm tôn sẽ dễ dàng hơn, không làm bật các đinh cố định tấm lợp với xà gồ của mái nhà.

trời nóng =>các tấm đó sẽ giãn ra
Người ta làm dạng lượn sóng mục đích:
Để cho sự giãn nở vì nhiệt đễ dàng hơn

2 tháng 5 2018

Tấm lợp dạng sóng có 2 tác dụng chính :
- Khả năng chịu lực tốt hơn, vì một tấm lợp ngoài phải chịu sức nặng của bản thân nó còn chịu các lực tác dụng của nước mưa, lực của gió thổi. Ngoài ra khi thi công hay bảo trì, tấm lợp sẽ chịu lực mà người công nhân đứng lên mái tôn. Theo vật lý học thì với cấu tạo dạng sóng nhô lên sẽ chịu được các lực cơ học tốt hơn nhiều là dạng tấm phẳng.
- Tấm lợp dạng sóng làm tăng diện tích bề mặt, do đó khả năng phản xạ nhiệt và tản nhiệt tốt hơn. Ngoài ra với cấu túc dạng sóng sự giản nở vì nhiệt của tấm tôn sẽ dễ dàng hơn, không làm bật các đinh cố định tấm lợp với xà gồ của mái nhà.

trời nóng =>các tấm đó sẽ giãn ra
Người ta làm dạng lượn sóng mục đích:
Để cho sự giãn nở vì nhiệt đễ dàng hơn

26 tháng 2 2018

Cho nước đá vào trong cốc thủy tinh ở bên trong, để làm giảm thể tích của cốc, cùng lúc đó nhúng 2 cốc đó vào nước nóng, cốc ở ngoài sẽ tiếp xúc nhiệt độ cao trước và nở ra, trong khi cốc kia ở nhiệt độ thấp co lại, làm khoảng cách giữa hai cốc tăng lên nên ta có thể lấy ra dễ dàng.

27 tháng 2 2018

Câu trả lời đây:

B1:đổ nước lạnh vào cốc thủy tinh trong(cho cốc thủy tinh trong co lại)

B2:đổ nước nóng vào cốc thủy tinh ngoài (cho cốc thủy tinh ngoài nở ra)

=>Lấy được cốc dễ dàng.

100% đúng

26 tháng 2 2018

- Giống nhau: Chất rắn, chất lỏng, chất khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Khác nhau:

+ Chất rắn: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

+ Chất lỏng: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

+ Chất khí: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

+ Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ít hơn chất khí hay Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng; chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

26 tháng 2 2018

Giống: Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

* Khác:- Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

- Trong 3 chất khí, lỏng, rắn chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.