K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2022

đoạn trích đó đâu bạn nhỉ?

23 tháng 3 2022

Sơn Tinh không hề nao núng.Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân về.   Đây

 

23 tháng 3 2022

lx r

23 tháng 3 2022

lx

23 tháng 3 2022

biện pháp tu từ: so sánh 

ý nghĩa : nhấn mạnh hành động của rùa nhanh như cắt ,rất là nhanh

“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động...
Đọc tiếp

“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!” Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm” (Trích Sự tích Hồ Gươm, theo Nguyễn Đổng Chi) 

: Tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo có mặt trong đoạn trích? Những chi tiết tưởng tưởng này có ý nghĩa gì?

1
23 tháng 3 2022

chi tiết tưởng tượng,kì ảo là: con rùa biết nói ,rùa hiểu tiếng người

những chi tiết đó làm cho bài văn đo hay và hấp đẫn cuốn hút người đọc 

“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động...
Đọc tiếp

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”

Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm”

 

Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên hai văn bản cùng thể loại mà em biết?

Câu 2 (1 điểm): Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn?

Câu 3 (1,5 điểm): Tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo có mặt trong đoạn trích? Những chi tiết tưởng tưởng này có ý nghĩa gì?

Câu 4 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ và nêu ý nghĩa của nó trong câu “Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước”

Câu 5 (1 điểm): Viết từ 3 đến 5 câu văn nói lên cảm nghĩ của em về nguồn gốc tên hồ được giải thích trong đoạn văn tre.


 

 

1
23 tháng 3 2022

Gợi ý trả lời:

1. Thể loại truyện truyền thuyết. Hai VB cùng thể loại: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh.

2. PTBĐ: tự sự. Ngôi kể: ngôi thứ ba.

3. Chi tiết kì ảo: Long Quân, con rùa nhô đầu lên nói.

=> Ý nghĩa: thể hiện niềm tin của nhân dân; làm kì diệu hóa nguồn gốc của hồ.

4. BPTT so sánh: nhanh như cắt

=> Tác dụng: miêu tả hành động của con vật rất nhanh nhẹn. làm câu văn giàu hình ảnh hơn.

5. HS viết đoạn văn nêu cảm nhận. Gợi ý: Nguồn gốc, ýnghĩa của tên hồ => Cảm nhận: tự hào, yêu mến...

23 tháng 3 2022

A

23 tháng 3 2022

- Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Tác dụng của biện pháp tu từ: 

+ Tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ.

+ Cho người đọc hình dung cụ thể về sự vật:  Hình ảnh ánh nắng hiện hữu ngay trước mắt người đọc, nó như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.

=> chọn A nha.

23 tháng 3 2022

???

23 tháng 3 2022

loi 

Tham Khảo 

Đọc bài thơ của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, hẳn các bạn nhỏ - nhất là những em nam đang giữ “vai trò” như vậy trong gia đình sẽ thấy ngay được một điều: Làm anh kể cũng lạ, vừa dễ mà cũng lại vừa khó. Dễ, là bởi những điều tác giả đặt ra hoàn toàn các em có thể thực hiện được. Khó, là vì chấp nhận những điều ấy cũng có nghĩa chấp nhận một phần thua thiệt, kể cả việc phải từ bỏ sự hiếu thắng kiểu con nít, nói tóm lại là phải học cách sống có phần “người lớn”. Điều này xem ra không phải bạn nhỏ nào cũng dám “đăng ký” để mà thực hành đâu.

Trước nhất, khi em bé khóc, thì động tác ban đầu của các em là ra sao? Nên nhớ, các em bé chưa thể hiểu được mọi lẽ như chúng ta khi đã lớn, lại được đi học, được bố mẹ thầy cô giảng giải cho nhiều điều. Mà vì còn bé, các em lại chưa biết nói nữa chứ, hoặc giả có biết thì cũng bập bẹ, chưa thể diễn đạt được hết những ý nghĩ, những mong muốn của mình. Thành thử, khi em bé khóc, việc đầu tiên của “những người anh” là phải tìm cách dỗ dành, vừa là để em nín, vừa là để tìm xem nguyên nhân đó tại đâu. Tất nhiên, trẻ con thường chỉ khóc bởi hai lẽ: hoặc vì bị đau, hoặc để vòi vĩnh này khác. Mà chỉ có hai anh em chơi với nhau, nếu em bé khóc, thì ít nhiều lỗi này thuộc về “ông anh” trông coi kia thôi. Mọi người sẽ nghĩ như thế và cả bố mẹ cũng sẽ trách như vậy.

Còn “khi em ngã” thì nhất thiết phải đỡ em lên rồi. Kể ra khi em “ăn vạ” và lăn ra cũng vậy. Lăn ngã không chỉ làm đau em mà còn làm bẩn quần áo, làm bận lòng cha mẹ. Nhưng tại sao, sự thể chỉ có thế mà tác giả lại phải viết, phải nhắc kỹ:

Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng

Là vì tiếng thế, chứ cũng có những “ông tướng” làm thì làm, nhưng mà bất đắc dĩ, thậm chí chỉ vì sợ nữa, nên trông “nâng” em gì mà cứ như lôi em lên vậy, lôi xềnh xệch. “Trẻ em như búp trên cành”. Với chúng, cần phải nâng niu gượng nhẹ thôi. Nếu không cẩn thận, dễ “xảy một li đi một dặm”, sau này có những biến chứng gì thì thật nguy hiểm.

Một cái khó nữa - với những cậu bé thực sự muốn xứng đáng những người anh gương mẫu - là phải nhường nhịn em bé - kể cả những gì mình ham thích. “Mẹ cho quà bánh” biết tính em bé bao giờ cũng thích phần hơn, thì chia cho em nhiều hơn. Chia như vậy, nếu có mất thì mất ít, mà được thì lại được thật nhiều. Được mọi người khen ngoan, “thảo” tính, được bố mẹ quý trọng (các em yên chí, chẳng bố mẹ nào để những đứa con ngoan chịu thiệt cả. Mọi sự sẽ được bù đắp sau). Rồi đến khi có đồ chơi cũng vậy. Các em bé chúng ta đang ở thời kỳ tập phân biệt màu sắc, rồi phân biệt xấu đẹp. Nếu cái gì em thích - mà đẹp thật - thì cứ nén nhịn nhường em, để khuyến khích em vui chơi, như vậy là các em đã đỡ được cho bố mẹ nhiều biết bao nhiêu.

Đọc Làm anh, chúng ta thấy giọng thơ của tác giả thật mềm mại, ấm áp. Cách nói sao mà khéo, dỗ dành đến ngọt. Ở đoạn thứ ba, chỗ phải “chia chác” ấy, có lẽ là khéo nhất. Chia quà bánh - tác giả không bắt em phải chia hết. Nhường đồ chơi, tác giả chỉ nhắc nên “nhường đồ chơi đẹp” chứ không phải nói nhường cả. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn chẳng khác gì một người mẹ rất hiểu rõ tâm lý của từng đứa con ở vào những giây phút như vậy, nên đòi hỏi cũng ở mức độ vừa phải.

Thế đấy, “Làm anh khó đấy/ Phải đâu chuyện đùa”. Nhưng, đúng như nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nói lại ở đoạn kết, khó thì khó vậy “Nhưng mà thật vui” và “ai yêu em bé/ Thì làm được thôi”. Bởi vì, suy cho cùng, thì “Làm anh” khó nhất cũng là ở lý do này: Đất nước ta đang thời kỳ kế hoạch hoá gia đình, sẽ ngày càng ít cậu bé có điều kiện để “làm anh”, trở thành “anh” khi mà khẩu hiệu đặt ra là “Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có một hoặc hai con”. Nói thế, để các bạn nhỏ càng phải biết nâng niu, quý trọng những gì mình đang có và cố gắng sao cho xứng đáng với danh hiệu ấy.

 

 

tham khảo một tẹo:

Đọc Làm anh, chúng ta thấy giọng thơ của tác giả thật mềm mại, ấm áp. Cách nói sao mà khéo, dỗ dành đến ngọt. Ở đoạn thứ ba, chỗ phải “chia chác” ấy, có lẽ là khéo nhất. Chia quà bánh - tác giả không bắt em phải chia hết. Nhường đồ chơi, tác giả chỉ nhắc nên “nhường đồ chơi đẹp” chứ không phải nói nhường cả. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn chẳng khác gì một người mẹ rất hiểu rõ tâm lý của từng đứa con ở vào những giây phút như vậy, nên đòi hỏi cũng ở mức độ vừa phải.