K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

     Trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật nổi bật lên một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường. Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì thường được “mĩ lệ hoá”, “lãng mạn hoá” đi rồi và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. Nhưng tác giả sử dụng hình ảnh là những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. là hình ảnh hoàn toàn có thực trong chiến tranh, thực đến trần trụi đã được tác giả nắm bắt đưa vào thơ và khai thác ở đó cả chất thơ và nhiều ý nghĩa. Đối với tác giả, viết về những người lái xe thì không gì gắn họ với hình ảnh chiếc xe, qua xe mà làm nổi bật hình ảnh người lái xe. Bởi vậy, có thể nói khi tìm được hình ảnh chiếc xe không kính tác giả đã tìm được sự đặc sắc cho bài thơ của mình tạo thành một hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.

Câu có khởi ngữ: in đậm nghiêng

Phép thế: Những chiếc xe không kính= Nó

8 tháng 7 2021

Khởi ngữ là cái nào ạ ???

7 tháng 7 2021

những hành động   của người bà dành cho bà hành khất

+ cùng nhau đỡ lấy lưng còng cho nhau

+ Nhường bà hành khất  ngồi chiếc chổi rơm. còn mình ngồi dưới đất

+ chia cho bà hành khất ống thảo thơm

 

7 tháng 7 2021

1. PTBD: Nghị luận

2. NDC: Nói về đức tính giản dị của chủ tịch HCM

3. BPTT: Liệt kê

Tác dụng: Bác luôn cố gắng để tất cả cùng hiểu tư tưởng của mình, thể hiện sự quan tâm của Người đến mọi người dân

4. 

Tham khảo nha em:

      Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

7 tháng 7 2021

Tham khảo

câu 1 

Điểm khác nhau giữa con người và máy móc chính là ở tình cảm, tấm lòng.

câu 2 ( bn tự làm nhé )

câu 3

 Lời dẫn trực tiếp: Tôi muốn nhắc lại ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. -> Lời dẫn gián tiếp: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng cho rằng sống trong đời sống cần phải có một tấm lòng.

câu 4

Gợi ý: Nghĩa của các từ:

Đi một mình và đi cùng nhau:

- Đi một mình: Là làm việc độc lập, dựa vào sức của mình

- Đi cùng nhau: Cùng làm việc dựa trên tinh thần đoàn kết, tương trợ.

câu 5

Lòng trắc ẩn không chỉ là cảm thấy tiếc nuối, đau buồn hay thương hại người khác. Cũng không có nghĩa là bạn phải mời gọi mọi đau khổ của thế giới vào tâm trí bạn. Bạn không cần phải cảm thấy ảm đạm, tuyệt vọng, sợ hãi khi cảm nhận lòng trắc ẩn.

Lòng trắc ẩn là cảm giác hòa hợp với tâm trạng của người khác và có ý định hành động để giảm bớt đau khổ hay chia sẻ niềm vui với người ấy. Bạn có thể trao đi một cái ôm để an ủi người bạn đang tổn thương về thể chất hoặc tình cảm, đập tay để ăn mừng với bạn bè, khóc khi xem một bộ phim tài liệu về sự hy sinh của những người trẻ tuổi trong chiến tranh hoặc sẻ chia một chiếc bánh cho cụ già bán vé số bạn vẫn hay gặp. Tất cả những hành động trên đều là hành vi của lòng lòng trắc ẩn

 

 

 

7 tháng 7 2021

1. Cái khác ở con người với máy móc công nghệ là tình cảm, tấm lòng

2. Câu chứa khởi ngữ: ''Với tôi...chúng ta''

3. Câu dẫn trực tiếp: ''Tôi muốn... tấm lòng''''

4. Có hàm ý

Hàm ý ở đây là: Mọi người phải cùng nhau đi, chứ không phải chỉ một người đi rồi tất cả ở lại phía sau, như vậy thì xã hội chưa tiến bộ được

5. 

Tham khảo nha em:

Từ khi sinh ra và lớn lên, ai trong chúng ta đều mang trong mình lòng trắc ẩn. Người hay nói lòng trắc ẩn hoặc là sự thương cảm. Chúng ta sẽ cảm giác được nỗi đau, đau nỗi đau của người khấc. thương cảm, xót xa cho số phận, cho những hoàn cảnh khó khăn. Lòng trắc ẩn sẽ giúp người với người gần nhau hơn. Cuộc sống dù có hiện đại, có phát triển đến đâu thì sự thương cảm với mọi người vẫn là quan trọng nhất. Chúng ta vẫn còn nhớ câu nói " Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình người." Đối ngược với lòng trắc ẩn, sự thương cảm đó là vô tam. Con người chúng ta đang càng ngày càng vô tâm, vô cảm, thờ ơ với những con người xung quanh mình. Nếu chúng ta thấy một người gặp nạn, hay gặp khó khăn chúng ta không những không giúp mà còn chỉ trích hay hôi của đó là những hành động không hề đẹp một chút nào. Vậy nên chúng ta nên giáo dục, dạy dỗ trẻ nhỏ về lòng trắc ẩn và đồng thời cũng lên tiếng khi có những hành động thờ ơ, vô cảm.

 

6 tháng 7 2021

Tham khảo

tác giả sử dụng ngọn lửa thay bếp lửa vì đây Vì đây là ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa được thắp lên từ lòng yêu thương, từ niềm tin sự sống

ngọn lửa ở đây là ngọn lửa trong lòng bà ngọn lửa được thắp lên từ lòng yêu thương, từ niềm tin sự sống

câu i 2

Trong bài thơ “Bếp lửa”, bà là người nhóm lửa,giữ lửa và truyền lửa. Bếp lửa bà nhen lên trong mỗi buổi sớm mai và buổi chiều tà không đơn giản chỉ bằng nguyên liệu của tự nhiên, mà cao hơn nó đã được tác giả nâng lên thành biểu tượng cho tình yêu thương và niềm tin trong sáng, mãnh liệt. Đó là tình bà hằng ấp ủ, tình thương bao la dạt dào suốt cả cuộc đời bà luôn dành cho cháu và những người thân yêu. Hình ảnh người bà hiện lên thật mộc mạc mà rực rỡ.Một người bà cần cù, bền bỉ, chắt chiu, giàu nghị lực và có tấm lòng hi sinh cao cả. Đó là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam, người mẹ Việt Nam trong các cuộc chiến tranh khốc liệt, vừa anh hùng, trung hậu, dũng cảm, vừa rất mực đảm đang."Bếp lửa" của lòng yêu gia đình và quê hương đất giờ đã trở thành hình ảnh "ngọn lửa" mang đậm giá trị biểu tượng.Nó chính là hình ảnh khúc xạ cho tâm hồn, cho ý chí, nghị lực sống phi thường của người bà. Đó là ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho thế hệ nối tiếp. Ngọn lửa ấy đã trở thành kỉ niệm của tuổi thơ về bà - một người truyền lửa, truyền sự sống, tình yêu thương và niềm tin "dai dẳng" bất diệt cho thế hệ tiếp nối. Nhớ về bà là nhớ về bếp lửa, nhớ về cội nguồn dân tộc. Vì thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người tiếp lửa, truyền lửa cho người cháu thân yêu. PHÉP THẾ: “Ngọn lửa-nó” CÂU GHÉP: Bếp lửa bà nhen lên trong mỗi buổi sớm mai và buổi chiều tà không đơn giản chỉ bằng nguyên liệu của tự nhiên, mà cao hơn nó đã được tác giả nâng lên thành biểu tượng cho tình yêu thương và niềm tin trong sáng, mãnh liệt

câu 3

Qua dòng hồi tưởng, suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ "Bếp lửa" gợi lại những kỉ niệm xúc động về tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

  

 

6 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

1. 

 

Hình ảnh ngọn lửa khái quát cao hơn, tác giả lớp nghĩa thực ra.

- Ngọn lửa ở đây là ngọn lửa của tình yêu thương của bà, nuôi dưỡng, chăm sóc người cháu

- Ngọn lửa là sự kết tinh tình yêu thương, niềm tin của bà truyền cho cháu

→ Tình yêu thương, hơi ấm tình cảm, niềm tin của bà truyền lại cho thế hệ mai sau sẽ không thể dập tắt

2. 

Gợi ý cho em tự viết nhé:

Giới thiệu về người bà trong bài thơNói về việc bà đã làm cho cháuVai trò của việc nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa của bàTình cảm của cháu dành cho bàLiên hệ với bản thân mìnhKết lại vấn đề3.Câu này em trả lời rồi thì thôi nhé 
đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:"sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại ,cx cs thế nói nó là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại .Nếu phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ ,thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát  về đến mấy trăm năm ,thậm chí là mấy nghìn năm trước .Lúc đó dù cs tiến lên  cx chỉ là đi dật lùi làm kẻ lạc...
Đọc tiếp

đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

"sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại ,cx cs thế nói nó là cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại .Nếu phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ ,thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát  về đến mấy trăm năm ,thậm chí là mấy nghìn năm trước .Lúc đó dù cs tiến lên  cx chỉ là đi dật lùi làm kẻ lạc hậu.

Đọc sách là muốn trả món nợ  đối vs thành quả nhân loại trong quá khứ là ôn lại kinh nghiệm tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm trong mấy trục năm ngắn ngủi , là 1 mk hưởng thụ các kiến thức , lời dạy mà biết bao ng trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm ms thu nhận đc cuộc trường trinh vạn dặm trên con đường hc vấnnhằm phát hiện thế giới mới."

-nêu nội dung chính của đoạn văn

3
6 tháng 7 2021

viết hẳn đoạn văn ra em ơi, đọc đoạn văn thì đoạn văn nào, đoạn văn ở đâu? lần sau viết đề không rõ ràng thì chị xóa câu hỏi đấy

6 tháng 7 2021

theo mình nội dung chính của đoạn văn là :

+ thể hiện , chứng minh sách là cội nguồi của trí thức , là thứ giúp con người khai sáng ra 1 thế giới , thời kì mới

+ và cx muộn đoạn văn sau để khuyến khích mn chăm đọc sách để nâng cao tri thức hơn

 Bài 2: Dưới đây là một đoạn trong “Hoàng Lê nhất thống chí” (Ngô gia văn phái): “ Các người đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nối một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”. Tội của các người đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hàng võ...
Đọc tiếp

 Bài 2: Dưới đây là một đoạn trong “Hoàng Lê nhất thống chí” (Ngô gia văn phái): “ Các người đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nối một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”. Tội của các người đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hàng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tuỳ cơ ứng biến thì không có tài. Các người đã biết nín nhịn để tránh mũi nhọn của chúng, chia ra chặn giữ các nơi hiếm yêu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy là rất đúng. Khi mới nghe nói, ta đã đoán là do Ngô Thì Nhậm chủ mưu, sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy...

Thì Nhậm bèn lạy hai lạy để tạ ơn. Vua Quang Trung lại nói:

Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương hược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mười ngày, có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mu bảo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nữ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuối dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

a. Tóm tắt nội dung những lời Quang Trung nói trong dịp hội quân trên đèo Tam Điệp.

b. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích. Việc nhân vật sử dụng lời dân trực tiếp ấy nhằm mục đích gì?

 

0