K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2019
STT Thời gian Sự kiện
1 1/9/1939 Đức tấn công ..Ba Lan.
2 .Ngày 3-9-1939.. Anh, Pháp tuyên chiến với phát xít Đức: Thế chiến II bùng nổ
3 6/1940 ..Đức tiến công và chiếm ¾ lãnh thổ nước Pháp
4 9/.1939.. Ý tấn công Ai Cập, Nhật tấn công ..Trung Quốc.
5 .22../6/1941 Đức tấn công Liên Xô
6 7/12/1941 .nhật bán.. tấn công Mĩ ở Trân Châu Cảng
7 Ngày 1-1-1942,... Thành lập Mặt trận Đồng minh chống phát xít
8 17/7/1942 Đức tấn công .. Xtalingrát (nay là Vongagrat)..
27 tháng 12 2017

nên là: thế giới phải làm gì để ngăn chặn chứ? Học sinh như vầy sao ngăn được?

27 tháng 12 2017

Nó xảy ra rồi thì ngăn chặn kiểu gì và để làm gì !?

26 tháng 12 2017

Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu - thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 - 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

26 tháng 12 2017

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu - thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 - 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

26 tháng 12 2017

Sau Mĩ, Nhật Bản là nước thứ hai thu được nhiều lợi và không mất mát gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy vậy, nền kinh tế Nhật Bản cũng chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh.
Trong vòng 5 năm (1914 - 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng; gấp 5 lần Sau chiến tranh, nhiều công ty mới xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á. Tuy nhiên, nền nông nghiệp không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến còn tồn tại nặng nề ở nông; thôn Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân rất khó khăn. Đặc biệt là trận động đất lớn tháng 9 - 1923 làm cho thủ đô Tô-ki-ô hầu như sụp đổ hoàn toàn.
Năm 1918, phong trào đấu tranh đánh chiếm các kho gạo của quần chúng nhân dân. được gọi là cuộc "bạo động lúa gạo” bùng nổ, lôi cuốn 10 triệu người tham gia. Phong trào bãi công của công nhân cũng diễn ra sôi nổi Tháng 7 - 1922. Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.

Năm 1927. Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm 30 ngân hàng phải đóng cửa. Khủng hoảng tài chính đã làm mất lòng tin của nhân dân và giới kinh doanh vào chính phủ, đồng thời chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản.

26 tháng 12 2017

Do Vương Tuấn Khải chỉ huy

27 tháng 12 2017

Do các nước như Mĩ,Pháp,Anh có nhiều thuộc địa nên trút gánh nặng vào thuộc địa
Đức, Ý, Nhật ít thuộc địa, trong nước lại nội chiến nên con đường phát xít hóa sẽ xóa đc nội chiến (theo cách tiêu cực), sau đó gây chiến tranh giành thuộc địa để thoát khủng hoảng

26 tháng 12 2017

giai cấp công nhân tích cực tham gia vào pt cách mạng

một số đảng cộng sản ra đời và lãnh đạo pt cm

27 tháng 12 2017

giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, và ở một số nước, công nhân đã đóng vai trò lạnh đạo cách mạng. Sau chiến tranh, nhiều Đảng cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản In –đô –nê –xi –a, Đảng Cộng Sản của các nước Đông Nam Á…

26 tháng 12 2017

Cuộc cách mạng tháng Mười Nga được gọi là cuộc cách mạng vô sản vì:

- Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vich - chính đảng của giai cấp vô sản, lực lượng tham gia chủ yếu là công nhân, nông dân và nhân dân lao động, mục tiêu là lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, xây dựng chính quyền của giai cấp vô sản.

22 tháng 1 2018

CM Tháng 10 Nga đc coi là cuộc CMVS vì:

-Nhiệm vụ: lật đổ giai cấp tư sản

- Lãnh đạo: giai cấp vô sản

- chính sách nhà nước: chuyên chính vô sản

-Lực lượng: công nhân, nông dân, binh lính

- Tính chất: XH chủ nghĩa

- hướng tiến lên: CNXH.

27 tháng 12 2017

Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Xô viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. Cho đến nay, Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.