K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2018

Bài học kinh nghiệm từ chiến tranh thế giới lần thứ 2 là:

-Cần có 1 tổ chức duy trì hòa bình của thế giới.

-Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán.

-Hợp tắc kinh tế, bắt tay nhau xây dựng 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh.

-Thay cho các khoản chi phí về quân sự ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ.

1 tháng 1 2018

Sự tàn phá nghiêm trọng của Chiến tranh thế giới thứ hai chúng ta rút được nhiều bài học:

+ Cần có 1 tổ chức duy trì hòa bình của thế giới

+ Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán

+ Hợp tắc kinh tế, bắt tay nhau xây dựng 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh

+ Thay cho các khoản chi phí về quân sự ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ

+ Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có

+ Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước

1 tháng 1 2018

- Có vị trí chiến lược quan trọng
Đông Nam Á là một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.
- Khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
– Có nguồn lao động dồi dào.

Cụ thể : có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đất feralit đồi núi,đất đổ ba dan, dất phù sa màu mỡ, sông ngòi dày đặc … phát triển lúa nước, cây công nghiệp…
- Có rừng mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm ướt..
- Giao lưu buôn bán với nước ngoài bẵng đường biển, du lịch biển…
- Do nằm trong vành đai sinh khoáng nên giàu khoáng sản, nhiều dầu khí…phát triển công nghiệp khai thác, chế biến…

1 tháng 1 2018

Vì sao nó có vị trí chiến lược quan trọng ik

1 tháng 1 2018

Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.
Cũng từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất nổi lên một sự kiện lịch sử vĩ đại: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công. Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu thời kì tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh xã hội tư bản, xuất hiện một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa và sớm muộn sẽ thay thế nó.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã chấm dứt thời kì cận đại và mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người.

Sau đó không lâu, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ(1939-1945).Theo tôi nghĩ chiến tranh thế giới thứ hai là cột mốc lớn của lịch sử nhân loại,chính nó là bứơc ngoặc lịch sử cho nhiều quốc gia và dân tộc nó là đòn bảy để lùi rồi lại tiến lên một cách thần tốc trong lịch sử,nếu không có nó thì cũng không có cách nghỉ thoáng hơn trong quan hệ quốc tế về sau:
hệ quả của lậto ra tổ chức lớn nhất liên hợp quốc nó duy trì hòa bình và ổn định trên toàn thế giới
sau chiến tranh nhiều dân tộc và các hệ thống thuộc địa của thực dân kiểu củ và lẫn kiểu mới sau này điều bị sụp đổ dễ dnàg,vì sau chiến trnah thế giới 2 các dân tộc đã ý thức được vị trí của mình trong lịch sử của cả thế giới,nhiều nước trước kia là thuộc địa nay là đối địch hoặc đồng minh của nhau
kinh tế củng cố con người không hứong tới một cuộc chiến nóng nửa mà chuyển snag đối đàu về các lĩnh vực khác hoặc cũng có nơi chỉ là chiến tranh nóng vĩ mô mà thôi,họ biết rằng và cũng lấy mốc chiến tranh thế giới thứ 2 để tính và dự đoán thiệt hai khủng khiếp của chiến tranh thế giới 3 nếu có xảy ra.
nhờ chiến tranh thế giới 2 mà nhiều nước biết rằng họ không thua bất kì ai cả,cuộc chiến tranh lạnh lần 1 kết thúc cũng đã giải tỏa nguy cơ chiên tranh thế giới 2 rồi.
...
=>chiến tranh thế giới thứ hai không phải làm thụt lùi lịch sử mà nó là bước ngoạt khiến lịch sử chuyển sang một hướng mới,hứong đi tốt đẹp hòa bình và hữu nghị hơn cho mọi dân tộc trên toàn thế giới này,thời đại"toàn cầu hóa,dân tộc hóa"đã bắt đầu.

1 tháng 1 2018

Làm biếng vừa thôi.Muốn ngắn thì tự lấy mấy ý chính mà học

31 tháng 12 2017

Thái Lan từng là một nước lớn theo chủ nghĩa Đại Thái, lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể, nhưng tới giữa thế kỷ 19, Thái Lan đứng trước hiểm họa xâm lăng của các nước thực dân châu Âu. Về phía tây, Đế quốc Anh đã chiếm Miến Điện, trong khi ở phía đông, Pháp đã chiếm 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa 2 thế lực thực dân đứng đầu thế giới khi đó là Anh và Pháp. Vì không muốn nổ ra xung đột với đối thủ, Anh và Pháp quyết định trung lập hóa Thái Lan, cả hai sẽ tự kiềm chế, không tiến quân xâm chiếm nước này[25].

Nhờ sự may mắn đó, cũng như biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau[26], nhờ vậy Thái Lan đã tránh được các cuộc xâm lược và được hưởng thời gian độc lập, hòa bình tương đối lâu dài trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm chiếm thuộc địa và trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thái Lan đã ký hiệp ước hữu nghị và thương mại với Anh năm 1826 và với Mỹ năm 1833, Hiệp ước trao đổi biên giới các tỉnh phía bắc Malaysia hiện tại năm 1909, nhờ đó thoát khỏi ách thuộc địa của các nước đế quốc lúc bấy giờ đang tranh giành nhau vùng Đông Nam Á. Thái Lan cũng đã ký hiệp định phân định biên giới sông Mekong với Pháp và tránh né xung đột với thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19.

4 tháng 1 2018

Xiêm (Thái Lan hiện nay) là nước duy nhất trong khu vực ĐNA không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây Vì: Xiêm có chính sách ngoại giao khôn khéo,biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ được chủ quyền của mình.

31 tháng 12 2017

Theo như kiến thức của mình biết thì

Đầu tiên là hồ Tả Vọng sau đó là Hoàn Kiếm hoặc Hồ Gươm (Do Lê Lợi trả gươm nên dc gọi như thế)

31 tháng 12 2017

- Tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị: Cải cách mang tính chất của 1 cuộc Cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật

- Vai trò của Thiên hoàng Minh Trị: Cải cách đất nước

⇒ Ý nghĩa:

+ Tạo nên những chuyển biến xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực

+ Tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh ở châu Á

30 tháng 12 2017

Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi

Diễn biến: Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng.

Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới.
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.

30 tháng 12 2017

Câu 1:

Kết cục:

Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%.

Những trận ném bom của Không quân Đức vào Frampol, Wieluń và Warsaw, Ba Lan năm 1939 đã hình thành khái niệm ném bom chiến lược nhắm hoàn toàn vào dân thường. Những trận ném bom tương tự sau đó của cả quân Đồng Minh và quân Trục đã khiến nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề.

Những nỗ lực tham chiến đã làm nên kinh tế Vương quốc Anh kiệt quệ. Chính phủ liên minh tạm thời trong chiến tranh bị giải thể, bầu cử mới được tổ chức và đảng của tướng Winston Churchill thất bại với số phiếu áp đảo thuộc về Đảng Lao Động.

Năm 1947, bộ trưởng quốc phòng Mỹ George Marshall đã triển khai kế hoạch phục hưng Châu Âu (Kế hoạch Marshall), kéo dài từ năm 1948 - 1952. 17 tỉ USD đã được sử dụng để phục hồi lại nền kinh tế Tây Âu.

Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1 700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy.

Vai trò của liên xô:

Liên Xô đóng vai trò quan trọng, là một lực lượng đi đầu, chủ chốt và quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. Chống phát xít và chống chiến tranh, song bị cự tuyệt.
Liên Xô đã đề nghị hợp tác với phe Đồng minh, thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, song bị cự tuyệt.
+ Anh, Pháp, Mỹ dung dưỡng, thoả hiệp với phát xít.
Trong chiến tranh (1941 – 1945):
* Mặt trận Xô – Đức:
- Chiến thắng bảo vệ Mát-xcơ-va: hai tháng sau cuộc nội chiến, Đức bị tổn thất 40 vạn lính. Từ
6-12-1941, Liên Xô phản công ở Mát-xcơ-va. Chỉ còn cách Mát-xcơ-va 20 km, song quân Đức không vào được thủ đô, lại bị đẩy lùi 400 km. Chiến thắng Mát-xcơ-va có ý nghĩa quan trọng, tiêu hoa sinh lực địch, phá tan kế hoạch đánh “chớp nhoáng” của Hít-le .
- Chiến thắng Xta-lin-grát: tiêu diệt đạo quân 35 vạn tên của thống chế Paolút là trận đánh lớn và tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự cũng như có ý nghĩa xoay chuyển toàn cục của nó, đánh dấu sự thất bại của phe phát xít.
- Liên xô tham gia chiến tranh đã làm cho tính chất của chiến tranh thay đổi: Liên xô trở thành trụ cột, lực lượng đoàn kết của các nước chống phát xít, chính phủ Anh, Mỹ đứng về phía Liên xô và lực lượng dân chủ chống phát xít (mặt trận đồng minh chống phát xít thành lập (1/1/1942)
- Chiến thắng ở “vòng cung Cuốc-xcơ” (đầu 1943).
- Giải phóng toàn bộ lãnh thổ Xô viết (cuối 1944).
- Tiến qua Đông Âu, phối hợp giải phóng các nước Đông Âu (cuối 1944 – đầu 1945).
- Công phá Béc-lin (từ 16/5 đến 30/4/1945), gặp quân Đồng minh ở Toóc-gâu (bên bờ sông En-
bơ).
- Đêm 8/5/1945, chính phủ mới ở Đức đã kí kết văn kiện đầu hành không điều kiện.
- Thắng lợi của Liên xô đã tạo điều kiện cho Anh, Mĩ có những thắng lợi khác ở Bắc phi, Italia.
* Đánh quân phiệt Nhật Bản:
+ Liên xô tham gia chống Nhật (8/8/1945), đánh tan đội quân Quan Đông mạnh nhất của Nhật ở
Trung Quốc và Triều Tiên. Góp phần quan trọng buộc quân phiệt Nhật ký điều ước đầu hàng đồng minh không điều kiện (15/8/1945) kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hi.
Như vậy, Liên Xô giữ một vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết
định thắng lợi, đánh bại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền văn minh nhân loại.

30 tháng 12 2017

Câu 2:

Ý nghĩa cách mạng tháng 10 nga

Đối với nước Nga :

  • Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga .
  • Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .

Đối với thế giới :

  • Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới.
  • Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức .
  • Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước

So sánh:

- Lực lượng tham gia
+ CM tháng 2 : công nhân, nông dân, binh lính triều đình được giác ngộ đã ngả về phía quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích.
+ CM tháng 10 : quần chúng nhân dân gồm công nhân, nông dân.
- Mục tiêu
+ CM tháng 2 : là cuộc cách mạng dân chủ tư sản với mục tiêu lật đổ chế độ Nga hoàng của đảng bôn-sê-vích (đại diện cho các tầng lớp nhân dân lao động) và giai cấp tư sản..
+ CM tháng 10 : là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu lật đổ chính phủ lâm thời tư sản của đảng bôn-sê-vích nhằm giành chính quyền từ tay chính phủ lâm thời chỉ lo theo đuổi chiến tranh đế quốc, ko quan tâm tới quần chúng nhân dân.
- KQ
+ CM tháng 2 : chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ ở Nga, thành lập 2 chính quyền song song tồn tại, là chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân nông dân binh lính => thành lập nhà nước cộng hoà dân chủ.
+ CM tháng 10 : lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, xây dựng chính quyền Xô viết, giành hoà bình, ruộng đất, tự do, bánh mình,... cho các tầng lớp nhân dân.
- Tính chất
+ CM tháng 2 : là CM dân chủ tư sản nên mang đậm tính chất tư sản.
+ CM tháng 10 : là CM xã hội chủ nghĩa.