K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3

Trong câu thơ “Cây chua hồng giấu mặt/Sau chùm lá đung đưa”, từ láy “đung đưa” có thể đang mô tả sự lắc lư, đung đưa của những chùm lá cây chua hồng dưới làn gió, tạo nên một hình ảnh sinh động và đầy nhạc tính. Từ láy này cũng giúp tạo nên một không gian thơ mộng, trữ tình và đầy màu sắc.

Chúc bạn DThái sớm đạt top 1 khối nhá!!!!!

17 tháng 3

* Nhiệt đới ( đới nóng)

Vị trí: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam

Đặc điểm: 

- Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời vào lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệnh nhau ít.

- Lượng nhiệt hấp thụ được khá lớn nên quanh năm nóng

- Gió thường xuyên thổi ở  khu vực này là gió TÍN PHONG

- Lượng mưa TB năm lớn : từ 1000mm đến trên 2000mm

* Ôn đới(hai đới ôn hòa)

 Ví trị : từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực NAm

 Đặc điểm:

- Góc chiếu của ánh sáng mặt trời và thơi gian chiếu sáng trong năm chênh lệnh nhau nhiều

- Lượng nhiệt nhận được TB, các mùa thể hiện rõ rệt trong năm.

- Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới.

- Lượng mưa TB: 500 đến trên 1000mm.

* Hàn đới (hai đới lạnh)

 Vị trí : từ hai vòng cực Bắc và Nam đến hai cực Bắc và Nam

 Đặc điểm:

- Là hai khu vực có góc chiếu của ánh sáng Mặt trời rất nhỏ. Thời gian chiếu sáng cũng dao động rất lớn về số ngày và số  giờ chiếu trong ngày

- Lượng nhiệt hấp thụ được trong năm rất ít. Khí hậu giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm

- Gió thổi thường xuyên: Đông cực

- Lượng mưa TB năm dưới 500 mm

đánh tick cho mình nha

THAM KHẢO

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

17 tháng 3

    " Con Là ..." của Y Phương là một trong những tác phẩm văn học giúp cho em cảm nhận được tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc. Từ ngàn thưở xưa, thơ văn kim cổ, đông tây đã không ít lần ca ngợi tình phụ tử, một thứ tình cảm ấm áp, cao quý bậc nhất cõi đời này. Và bằng lối văn trong sáng, nhẹ nhàng của Y Phương, " Con Là ..." đã chạm tới trái tim người đọc bằng những vần thơ thật ý nghĩa và cảm động. " Con là nỗi buồn của cha / Dù to bằng trời / Vẫn sẽ được lắp đầy ". Ở đoạn thơ đầu, con được ví như nỗi buồn của cha, dù nó có to bằng trời, vẫn sẽ được con lắp lại. " Con là niềm vui của cha / Dù nhỏ như hạt vừng / Ăn mãi không bao giờ hết ". Ở đoạn thơ thứ hai, có thể thấy dù niềm vui con tạo ra ít ỏi, nhỏ bé như một hạt vừng, nhưng hạt vừng ấy cứ ngỡ như là vô tận vô cùng, vì cha ăn mãi hạt vừng ấy chẳng bao giờ hết. Trong những đoạn thơ trên cho thấy, tình cảm cha dành cho con là tình yêu thương vô cùng lớn, con là niềm vui, là nỗi buồn, là hạnh phúc của cha. Ở phần kết cấu, từ ngữ " con là " được lặp lại ở câu mở đầu của mỗi khổ thơ góp phần thể hiện được rằng, con rất quan trọng đối với cha. Tình yêu thương cha dành cho con là vô bờ bến. Chắc hẳn, mỗi người trong chúng ta khi đọc bài thơ " Con Là ..." đều có trong mình những cảm xúc, suy tư riêng, nhưng tất cả đều phải rung động trước tình cảm của hai cha con. Tình phụ tử luôn là thứ tình cảm thiêng liền, thuần khiết, nó rộng lớn, bao la, xuyên suốt chiều dài cuộc đời. 

Kết thúc của truyện là cái kết điển hình của những câu chuyện dân gian theo lối “thiện ác báo ứng”. Những người hiền lành, tốt bụng, dù gặp bao khó khăn, khổ nạn thì tới cuối cùng cũng sẽ được hưởng hạnh phúc. Ngược lại, kẻ gian ác, hãm hại người khác cũng sẽ gặp phải quả báo.

Nhưng truyện Cây tre trăm đốt còn có một bài học khác, đó là bài học về lòng bao dung và sự hối cải kịp thời. Tên địa chủ và những kẻ a dua theo hắn hãm hại, cười nhạo anh Khoai đã được thứ tha khi biết hối cải và sửa chữa kịp thời.

* Bạn dựa vô phần này để tự làm ^^
1. Mở bài:
=> Lễ khai giảng là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của một năm học mới. Đây là ngày mà học sinh được gặp gỡ thầy cô, bạn bè và bắt đầu hành trình chinh phục tri thức mới.
2. Thân bài:
a. Khung cảnh trước buổi lễ:
--> Sân trường được trang trí rực rỡ với cờ hoa, khẩu hiệu chào mừng năm học mới.
--> Học sinh đến trường từ sớm, tất cả đều vui vẻ, háo hức.
--> Giáo viên và nhân viên nhà trường cũng tất bật chuẩn bị cho buổi lễ.
b. Diễn biến buổi lễ:
--> Buổi lễ bắt đầu với tiếng trống trường vang lên.
--> Đoàn rước cờ tiến vào sân trường trong tiếng vỗ tay chào mừng của học sinh.
--> Các đại biểu, thầy cô giáo và toàn thể học sinh dự lễ chào cờ và hát Quốc ca.
--> Sau đó, thầy hiệu trưởng đọc bài diễn văn khai giảng năm học mới.
--> Tiếp theo, đại biểu tặng hoa chúc mừng nhà trường và học sinh.
--> Một số học sinh tiêu biểu phát biểu cảm nghĩ về năm học mới.
--> Buổi lễ kết thúc với tiếng trống trường vang lên.
c. Kỉ niệm sau buổi lễ:
--> Sau buổi lễ, học sinh chụp ảnh lưu niệm với thầy cô và bạn bè.
--> Tất cả đều vui vẻ và háo hức bắt đầu năm học mới.
3. Kết bài:
=> Lễ khai giảng năm học mới là một sự kiện đáng nhớ đối với mỗi học sinh. Đây là ngày mà chúng ta được gặp gỡ thầy cô, bạn bè và bắt đầu hành trình chinh phục tri thức mới.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
17 tháng 3

Em có thể tham khảo các ý sau:

- Nêu giới thiệu chung: Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông được viết bằng thể thơ tự do với các câu thơ dài ngắn khác nhau, không bị gò ép vào một quy tắc nào cả.

- Nội dung: Bài thơ là bức tranh một bãi biển mênh mông vào buổi sớm mai trong lành. Trên nền cát vàng, người cha đang dắt tay con trai một cách dịu dàng, trìu mến. Bóng dáng cha cao lớn và vững chãi, kiên nhẫn dìu dắt con bước đi từng bước và trả lời từng câu hỏi của con. Người cha vừa là cha nhưng cũng vừa là người thầy đầu tiên của con.

- Bằng sự yêu thương, bao dung và yêu chiều, cha đồng hành với con trên con đường bắt đầu chinh phục ước mơ. Cánh buồm trắng trong bài thơ là hình ảnh biểu tượng cho những khát khao, ước vọng to lớn trong tương lai. Cánh buồm đó đã gắn kết cha và con, nối liền hai thế hệ, hai cuộc đời. Rồi mai đây con sẽ lớn khôn, sẽ bước đi riêng trên một hành trình khác không có cha kề bên. Nhưng chắc chắn, những ngày đầu có cha bên cạnh, những điều mà cha dạy dỗ vẫn sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí của người con. Tình cảm phụ tử thiêng liêng, ấm áp và sự gắn kết sâu sắc giữa cha và con.