viết đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của mình khi thấy Lang Liêu được truyền ngôi
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
linh động thay là sinh động
bàng quang thay là bàng quan
thủ tục thay là hủ tục
đúng đấy.lớp mình làm rồi
nhớ k cho mk nha
Các câu đều mắc lỗi lẫn lộn các từ gần âm
- Hãy so sánh để phân biệt ý nghĩa của các từ gần âm, dễ nhầm lẫn:
+ linh động / sinh động: linh động nghĩa là không gò bó, câu nệ vào khuôn mẫu, không theo nguyên tắc một cách cứng nhắc; sinh động nghĩa là có khă năng gợi ra những trạng thái, hình ảnh ở nhiều dạng vẻ khác nhau như cuộc sống thực.
+ bàng quang / bàng quan: bàng quang chỉ bộ phận chứa nước tiểu; bàng quan là thái độ thờ ơ, xem mình như người đứng ngoài, làm như không có quan hệ đến mình.
+ thủ tục / hủ tục: thủ tục chỉ những việc làm phải theo trình tự đã quy định; hủ tục chỉ những phong tục đã lạc hậu, lỗi thời, không lành mạnh.
- Chữa lại là:
+ Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
+ Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
+ Vùng này còn khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái,...
tầm quan trọng của nhà trường đối với giáo dục rất lớn, nhà trường sẽ giáo dục em trở thành người có ích cho xã hội đó là một xã hội thân thiện, thầy cô và bạn bè sẽ giúp em trở thành người có ích cho xã hội và dạy cho em những điều tốt đẹp. Nhà trường sẽ dạy em trở thành một người can đảm và là một người có ích, vào đó em sẽ có thế giới của riêng mình và em có thể tự phát triển khả năng của mình.
Trong hai văn bản Cổng trường mở ra và Mẹ tôi người mẹ đều có tấm lòng yêu thương con.Văn bản Cổng trường mở ra nói về người mẹ lo lắng cho con không biết con cảm thấy gì trước ngày khai trường.Mẹ lo lắng đến nỗi không ngủ được.Mẹ muốn từ từ ghi vào long con cảm giác đó để khi con lớn con nhớ lại cảm giác tuyệt vời ấy.Còn văn bản Mẹ tôi,người mẹ dám làm tất cả để tránh cho con một giờ đau đớn.Mẹ cũng có thể đi ăn xin để cứu sống con trước hơi thở hổn hển,quằn quại.Qua hai văn bản trên ta có thể thấy được rằng tấm lòng của người mẹ thât là cao cả,yêu thương người con bằng cả trái tim dịu dàng.
nhà trường là nơi mà nôi dưỡng ước mơ
hok tốt
Theo em, đó là một thế giới vô cùng tuyệt vời, bởi vì:
- Giáo dục sẽ giúp cho con người mở rộng tri thức nó định hướng nghề nghiệp cho tương lai của mỗi con người, nhà trường là nơi con người học hỏi tri thức, nhà trường sẽ giáo dục cho con người cách làm một người có ích cho xã hội, và đây được coi là nền tảng vững chắc cho con người phát triển định hướng tương lai.
- Nhà trường còn rất nhiều điều bổ ích và thú vị, cánh cửa rộng mở đó sẽ giúp con người trường thành hơn, trải qua giai đoạn dài khi bước chân ra khỏi trường thì có cảm giác lưu luyến và học hỏi được ở ngôi trường thân yêu rất nhiều điều.
- Qua cánh cổng trường còn cho em rất nhiều bạn bè thân thương, thầy cô yêu kính, với những tình cảm chân thành cao quý.
- Qua cánh cổng trường còn cho em hiểu và càng yêu thêm đất nước mình.
ả quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai của em
Để chuấn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.
Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIÊNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các bạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài trồng lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ "Tuần 19" và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.
Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.
Bài văn mẫu lớp 5: Tả chiếc xe đạp của em
Hằng ngày em vẫn đến trường bằng cái xe đạp cũ. Chiếc xe đạp ấy là của chị Huệ em đã dùng trong suốt những năm học cấp 2. Nay chị Huệ đã lên lớp 10, chị cho em chiếc xe đạp ấy. Bố em bảo "Con đi tạm chiếc xe này một vài năm. Bao giờ con lên cấp 2 bố sẽ mua cho con cái xe khác".
Chiếc xe của em được mặc chiếc áo màu đỏ mới đẹp làm sao! Nó là chiếc mi ni Nhật, bố em bảo đây là kiểu xe đạp nữ nên rất phù hợp với dáng con gái chúng em. Xe đã cũ nên có một chút vết xước. Mỗi vết xước ấy chắc có sự tích của nó nhưng em không biết. Khung xe có một thanh võng xuống, trông rất điệu. Đầu xe là hai tay lái trông y như hai cái sừng con hươu cong cong. Cái yên xe tuy cũ nhưng vẫn còn êm lắm. Cái đèo hàng đằng sau bằng sắt trắng, chị em vẫn dùng để cặp sách mỗi khi tới trường, nay không hiểu vì sao nó bị rụng mất một thanh dọc. Lốp xe cũng đã mòn. Hôm trước trời mưa, sợ đường trơn, bố em đã định thay chiếc lốp mới như em vẫn cố đi, vì tin vào tay lái lụa của mình. May mà không có chuyện gì xảy ra. Nan hoa cũng bị gãy một cái nhưng vành không bị đảo, xe vẫn đi tốt vì em không béo như chị Huệ. Bộ xích líp được dấu kín trong hộp, nó không kêu "tách, tách'' như xe mới của các bạn.
Chiếc xe tuy cũ nhưng đi rất bon. Có lần, em chủ quan không kiểm tra lại phanh, xe bon quá, nên khi xuống dốc, xe đứt phanh làm em ngã ra đường. Lúc về nhà em rất lo lắng. Bố em bảo: "Hay là từ mai bố đưa con đi học vậy?". Em phải nói mãi bố mới yên tâm và lại cho em đi xe đến trường. Từ đấy, trước khi đi đâu, em đều kiểm tra lại xe cho cẩn thận. Mỗi khi đi học về, em lại lau chùi sạch xe rồi mới dắt con ngựa sắt đó vào nhà.
Tuy nhà em đến trường hơi xa, nhờ có Con ngựa sắt thân thiết này em vẫn đi học đúng giờ. Bây giờ, nhà em chưa có điều kiện mua xe mới, chiếc xe đạp tuy đã cũ nhưng đối với em là một vật quý giá. "Của bền tại người", bố em bảo thế. Em sẽ giữ gìn cẩn thận chiếc xe, người bạn thân thiết của em.
Bài văn mẫu lớp 5: Tả chiếc cặp sách của em
Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quấy đồ dùng thiếu nhi. Từ buôi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.
Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. "Tách! Tách!" Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghe thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vái nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thử nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn...
Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em
giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.
Bài làm 3:
Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cám ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.
Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một dứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngôi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.
Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn giấu vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.Mải nghĩvề chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.
ĐỀ TÀI: TẢ LẠI MÓN ĐỒ MÀ EM YÊU THÍCH NHẤT
Bài làm 1:
Nhân một ngày đi lễ hội chùa Hương, mẹ đã mua cho em một cái xúc xắc. Bây giờ tuy đã học lớp Nămrồi mà em vẫn còn giữ được con xúc xắc ấy mặc dù nó không còn mới. Điều quan trọng đối với em là xúc xắc vẫn luôn phát ra một thứ âm thanh là lạ mà tụi bạn em rất mê.
Con xúc xắc của em là một thứ đồ chơi đơn giản bằng nhựa tổng hợp. Phần chính của nó là một con búp bê xoay quanh một trục. Con búp bê màu đỏ nằm gọn trong cái vòng nhựa màu vàng. Cái vòng này được gắn với một cái cán tròn màu xanh dài độ mười lăm phân để cầm cho tiện. Chính cái cán màu xanh này khi lắc xúc xắc thì nó phát ra tiếng kêu kì lạ. Em biết được điều đó vì có lần, em đã làm hai mặt vỏ của búp bê bị rời ra. Những hạt nhựa cũng bắn ra tung tóe khắp nền nhà. Nếu nó là thứ đồ chơi khác thì có lẽ em cũng vứt bỏ và quên đi rồi, nhưng đây lại là cái xúc xắc mà em rất thích. Vì vậy, em đã tìm nhặt lại các hạt nhựa rồi nhờ bố em sửa lại. Bố em là một người rất khéo tay. Sau khi sửa xong, bố lại dùng một loại keo trong, quấn một vòng quanh búp bê đế nó không bị bung ra nữa. Em rất mừng vì cái xúc xắc vẫn còn nguyên vẹn như lúc đầu, búp bê vẫn xinh xắn như trước, lại còn thêm một cái đai thắt như một chiếc nơ làm cho nó càng có duyên hơn. Em thầm cám ơn bố đã hiểu và chiều theo ý thích của con gái.
Cho đến tận bây giờ, em vẫn còn giữ lại bên mình cái xúc xắc dễ thương đó. Khi đi học lớp Một em nhờ mẹ cất kĩ cái xúc xắc cho em. Nhưng rồi thỉnh thoảng em vẫn nhớ, lại lấy ra chơi. Cái xúc xắc ấy với những âm thanh vui tai của nó sẽ còn theo em suốt cả một thời niên thiếu.
Bài làm 2:
Mẹ em nói rằng ngay từ lúc còn bé tí, em đã tỏ ra thích những đồ chơi phát ra những tiếng nhạc. Một lần, trước rằm Trung thu, trong một chuyến đi công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh, bố đã mua cho em một con búp bê nhựa có gắn bộ phận điện tử và một bộ phận chạy bằng pin, một thứ đồ chơi em thích nhất từ trước tới nay. Độ là một con búp bê dễ thương nhất, nó vừa đi được, vừa bò được, vừa quay đầu được mà không một loại búp bê nào của cácbạn em có.
Kìa! Nó đang ngồi trước mặt em, đầu quay lại nhìn em như bảo nhỏ: "Cho em bò đi chị!". Và mỗi lần nó bò thì từ trên lưng nó phát ra một bản nhạc êm đềm réo rắt và ở trước ngực nó phát ra những luồng chớp sáng theo nhịp bò tiến về phía trước.
Những lúc em không cho nó bò, bắt nó đi, lại càng thấy nó dễ thương hơn. Chỉ cần bấm công tắc điện được cài sẵn ở sau lưng, tiếng nhạc lại vang lên, cái đầu búp bê sẽ quay đi, quay lại lúc thì nhìn bên trái, lúc thì nhìn bên phải, đôi mắt chớp nháy liên tục trông dễ thương đến lạ còn hai chân thì bước đi từng bước một như trẻ vừa thôi nôi tập đi.
Nó được mặc một bộ "xiêm y" thật lộng lẫy. Cái nón đội đầu phủ kín, chỉ chừa có khuôn mặt màu hồng nhạt và lấp ló mái tóc vàng được cắt ngắn uốn cong theo vành mũ. Đôi mắt trong xanh màu ngọc bích được điểm tô thêm hàng mi cong vút, lúc nào cử động cũng liếc qua liếc lại rất ngộ nghĩnh. Do vậy mà cứ ãn cơm tối xong, tụi bạn lại tụ tập ở nhà em xem búp bê biểu diễn. Em tự hào về nó lắm. Bởi vậy mà số tiền mẹ cho ăn sáng bao giờ em cũng dành lại một phần để mua pinphục vụ cho những trò chơi "láu lỉnh" của búp bê . Buổi tối nằm ngủ, em thường để nó ở đầu giường và không quên đắp cho nó "tấm chăn ấm" mà em "tự làm tặng búp bê.
Đấy, con búp bê "kì diệu" của em là vậy, nó dễ thương và đáng yêu làm sao!
Bài làm 3:
Mỗi lần sinh nhật của em, bao giờ em cũng được các chú, các dì, các cô bạn của bố mẹ tặng cho không biết bao nhiêu là thứ đồ chơi đẹp, lạ mắt. Nhưng có lẽ con thỏ nhồi bông Melody làthứ đồ chơi em thích nhất.
Dạo ấy là sinh nhật lần thứ chín của em năm em dang học lớp Ba. Nhìn lên bàn tặng phẩm, bên cạnh chiếc bánh sinh nhật hai tầng, một chồng các gói vuông vuông, đủ các màu sắc gối đầu lên nhau trông rất đẹp mắt. Nhưng có một món quà được bọc trong một tờ giấy mủ, to bằng người em mà em không đoán ra là món quà gì. Sau khi tan tiệc, mọi người đã ra về, mẹ thu dọn các món quà đặt vào góc học tập của em và bảơ em giở ra xem. Em chẳng chú tâm gì đến các món quà ấy cả, chỉ lưu tâm đến món quà được bọc trong tấm vải mủ kia thôi. Vì vậy, em đã vội vàng mở món quà ấy đầu tiên. Vừa mở ra, em vội reo lên: Ôi! Con thỏ Melody, thật là tuyệt vời! Một con thỏ mà em hằng mơ ước. Thế là từ nay, em luôn có Melody bên cạnh. Hôm đi chợ nhà lồng thị xãcùng chị Thùy Linh, đến quầy các đồ chơi trẻ em, phát hiện thấy con thỏ nhồi bông, em đã đứng lại ngắm nhìn một cách say sưa, suýt nữa bị lạc chị ở trong chợ. Mấy lần em bảo chị mua cho em nhưng chị bảo không cầm đủ tiền, bữa khác xin tiền bố, chị sẽ mua cho. Em cứ thấp thỏm chờ mãi chị Linh đi học ởThành phố Hồ Chí Minh về, thế nào Linh cũng mua. Nhà chỉ có hai chị em, mỗi lần em đòi mua gì thì chị đều chiều em cả. Chị bây giờ thì em không còn phải chờ đợi nữa. Em sẽ điện lên cho chị đừng mua nữa, em đã có rồi.
Con Melody của em có lẽ to bề ngang hơn em nhiều. Hai cái tai to dài như hai cái hoa chuối thẳng đứng ở trên đầu. Cái mặt thì to hơn cả cái thân, bè bè như bộ mặt của Đôrêmon, trông ngồ ngộ làm sao! Hai con mắt tròn, đen ước chừng to bằng cái miệng li uống nước. Nó cứ mở thao láo nhìn em chằm chằm không chớp mắt. Cái mũi thì đỏ như quả cà chua chín mọng, cứ phô ra như mũi của một chú hề trong một vở chèo nào đó. Nó mặt một bộ y phục trông rất "mốt". Hai cái tay trắng muốt như màu muôi biển lúc nào cũng khuỳnh khuvnh đưa ra như võ sĩ đấm bốc. Cái cổ được choàng bằng một tấm khăn voan màu tím Huế. Cái thân thì ngắn ngủn, chắc cũng bằng kích thưởc của cái đầu. Nó ngồi chễm chệ, tựa lưng vào thành tủ đầu giường, đưa hai cái chân ra phía trước, tạo cho cái mông của nó ngồi được vừng chắc. Có lẽ vậy mà tuy cái bụng phệ như cái bụng của một chủ tiệm phở nên đặt nó ngồi ở đâu cũng không ngã được. Cứ hễ học bài xong, lúc nào em cũng ôm nó vào lòng và thơm lên đôi má càng tròn của nó những cái hôn thật sâu thật dài. Lúc ngủ, Melody bao giờ cũng ở cạnh em. Em ôm nó ngủ, một mạch cho đến sáng.
Melody của em là vậy đó, ngộ nghĩnh và rất dễ thương.
Bài làm 4:
Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,.... Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.
Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!" Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôitai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ. Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Happy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Happy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Happy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thậnvì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái
Đề bài: Tả cây bút máy
Trong ngày sinh nhật, mẹ tặng em một cây bút máy. Ôi! Trông chiếc bút mới đẹp làm sao! Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp bút làm bằng mạ kền vàngóng ánh. Trên nắp bút có khắc dòng chữ Trung Quốc và số 366. Thân bút là một ống nhựa màu đen, trơn bóng, càng về phía sau càng thon lại như búp măng non. Mở nắp bút ra, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh như ánh sao đêm. Em xoay thân bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su phía ngoài là một ống sắt mạ bạc có rãnh khuyết hai bên dùng để đẩy không khí trong ruột gà ra ngoài, nhúng vào lọ mực. Chiếc ruột gà trở lại trạngthái ban đầu đồng thời mực trong lọ cũng được hút lên đầy ruột gà. Phía trong ruột gà có một ống nhựa rỗng, nhỏ như que tăm dùng để dẫn mực. Hôm mới dùng chiếc bút lần đầu, nét chữ còn gai gai. Nhưng chỉ một tuần sau, ngòi bút lại trơn, chạy đều trên trang giấy và nét chữ trở nên mềm mại. Nhờ đó, kết quả học tập của em ngày một tiến bộ.
Em thầm cám ơn mẹ đã tặng em một món quà này! Hằng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây bút là người bạn thân thiết của em. Em giữ gìn cây bút rất cẩn thận. Mỗi khi làm xong công việc của mình, em để cây bút được nằm gọn trong hộp bút, ngủ một giấc ngon lành.
Tả cây bút máy bài số 2:
Em thường ao ước có một cây bút máy nhưng ba em bảo: "Bao giờ con lên lớp Năm ba mới mua cho con!". Rồi một hôm ba đi thành phố về, gọi em lại, đưa cho em một chiếc bút hiệu Hồng Hà gần giốngnhư chiếc bút Trung Quốc của bạn Nam ngồi cạnh em.
Chiếc bút (viết) máy, một đồ dùng học tập không thể thiếu được đối với tất cả học sinh.
Cây viết dài gần một gang tay. Thân viết tròn nhỏ bằng ngón tay út của người lớn. Toàn thân bút làm bằng nhựa tổng hợp nhẵn bóng.
Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như một viên phấn màu. Nắp viết cùng màu xanh nhưng được gắn thêm một que cài bằng thép không rỉ dùng để cài viết vào túi áo mỗi khi viết xong. Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung vào lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng nhưng rất dai dùng để đựng mực. Mỗi khi em lấy mực, chỉ cần bóp dẹt cái ruột gà rồi nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả ruột gà ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà, viết cả buổi không hết mực. Phải nói rằng, từ khi có chiếc bút Hồng Hà, nét chữ của em dường như đẹp hơn, mềm mại hơn nhiều. Bài học ở lớp em đều ghi đầy đủ, không phải mất thì giờ chấm mực như hồi viết bằng cây viết lá tre. Những trang viết cũng sạch sẽ hơn, không bị vây mực lem nhem như hồi trước nữa. Khi viết xong, em thường lấy giẻ lau nhẹ ngòi viết cho khô rồi đóng nắp viết lại, bỏ vào hộp bút cẩn thận.
Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như mới. Cây viết đã cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày để đạt được kết quả cao trong học tập.
Văn mẫu lớp 5 bài: TẢ TẤM BẢN ĐỒ VIỆT NAM
Lớp học của em là một căn phòng quét vôi màu xanh dịu. Không biết ngẫu nhiên hay do một lí do nào đó ở gần bàn giáo viên có một tấm bản đồ Việt Nam. Chắc nó đã được treo ở đây lâu lắm rồi, bởi nhìn khung gỗ đã phai màu vécni song tấm bản đồ vẫn còn sáng sủa do được bao bọc bằng một tấm mica.
Cứ mỗi khi chuông reo báo hiệu giờ chơi, các bạn chạy ùa ra sân như ong vỡ tổ, còn em và một số nữa vài ba đứa thường xúm nhau lên tấm bản đồ. Mấy đứa bạn thường hay tìm địa danh của quê hương em. Trong lớp, chỉ có mình em là quê ở xa. Bố mẹ em vào công tác trong Nam đã lâu lắm rồi, nghe nói cũng đã gần hai mươi năm. Bản thân em cũng được sinh ra trên mảnh đất Nam Bộ này. Nghe bố mẹ nói quê mình ở Thanh Hóa, xa lắm. Em cũng chỉ có biết vậy. Mấy lần về thăm quê rồi nhưng em cũng chỉ nhớ mang máng thôi, không rõ lắm. Tụi bạn em đứa nào cũng hiếu kì, nên cứ rỗi là lên tấm bản đồ xem cho rõ các địa danh.
Tấm bản đồ có kích thước bằng mặt bàn của giáo viên. Trên bản đồ dường như có ít nhất là năm màu cơ bản, dùng để biểu đạt sự phân bố địa hình của các vùng trong cả nước. Màu xanh nhạt và đậm dần về phía đông là màu của biển cả đại dương. Màu xanh lá mạ là vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và ven biển miền Trung.Màu gạch là màu đồi núi cao nguyên. Càng đậm bao nhiêu là sự biểu hiện địa hình càng cao bấy nhiêu so với mặt biển. Nhờ vào độ đậm nhạt của các màu sắc mà em có thể nhận biết được đặc điểm địa hình trong cả nước.
Ở ngoài khơi xa, tính từ cực Nam của Nam Bộ nhìn về hướng biển Đông là quần đảo Trường Sa nổi lên giữa màu xanh của biển cả, bằng những chấm nhỏ màu gạch nung. Ở đấy có các đơn vị bộ đội hải quân ngày đêm canh gác để giữ gìn mảnh đất của cha ông ngàn năm để lại.
Người ta gọi đất nước mình là bán đảo quả không sai. Từ Trà cổ tỉnh Quảng Ninh chúng ta men theo bờ biển cong cong dịu dàng, thon thả hình chữ "S" đến điểm cuối cùng của cực Nam Tổ quốc là mũi Cà Mau, biển vẫn dạt dào vỗ sóng theo chiều dài trên hai ngàn cây số, rồi biển tiếp tục rẽ ngoặt bao lấy địa phận tỉnh Kiên Giang, biển vỗ sóng bốn bề xung quanh đảo Phú Quốc. Trong màu xanh da trời bạt ngàn ấy có một vùng nổi lên màu xanh dương hình ông Gióng đang cưỡi ngựa bay về trời. Có lẽ nơi này là chỗ sâu nhất ở biển Đông.
Đúng là đất nước mình cong cong hình chữ s nhưng em cũng thấy nó giống như một con rồng khổng lồ đang bay vút lên không trung mà người ta gọi là thế "rồng thăng". Nhìn từ Bắc tới Nam mỗi vùng đều được thể hiện một sắc màu riêng biệt. Thành phố Hà Nội – Thủ đô của cả nước được tô màu hồng phấn. Thành phố mang tên Bác màu gạch nung. Các tỉnh Nam Bộ, Bắc Bộ màu xanh lá mạ. Trện tấm bản đồ em cũng thấy được dòng chảy của các con sông. Tất cả dường như đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ rồi uốnlượn như một dải lụa màu ngọc bích để ra biển Đông. Con sông Hồng chở nặng phù sa bồi đắp cho đồng bằng Bắc bộ ngày một thêm trù phú. Và ở kia, con sông Cửu Long xòe chín nhánh bồi đắp phù sa màu mỡ cho đồng bằng Nam Bộ –vựa lúa của Tổ quốc.
Nhìn lên tấmbản đồ mà lòng em càng thấy yêu Tổ quốc mình hơn. Từ những đỉnh núi cao ngất của dãy Trường Sơn hùng vĩ cho đến những, dòng sông vỗ cánh hiền hòa, từ miền cao nguyên đất đỏ với những rừng cà phê bạt ngàn cho đến ồhững vùng cát trắng miền Trung... Tất cả đềugợi lên trong em một dáng hình, một thế đứng ngàn đời, thế đứng của một con rồng đang cất mình bay lên.
Tả tấm bản đồ Việt Nam bài 2
Hồi đầu năm học, không biết ai đã gửi tặng mẹ tấm bản đồ Việt Nam. Mẹ cho em trang trí phòng học của mình. Vị trí mà em chọn treo tấm bản đồ lên đó ngay cạnh cửa sổ kê bàn học. Những lúc học bài xong, em thường ngước lên bản đồ tìm cái địa danh mà bố bảo là nơi chôn nhau cắt rốn của bố...
Tấm bản đồ được bố thuê thợ đóng khung và lồng vào trong một tấm mi ca nên dễ lau chùi bụi bặm mà không làm cho nó bị trầy xước. Kích thước tấm bản đồ cũng xấp xỉ bằng tấm lịch cỡ lớn. Chiều ngang độ năm mươi phân, chiều dài độ bảy mươi phân. Tấm bản đồ không chỉ vẽ hình dáng của đất nước Việt Nam mà còn vè đường biên giới liên quan đến Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc. Đất nước Việt Nam được hiện lênrất rõ nhờ vạch biên giới được in bằng màu mực đen đứt đoạn. Đúng là nó giống hệt chữ "S'Y mềm mại và duyên dáng. Các màu sắc được dùng trên tấm bản đồ phù hợp với việc phân bố địa hình trên cả nước. Những vùng xanh đậm kéo dài mãi từ cao nguyên Đồng Văn chạy dọc theo biên giới Việt –Lào cho đến tận cực Nam Trung Bộ, đó chính là dãy Trường Sơn hùng vĩ. Đồng bằng Bắc bộ, ven biển miền Trung và đồng bằng Nam Bộ được tô bằng màu xanh nhàn nhạt và hình những cây lúa. Biển Đông vùng "biển bạc" của Tổ quốc thì được tô màu xanh da trời rồi đậm dần ra ngoài khơi nơi có đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ở trung tâm khu vực phía Bắc nơi có đánh một vòng tròn to bằng nắp chai nước suối, ở giữa là ngôi sao năm cánh màu đỏ, đó chính là trái tim của Tổ quốc –Thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta. Ở đó có quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi Bác Hồ kính yêu đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và bây giờ là nơi Bác đang nằm yên nghĩ ở đó. Các thành phố lớn như Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh được khoanh bằng những vòng tròn nhỏ hơn. Các thủ phủ củacác tỉnh trong cả nước đều được ghi rõ lên tấm bản đồ. Chỉ cần lướt qua trên mặt bản đồ em có thể nhận ra địa danh của những vùng cần tìm. Hôm ngồi cùng với bố xem bản đồ, bố hỏi: "Con thử tìm trên tấm bản đồ này, quê hương mình ở đâu?". Em trả lời cho bố ngay: "Cái chỗ eo nhất trên tấm bản đồ đó bố! Chỗ mà có chữ Đồng Hới ạ". Bố nhìn em rồi nói: "U, quê mình ở đấy. Hè này sau khi chị Hai học xong năm thứ nhất, bố sẽ đưa hai con về thăm quê. Lâu quá rồi bố chưa về thăm quê được. Nhớ lắm con ạ!"
Đây là tấm bản đồ hành chính mà hiện em đang treo ở phòng học của mình. Bố nói: ''Bây giờ và cả khi con lên học cấp hai, cấp ba, tấm bản đồ này sẽ giúp con nhiều, nhất là khi học môn Địa lí Việt Nam đấy con ạ! Hãy giữ gìn cẩn thận nghe con!"
Văn mẫu lớp 5 hay bài 3: Bản đồ Việt Nam
Mỗi ngày đến trường là một niềm vui , em tung tăng cắp sách tới trường, tới lớp, được gặp bạn bè, thầy cô ... Trong lớp có rất nhiều đồ vật như: bảng đen, chiếc đồng hồ treo tường... nhưng đồ vật em thích nhất trong lớp đó là tấm bản đồ Việt Nam.
Bản đồ cao khoảng hơn một mét và rộng bằng một cánh tay của em. Bên ngoài, nó được bọc một tấm ni lông mỏng để giữ bản đồ sạch hơn. Đối với mọi người, có lẽ cái bản dồ này rất xấu và cũ kĩ nhưng đối với em thì chiếc bản đồ này là vật vô giá không có đồ vật nào trong lớp sánh bằng.
Bản đồ có dạng hình chữ nhật, khung của nó được làm bằng nhựa. Bốn rìa ngoài được các nhà thiết kế làm thành những thanh nhựa màu đen rất chắc chắn. Giữa các thanh nhựa đó có kẽ những đường viền thẳng băng màu trắng và xanh trông rất đẹp. Bản đồ được đặt chễm chệ trên tường nhờ mấy chiếc đinh này được bẻ cong lại để giữ bản đồ đứng yên trên tường mà không bị ngã đè lên học sinh. Ở giữa khung, người ta lồng vào đó một tấm giấy có vẽ bản đồ thu nhỏ rồi dán keo để nó dính chặt.
Dưới bản đồ có phần chú thích giúp chúng em dễ tìm hiểu về đất nước Việt Nam thân yêu của mình. Mình đố các bạn có biết nước Việt Nam mình có hình gì nào không? À, hình chữ S đấy các bạn ạ? Bên phải được sơn một màu xanh dương rất rộng có đề chữ "Biển Đông". Phía trên bản đồ đó là vị trí của nước Trung Quốc, một đất nướcrất nhiều dân số. Còn phía bêntrái là các nước láng giềng của Việt Nam như: Lào, Campuchia, Thái Lan.... Ôi trông nó thật hấp dẫn làm sao! Vào tiết địa lí cô hay cho chúng em xác định các vị trí của bài học trên bản đồ. Lúc nào lên bảng em cũng được cô khen là giỏivì luônxác định đúng vị trí của nó. Bản đồ này là một người thành viênrất có ích của lớp Năm A chúng em. Nó luônnhắc nhở chúng em học tập thật tốt để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp thêm. Em sẽ siêng năng giữ gìn nó để bản đồ không bị rách và lau chùi nó mỗingày để bản đồ luôn không bị bám bụi.
Em rất yêu quý và thích tấm bản đồ này. Em xem nó như một đồ vật gần gũi với em khi ở lớp. Dù còn mấy tháng nữa em sẽ rời xa ngôi trườngđể đến một ngôi trường mới. Em tự hứa với lòng sẽ cố gắng học thật tốt để sao này lớn lên sẽ là nhà thiết kế những đồ vật ngộ nghĩnh dễ thương làm cho cuộc sống đẹp hơn .
Những bài văn mẫu lớp 5 hay: TẢ BỘ XA LÔNG NHÀ EM
Bộ xa-lông bằng gỗ lát hoa để ở phòng khách là kỉ vật của ông nội. Ngày về hưu, Bộ Tư lệnh Quân đoàn II vừa tặng ông bộxa –lông này.
Ông nội về hưu được sáu năm, qua đời trong nỗi buồn xót thương của con cháu. Tính đến nay, ông mất vừa bốn năm. Bộ xa-lông vừa bóng lên màu nâu thẫm, màu thời gian 20 năm có lẻ.
Nhà bố mẹ em ở là ngôi nhà cổ 5 gian lợp ngói do ông bà để lại. Cho đến nay, bộ xa –lông vẫn là thứ có giá trị nhất trong gia đình. Ở gian giữa bày bàn thờ ông bà và kê bộ xa-lông. Mặt bàn lại được úp lên một tấm kính màu rất đẹp, nặng phải đến hai người mới xê dịch được. Chiếc ghế bên trái ngoài cùng là nơi ông ngồi đọc báo, uống trà và tiếp khách. Ông không biết hút thuốc lào, thuốc lá. Trên bàn chỉ bày biện một bộấm trà loại quần ẩm và sáu chiếc chén xếp ngay ngắn trên chiếc đĩa to men xanh.
Em vẫn nhớ như in hình ảnh ông ngồi pha trà, uống trà mỗi sáng khi con cháu đang mơ màng ngủ. Mái tóc bạc phơ, ông tựa lưng vào ghế, trông gương mặt phúc hậu của ông thật đẹp. Nơi ông ngồi ngày xưa, bây giờ bố em vẫn thường ngồi. Nhiều lúc, bố ngồi lặng lẽ ngắm lên bàn thờ, đăm chiêu nhìn dáng ông bà, và ba tấm Huân chương cao quý của ông để lại lồng trong khung kính. Đến ngày giỗ ông, năm nào bố em cũng pha một ấm trà, loại chè móc câu Thái Nguyên mà ngày xưa ông thích uống, đặt lên mặt bàn xa-lông. Bố trịnh trọng rót trà vào sáu chiếc chén, rồi lầm rầm khấn trong làn khói trầm quyện đưa hương. Ngày nào bố cũng lau chùi bộ xa –lông một, hai lần. Bố mẹ vừa bàn: sang năm anh Ngọc tốt nghiệp trường đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ lát gạch hoa nền nhà và thuê thợ đánh véc-ni lại bộ xa-lông cho đẹp.
Với ông, bộ xa-lông là tình đồng đội, tình chiến đấu. Mỗi lần có cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cũ về thăm ông, bộ xa –lông là nơi tụ của bao tình đồng chí, tình đồng đội vô cùng thắm thiết. Còn với con cháu hiện nay và sau này, bộ xa –lông là kỉvật thiêng liêng của người cha, người ông kính yêu để lại. Mỗi lần được bố sai đi rửa chén, lúc đặt lên mặt bàn xa-lông em lại bồi hồi tưởng như thấy ông đang ngồi trầm ngâm uống trà mỗi sáng mỗi chiều.
Năm tháng vừa trôi qua, nhưng mái nhà êm ấm của gia đình em vẫn lưu giữ bao kỉ niệm sâu nặng ân tình của ông bà nội. Mảnh vườn nhỏ xinh xắn trồng rau, mấy chậu hoa, góc sân lát gạch, cái bể đựng nước mưa,...và bộ xa –lông bằng gỗ lát hoa này như tiếng nói của gia tiên vọng về trong tâm hồn con cháu mỗi sáng, mỗi chiều, nhất là trong những ngày giỗ ngày Tết.
Văn mẫu lớp 5 hay ĐỀ TÀI: TẢ CÁI BÀN HỌC CỦA EM
Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta. Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không?
Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to. Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa. ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn gọc, kéo thẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên.
Không những thế, bạn cò giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiến, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy baànlà tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nêm bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học mọt cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!
Trải qua đã năm rồi, bàn và ghế –người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.
Văn mẫu lớp 5: TẢ ĐỒ VẬT TRONG GIA ĐÌNH MÀ EM YÊU THÍCH: Tả chiếc đồng hồ
Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bàn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật mẹ mua cho khi em vừa tròn 9 tuổi (10-10-2004).
Chiếc đồng hồ vỏ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ, dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn. Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim giây dài nhất đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn. Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, nhỉnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung vào một cái chốt nằm giữa tâm vòng tròn; cái chốt đen nhánh xinh xinh như một cái cúc bằng kim cương, óng ánh.
Phía sau mặt đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu "Con Thỏ". Có 2 cái núm bằng 2 chiếc cúc bạc để điều khiển giờ, phút và chuông báo thức. Có một gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 vừa bày cho em cách lắp pin, cách điều chỉnh giờ phút, cách dùng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ ợt mà chẳng biết. Không biết, hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế! Trước đây, gia đình em cũng có một cái đồng hồ "Ba con mèo" nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như con bò già ì à ì ạch, có hôm chạy chậm đến nửa tiếng. Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủđộng. 6h30' mỗi sáng, em khoác ba lô sách vởlên vai, đội mũ lên đầu, chào ông bà, chào bốmẹ, em đi bộđến trường. Chiều nào cũng 13h30' em đi đến lớp.
Chưa bao giờđến muộn như một vài bạn khác. Việc học tập ởnhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn: 19h-21h30' học bài, làm bài. 21h45' đi ngủ. 6h nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn lại bài độ10-15 phút , rồi chuẩn bị đi học.
Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo, khoa học trong cuộc sống, học tập, nghỉngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác sang nhà chú Hy hỏi giờ như mọi khi nữa.
Chiếc đồng hồ là quà tặng, chứa đựng bao tình thương của mẹ: "Lan ơi! Con gái mẹ, ngày mai bước sang 10 tuổi rồi đấy nhé". Mẹ vừa nói vừa ôm con gái bé bỏng vào lòng. Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu "tích tích", đều đều, em tưởng như cái đồng hồ nhỏ bé đang thầm với em: "Cố gắng! Cố gắng!" Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuông đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc lên đường.
Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên: "Chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm! Chú mày vừa bảo cho ta biết: giờ còn quý hơn vàng bạc!...".
-mẹ đi ra đồng
-nghé con đi học
Có thể nói quang cảnh buổi sáng sớm thật rộn ràng và nhộn nhịp.
Cũng giống như :'Con đi đường học,mẹ di đường đời vậy'
Sự vất vả của mẹ mong 1 ngày con khôn lớn.
Sáng mai là ngày tôi đi thi “Nghé khỏe Nghé ngoan”. Suốt đêm tôi bồn chồn, thao thức không sao ngủ được. Tôi thầm nghĩ không biết liệu sáng mai mình có đoạt giải không? Các bạn cùng thi với tôi có to, mập và khỏe như tôi không? Ồ, liệu các bạn ấy có hồi hộp như tôi không nhỉ. Tôi mong sao anh gà gáy ngay bây giờ để trả lời cho những câu hỏi trong đầu tôi. Đợi mãi rồi anh gà cũng gáy. Mặt trời bắt đầu nhô lên chào mọi người. Tôi rối rít chạy quanh mẹ rồi giục mẹ dắt tôi đi thi. Lúc này tôi rất vui và phấn chấn.
Buổi sáng, mọi nhà đều mở cửa để đón bầu không khí trong lành và mát mẻ của những ngày đầu thu. Trên con đường làng, người người đi lại đông vui, tiếng nói cười, tiếng chuyện trò râm ran, rộn rã. Xen giữa những âm thanh đó là tiếng xoong chảo, bát đĩa va vào nhau lanh canh; tiếng anh chó đang sủa inh ỏi đòi ăn, rồi tiếng “meo meo” nũng nịu của em mèo nghe mà dễ chịu. Tiếng gáy của anh gà trống nghe mới oai vệ làm sao: “Ò ó o o… Ò ó o o o…”
Ông mặt trời tươi cười tiến dần lên cao, tỏa những tia nắng dịu dàng, mát mẻ xuống mặt đất. Những đám mây trắng phau đang trôi bồng bềnh trên nền trời xanh dịu nhẹ. Ước gì tôi được ngồi trên những đám mây đó để có thể ngắm những phong cảnh tuyệt đẹp trên thế giới này như lời các bác chim đã kể cho tôi nghe lúc đi ra đồng nhỉ!
Bên trái tôi là lũy tre đầu làng, hình như đã tươi tốt lên nhiều. Lá tre to hơn, ít bị dệt và xanh hơn. Mỗi khi có gió, lũy tre rì rào, rì rào nghe như đang hòa nhạc. Bên phải tôi là cánh đồng lúa sắp được thu hoạch. Hôm nay nhìn cánh đồng đẹp hơn hẳn so với chiều qua. Những cây lúa như cao, to hơn, lá lúa dài hơn, to vàng và khỏe hơn. Bông lúa nặng trĩu trông thật thích! Ngắm thửa ruộng của ông chủ lại gợi cho tôi một mùi rơm rạ ngon tuyệt, thơm như sữa mẹ.
Có lẽ hai hàng xoan ven đường là to, cao, và tốt hơn cả. Vỏ cây sần sùi, nứt nẻ. Lá cây xanh mướt, đẹp như được cô gió cắt tỉa khéo léo. Ôi! Bao giờ tôi mới cao như cây xoan kia để ngày nào các bạn chim cũng đến nghỉ chân trên đôi sừng của tôi nhỉ? Ồ, trên cây xoan to nhất có một tổ chích chòe. Chị chích chòe đang ấp trứng. Bên trái cây đó là một tổ chim ri. Hai chị đều đang ấp trứng và chuyện trò với nhau ríu ra ríu rít. Tôi lễ phép chào hai chị. Cả hai chị liền chào tôi rồi chúc tôi đi thi may mắn. Tôi cảm thấy như mọi vật đều chúc tôi thi tốt. Con đường tôi đi mọi ngày rất dài mà sao hôm nay bằng phẳng và ngắn đến thế. Chắc là nó cũng muốn giúp tôi hay sao ấy!
Lúc này tâm trạng tôi vui, lo lẫn lộn, nhưng tôi vẫn vui nhiều hơn. “Vui quá!” Tôi vừa đi vừa nhảy chân sáo khiến ai cũng tưởng tôi đoạt giải nhất rồi đấy!
hòa bình-chiến tranh
thương yêu-căm ghét
đoàn kết -chia rẽ
giữ gìn-phá hoại
Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là ” Truyền kỳ Mạn Lục” gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện ” vợ chàng Trương”. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong Xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.
Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.
Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.
Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải,. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ” chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ” Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi tì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”
Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.
” Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)
Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.
Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.
Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.
Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất- vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học. Trương sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn ” mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi”, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giải tỏ lỗi lòng trong trắng của mình. Nàng ” tắm gọi chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng” kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu… phỉ nhở”. Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương( thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ,” chết trong còn hơn sống đục”
với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch củaVũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ Xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều.
” Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên ái những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cao xã hội phong kiến với những hư tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tàm tòng dây bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu song sống với hụ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra tăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.
Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. chuyện ” Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.
Lang Liêu là một ông hoàng "chỉ chăm lo việc đồng úng trồng lúa, trồng khoai…". Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sông gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ông mồ côi mẹ, một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, cố nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: "Thần bảo như nhân bảo".
Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao – Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu hương vị sẩn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành 2 thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.
Lang Liêu là một ông hoàng "chỉ chăm lo việc đồng úng trồng lúa, trồng khoai…". Đó là một ông hoàng giàu nhân đức, rất cần cù, sông gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ông mồ côi mẹ, một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, cố nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: "Thần bảo như nhân bảo".
Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao – Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu hương vị sẩn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành 2 thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.