K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2020

Hậu quả của đột biến dị bội là sự biến đổi số lượng NST làm mất cân bằng gen, có thể gây ra những rối loạn về sinh lí, sinh hóa trong tế bào và cơ thể dẫn đến các hội chứng bệnh lí khác nhau thậm chí gây chết.

20 tháng 4 2020

* Sinh vật ăn sinh vật khác con người lợi dụng mối gian hệ đó dùng để tiêu diệt sâu bọ gây bệnh nhờ sử dụng thiên địch

Ví dụ : Dùng cá vàng diệt bọ gây

Dùng mèo diệt chuột

* Ý nghĩa :

Duy trì cân bằng sinh học , có thể ứng dụng tiêu sâu bệnh trong nông nghiệp để nâng cao năng suất

20 tháng 4 2020

Quan hệ đối địch:

Quan hệ ăn thịt con mồi: Loài này sử dụng loài kia làm nguồn thức ăn.

Ví dụ: Hổ ăn hươu, nai; cáo ăn gà...

- Con người vận dụng quan hệ này trong đời sống và thực tiễn sản xuất như nuôi mèo để bắt chuột; nuôi kiến để ăn rệp cây...

21 tháng 4 2020

Câu 1:

Điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen là: Các cặp alenquy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì sẽphân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử và sự tổ hợp ngẫu nhiên của cácgiao tử trong quá trình thụ tinh tạo nên các biến dị tổ hợp.

Câu 2 :

Thí nghiệm của Menđen ờ trên chỉ mới đề cập tới sự di truyền của hai cặp tính trạng do 2 cặp gen tương ứng chi phối. Trên thực tế, ở các sinh vật bậc cao, kiểu gen có rất nhiều gen và các gen này thường tồn tại ở thể dị hợp, do đó sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu là cực kì lớn.

Quy luật phân li độc lập đã chỉ ra một trong những nguyên nhân làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối. Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đôi với chọn giống và tiến hoá.

Câu 3 :

- Ở các loài sinh sản giao phối, biến dị phong phú hơn nhiều so với những loài vô tính

Vì sự phân li độc lập của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử sẽ tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau .

Hai cơ thể có kiểu gen khác nhau tiến hành giao phối sẽ dẫn đến sự tổ hợp tự do của các loại giao tử khác nhau và phát sinh ra nhiều biến dị tổ hợp

Ở loài sinh sản vô tính con cái có kiểu gen và kiểu hình giống mẹ, nên không xuất hiện các biến dị

Câu 4 :

NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền: Việc tập hợp ADN thành NST có vai trò lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền trong tế bào.

NST là cấu trúc mang gen nằm trong nhân TB, dễ bắt màu với thuốc nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm kiềm tính.

* Cấu trúc:- NST thường chỉ được quan sát rõ nhất rkif giữa của quá trình phân bào. Lúc này nó đóng xoắn cực đại và có dạng đặc trưng. Vào kì này, NST gồm 2 cromatit giống hệt nhau dính với nhau ở tâm động. Tại vị trí tâm động, NST có eo thứ nhất chia nó thành 2 cánh. Trên cánh của 1 số NST còn có eo thứ 2.

- Trong mỗi cromatit chứa 1 phân tử AND và 1 loại protein là loại histon.

* Chức năng:- NST cso vai trò rất quan trọng trong sự di truyền, do nó có những chức năng sau:

+ NST là cấu trúc mang gen. Gen nằm trên phân tử AND của NST. Gen chứa thông tin quy định tính trạng di truyền của cơ thể.

+ NST cso khả năng tự nhân đôi để truyền thông tin di truyền qua các thế hệ. NSt nhân đôi được là nhờ phân tử AND nằm trong nó nhân đôi.

- NST kép là NST được tạo từ sự nhân đôi NST, gồm 2 cromatit giống nhau và dính ở tâm động, mang tính chất một nguồn gốc: Hoặc có từ bố hoặc có từ mẹ.

Câu 5 :

Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

  • Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.
  • Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.
  • Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.
21 tháng 4 2020

– Đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vậtvì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Vai trò:

- Cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa

- Tạo ra các alen mới trong quần thể

Ý nghĩa:

- Làm xuất hiện các biến dị di truyền.

- Làm phong phú vốn gen của quần thể, khiến cho vật chất di truyền ngày càng đa dạng.

- Là cơ sở để hình thành loài mới.

21 tháng 4 2020

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. Đột biến gen là biến dị di truyền được

– Số lượng và trình tự các cặp nucleotit ở đoạn (b), (c), (d) khác so với đoạn (a)

+ Đoạn (b) là đột biến gen dạng mất (cặp X-G)

+ Đoạn (c) là đột biến gen dạng thêm (cặp T-A)


Câu 1:Môi trường là gì?Có những loại môi trường nào?Tại sao sự tồn tại và phát triển của sinh vật có liên quan chặt chẽ với môi trường? Câu 2:Nhân tố sinh thái là gì?Bao gồm những nhóm nào?Phân biệt nhân tố vô sinh,hữu sinh và con người.Tại sao có thể tách riêng nhân tố con người khỏi nhân tố hữu sinh? Câu 3: a)Thế nào là giới hạn sinh thái?Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi sống trong...
Đọc tiếp

Câu 1:Môi trường là gì?Có những loại môi trường nào?Tại sao sự tồn tại và phát triển của sinh vật có liên quan chặt chẽ với môi trường?

Câu 2:Nhân tố sinh thái là gì?Bao gồm những nhóm nào?Phân biệt nhân tố vô sinh,hữu sinh và con người.Tại sao có thể tách riêng nhân tố con người khỏi nhân tố hữu sinh?

Câu 3:

a)Thế nào là giới hạn sinh thái?Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi sống trong khoảng thuận lợi,khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn chịu đựng và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó?

b)-Cá rô phi Việt Nam bị chết khi nhiệt độ xuống dưới 50c hoặc cao hơn 420c và sinh sống tốt nhất ở 300c.

-Cá chép Việt Nam có các giá trị tương ứng 20c;440c và 280c.

Hãy vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái về nhiệt độ của hai loài trên?Loài nào có khả năng phân bố rộng hơn?

1
20 tháng 4 2020

Câu 1:

- Môi trường sống của sinh vật là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các các yếu tố cấu tạo nên môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật

- Có 4 loại môi trường :

+ Môi trường nước

+ Môi trường trong đất

+ Môi trường trên mặt đất - Không khí (môi trường trên cạn)

+ Môi trường sinh vật
-Sự tồn tại và phát triển của sinh vật có liên quan chặt chẽ với môi trường vì môi trường có những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Câu 2:

-Nhân tố sinh thái là nhân tố có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
-Gồm có 3 nhóm nhân tố sinh thái :

+ Nhân tố vô sinh

+ Nhân tố hữu sinh

+ Con người

-Phân biệt nhân tố vô sinh,hữu sinh và con người

+Các nhân tố vô sinh: là nhân tố không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ như nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng.

+Các nhân tố hữu sinh: là nhân tố có khả năng tổng hợp chất hữu cơ như động vật thực vật .

+ Nhân tố con người: hoạt động tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sinh vật.

- Có thể tách riêng nhân tố con người khỏi nhân tố hữu sinh vì vì các hoạt động của con người đã ảnh hưởng to lớn đến các sinh vật khác

Câu 2:

-Nhân tố sinh thái là nhân tố có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
-Gồm có 3 nhóm nhân tố sinh thái :

+ Nhân tố vô sinh

+ Nhân tố hữu sinh

+ Con người

-Phân biệt nhân tố vô sinh,hữu sinh và con người

+Các nhân tố vô sinh: là nhân tố không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ như nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng.

+Các nhân tố hữu sinh: là nhân tố có khả năng tổng hợp chất hữu cơ như động vật thực vật .

+ Nhân tố con người: hoạt động tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sinh vật.

- Có thể tách riêng nhân tố con người khỏi nhân tố hữu sinh vì vì các hoạt động của con người đã ảnh hưởng to lớn đến các sinh vật khác

Câu 3:

a) + Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.

+Sinh vật sống trong khoảng thuận lợi: Sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

+Sống ở ngoài thuận lợi nhưng trong giới hạn: Sinh trưởng, phát triển kém hơn vì luôn phải chống chịu trước những yếu tố bất lợi từ môi trường.

+Sống ngoài giới hạn chịu đựng: Sẽ yếu dần và chết.

b)Cá chép có phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

20 tháng 4 2020

5 chuỗi thức ăn là :

+ Cây cỏ -> ếch nhái -> rắn -. vi khuẩn

+ Cây cỏ-> chấu chấu -> gà rừng -> Vi khuẩn

+ Cây cỏ -> gà rừng -> cáo -> hổ -> vi khuẩn

+ Cây cỏ -> gà rừng -> diều hâu -> rắn -> vi khuẩn

+ Cây cỏ -> dê -> hổ -> vi khuẩn

20 tháng 4 2020
https://i.imgur.com/7QA4EA3.png