K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá:

- Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá. Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

- Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau. Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

- Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.

Phần thịt lá quan trọng nhất vì nó có lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.

10 tháng 12 2017

lá gồm có cuống và phiến .trên phiến gồm có nhiều gân

phần quan trọng nhất của lá là phiến lá vì phiến lá là phần rộng nhất của lá giúp hứng được nhiều ánh sáng

-Nêu đặc điểm của hình thức sinh sản sinh dưỡng ( đặc điểm của cơ thể con so với cơ thể mẹ, số cá thể tham gia sinh sản, sự thích nghi của đời con trong môi trường sống). - em có thể giải thích ( đưa ra lí do) câu trả lời của mình. -làm bài tập sau: Hãy lựa chọn các nội dung ở cột B phù hợp với cột A để hoàn thành định nghĩa sinh sản vô tính và sinh sản sinh dưỡng ở thực...
Đọc tiếp

-Nêu đặc điểm của hình thức sinh sản sinh dưỡng ( đặc điểm của cơ thể con so với cơ thể mẹ, số cá thể tham gia sinh sản, sự thích nghi của đời con trong môi trường sống).

- em có thể giải thích ( đưa ra lí do) câu trả lời của mình.

-làm bài tập sau:

Hãy lựa chọn các nội dung ở cột B phù hợp với cột A để hoàn thành định nghĩa sinh sản vô tính và sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

A

B

- Sinh sản vô tính là

hình thức sinh sản...

- Sinh sản sinh dưỡng

là hình thức sinh sản...

- không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.

- có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.

- con có nhiều điểm khác nhau và khác bố mẹ.

- các con giống nhau và giống hệt bố mẹ.

- con được hình từ một phần/ một bộ phận của cơ thể mẹ.

- con được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ.


Mình đang cần gấp giúp mk với

1
10 tháng 12 2017
A B
_ sinh sản vô tính là hình thức sinh sản ...

_ không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.

_ các con giống nhau và giống hệt mẹ.

_ con được hình thành từ một phần /một bộ phận của cơ thể mẹ.

_ Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản ...

_có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.

_ con có nhiều điểm khác nhau và khác bố mẹ.

_con được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ.

mk chỉ biết làm bảng này thôi bạn thông cảm nha

Cấu tạo ngoài của lá:

- Hình dạng: dạng bản dẹt, có hình tim, hình dải, hình tròn…

- Kích thước: nhỏ, trung bình, lớn

- Màu sắc: có màu xanh lục

- Diện tích phần phiến: lớn và rộng hơn so với phần cuống

→ Giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ

Các kiểu xếp lá trên thân:

- Lá mọc cách: các lá mọc so le nhau trên cành như lá cây dâu, lá cây dâm bụt…

- Lá mọc đối: từng đôi lá đối xứng nhau trên cành như; lá ổi, lá hải đường, lá mẫu đơn.

- Lá mọc vòng: lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành như lá cây dây huỳnh, lá trúc đào…

10 tháng 12 2017

Đặc điểm cấu tạo ngoài của lá

undefined

undefined

Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây một năm

A) Cây xoài, cây hành, cây cau.

B) Cây cải, cây lạc, cây hành.

C) Cây chanh, cây ớt, cây rau bợ.

D) Cây hoa hồng, cây hoa cúc, cây táo.

Chọn B: Cây cải, cây lạc, cây hành.

10 tháng 12 2017

mạch rây và mạch gỗ

10 tháng 12 2017

+ Mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan do rễ hút vào theo chiều từ dưới lên trên (rễ - thân - lá)

+ Mạch rây: vận chuyển các chất hữu cơ theo chiều từ trên xuống dưới (lá - thân - rễ)

Bộ rễ của cây thường ăn sâu lan rộng số rễ con nhiều. Vì cây mọc cố định một chổ cho nên bộ rễ phát triển để hút đủ nước và muối khoáng cần thiết để sống. Chúng có màu vàng vì chúng ở dưới đất (có màu vàng).

Các biện pháp làm đất thoáng:

-Cày bừa kĩ trước khi gieo hạt
-Luôn xới xáo cho đất tơi xốp
-Phơi ải đất trước khi cấy
-Làm cỏ sục bùn
-Tránh úng lâu đối với cây trên cạn bằng cách tháo nước.

Các loại lá biến dạng và ví dụ:

- Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ở lá VD: cây xương rồng,... - Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây… - Lá vảy: che chở cho thân rễ VD: Cây dong ta… - Lá dự trữ: lá dự trữ chất hữu cơ. VD: Cây hành, tỏi… - Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi. VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm…

+ Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng.

+ Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.

+ Trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

10 tháng 12 2017

+ Cấu tạo bên ngoài của lá gồm:

- cuống lá

- Phiến lá, trên phiến lá có nhiều gân lá

+ Phiến lá có dạng bản mỏng là phần rộng nhất của lá, có màu xanh lục, hình dạng khác nhau tùy từng loại lá ...

10 tháng 12 2017

+ Thí nghiệm cây thải khí cacbonic trong quá trình hô hấp

- Đặt hai cốc nước vôi trong lên hai tấm kính, úp hai chiếc chuông lên (chuông A và chuông B)

- Trong chuông A có đặt 1 chậu cây, chuông B không có

- Sau 1 thời gian quan sát thấy cốc nước vôi trong ở chuông A có lớp váng dày hơn trong chuông B

+ Thí nghiệm chứng minh cây sử dụng khí oxi trong quá trình hô hấp

- Đặt chậu cây trong chiếc cốc

- Đậy tấm kính lên trên

- Dùng giấy đen bịt kín chiếc cốc lại

- Sau 6h đưa que đóm đang cháy lại gần miệng cốc thấy que đóm tăt

\(\rightarrow\) trong cốc ko còn khí oxi \(\rightarrow\)khi cây hô hấp đã sử dụng khí oxi

10 tháng 12 2017

Tầng phát sinh đã học đâu bạn

10 tháng 12 2017

+Tầng phát sinh ngoài là tầng phát sinh bần-lục bì, có vị trí không cố địn trong vỏ cấp 1, từ biểu bì đến trụ bì, , phía ngoài tạo ra 1 lớp mô che chở cấp 2(bần) và phía trong tạo mô mềm cấp 2(lục bì), lớp bần caais tạo bởi nhiều tầng tb có vách hóa bần nên ko thấm nc và kk, lớp lục bì cấu tạo bởi nhiều tầng tb sống có vách ...

10 tháng 12 2017

theo tao nghĩ là không vì trong cốc nước có khí ô-xi hay các-bô-nic gì ấy nên nó k tắt

10 tháng 12 2017

Nếu đặt thêm cốc nước vôi trong vào thí nghiệm chứng minh cây sử dụng khí oxi trong quá trình hô hấp thì que đóm vẫn tắt bình thường nha em!

Vì: trong quá trình hô hấp cây đã sử dụng hết khí oxi có trong cốc rồi, còn cốc nước vôi trong đó thì em sẽ thấy nó bị đục chứng minh rằng trong quá trình hô hấp cây đã thải ra khí cacbonic

(có thể làm gộp như vậy để chứng minh được là cây sử dụng khí oxi và thải ra khí cacbonic trong quá trình hô hấp mà ko cần phải làm 2 thí nghiệm như SGK)