K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2017

Trả lời :

Cách đây khoảng 2007 năm , người Việt đã có một quốc gia do mình làm chủ , do mình thành lập , không còn là những bản làng riêng rẽ.

( Đã có một tổ chức chính quyền cai quản cả đất nước ).

2 tháng 1 2017

* Khẳng định sự tồn tại có thật của thời đại Hùng Vương.
* Người Việt cổ tạo dựng nền văn minh đầu tiên với những thành tựu vô cùng to lớn và rực rỡ khẳng định lịch sử dựng nước sớm và lâu đời của dân tộc Việt Nam tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam
* Với những thành tựu rực rỡ đó đã tạo nên lối sống truyền thống, bản lĩnh của dân tộc Việt -> trở thành vị thế chủ động cho dân tộc Việt bước vào cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc hơn 1000 năm, sau đó giành lại độc lập dân tộc, bước vào thời kỳ phát triển.

2 tháng 1 2017
1. Về kinh tế: Phương Đông:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dòng sông lớn giàu phù sa, màu mỡ, khí hậu ấm nóng.
+ Kinh tế: Nông nghiệp thâm canh +thủ công nghiệp +chăn nuôi.

Phương Tây:
+ Có Địa Trung Hải là nơi giao thông, giao thương thuận lợi.
+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.
+ Đất canh tác không màu mỡ.
+ Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát đạt.

2. Về xã hội:
Ở phương Đông:
Phân chia thành 3 giai cấp:
Quý tộc: Tầng lớp có đặc quyền.
Nông dân công xã: tầng lớp xã hội căn bản và là thành phần sản xuất chủ yếu.
Nô lệ: làm việc hầu hạ trong cung đình, đền miếu, nhà quý tộc và những công việc nặng nhọc nhất.

Ở phương Tây: 3 giai cấp.
Chủ nô: rất giàu có thế lức kinh tế, chính trị.
Bình dân: Dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.
Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào.

3. Về Chính trị.
Phương Đông: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.
Phương Tây: Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất dân chủ rộng rãi).
Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính ccuar chủ nô, dân chủ chủ nô.
2 tháng 1 2017
1. Về kinh tế:

Phương Đông:
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dòng sông lớn giàu phù sa, màu mỡ, khí hậu ấm nóng.
+ Kinh tế: Nông nghiệp thâm canh +thủ công nghiệp +chăn nuôi.

Phương Tây:
+ Có Địa Trung Hải là nơi giao thông, giao thương thuận lợi.
+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.
+ Đất canh tác không màu mỡ.
+ Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát đạt.

2. Về xã hội:
Ở phương Đông:
Phân chia thành 3 giai cấp:
Quý tộc: Tầng lớp có đặc quyền.
Nông dân công xã: tầng lớp xã hội căn bản và là thành phần sản xuất chủ yếu.
Nô lệ: làm việc hầu hạ trong cung đình, đền miếu, nhà quý tộc và những công việc nặng nhọc nhất.

Ở phương Tây: 3 giai cấp.
Chủ nô: rất giàu có thế lức kinh tế, chính trị.
Bình dân: Dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.
Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào.

3. Về Chính trị.
Phương Đông: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là "Thiên tử" nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.
Phương Tây: Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (tính chất dân chủ rộng rãi).
Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính ccuar chủ nô, dân chủ chủ nô.
2 tháng 1 2017

- Văn Lang có công trình tiêu biểu như : Trống Đồng
- Âu Lạc có công trình tiêu biểu như : Thành Cổ Loa

2 tháng 1 2017

Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc.
Tóm lại, thời Văn Lang - Âu Lạc đã để lại cho chúng ta :
- Tổ quốc
- Thuật luyện kim
- Nông nghiệp lúa nước
- Phong tục, tập quán riêng
- Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước.

- Văn Lang có công trình tiêu biểu như : Trống Đồng
- Âu Lạc có công trình tiêu biểu như : Thành Cổ Loa

1 tháng 1 2017

Nhân dịp năm mới, chúc cho tất cả các thành viên và các thầy cô của Hoc24.vn gặt hài được nhiều thành công, gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống nhé!

20 tháng 1 2017

HAPPY NEW YEAR !!!

 

 

tai-hinh-nen-tet-dong-chuc-mung-nam-moi-21

2 tháng 1 2017

undefined

31 tháng 12 2016

1200 + 2016 = 3216 năm

1 tháng 1 2017

3216 năm

31 tháng 12 2016

Việc khắp nơi đều kéo về Mê Linh nói lên rằng : Nhân dân ta không cam chịu mất nước, căm phẫn chính sách đó hộ thống trị tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc...sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.

Chúc Phan Vân Anh học tốt!:)

31 tháng 12 2016

Nhân dân ta không cam chịu mất nước, căm phẫn chính sách đó hộ thống trị tàn bạo

Việc khắp nơi đều kéo về Mê Linh nói lên rằng : Nhân dân ta không cam chịu mất nước, căm phẫn chính sách đó hộ thống trị tàn bạo của bọn phong kiến phương Bắc...sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ.

31 tháng 12 2016

Trung Quốc

31 tháng 12 2016

An Dương Vương tổ chức kháng chiến chống quân Tần - Trung Quốc.

1 tháng 1 2017

Không phải ai cũng biết thuật luyện kim và tự mình đúc được một công cụ bằng đồng . Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải chuyên tâm lo việc cuốc cày, làm đất, gieo hạt, chăm bón...Số người làm nông nghiệp tăng lên; hơn nữa, để có người làm việc ngoài đồng, phải có người ở nhà lo việc ăn uống. Sự phân công lao động trở thành cần thiết. Phụ nữ, ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải. Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá; một phần chuyên hơn, thì phụ trách việc chế tác công cụ, bao gồm cả việc đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau được gọi chung là các nghề thủ công.

Chúc bạn luôn luôn học tốt nhak!!!!!haha

30 tháng 12 2016

vì xã hội nguyên thủy tan rã .

mọi người có sự phân chia giàu nghèo.

ngững người nghèo phải làm việc cực khổ nên có sự phân công lao động!

vuivui!!!!!!!!!!!!!!

30 tháng 12 2016

Bạn đang muốn hỏi về nguyên nhân ra đời của nhà nước Phương Tây và Phương Đông có gì khác nhau phải không?
Hihi, xem một bài học của mình nhé, sẽ rút ra được câu trả lời trong ấy.
Chúc bạn làm bài tốt.

****************
Theo học thuyết của Mác – Lê nin về nguồn gốc nhà nước, khi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt, không thể tự điều hoà được thì giai cấp mạnh hơn sẽ thành lập một tổ chức để điều hoà những mâu thuẫn ấy và đàn áp những cuộc đấu tranh của giai cấp đối kháng, đồng thời quản lý xã hội theo một khuôn khổ nhất định, phù hợp với ý chí của họ. Tổ chức đó là Nhà nước.
Quá trình hình thành nhà nước có thể được tóm tắt bằng giản đồ sau:
Sự phát triển của LLSX => kinh tế phát triển và có sự phân công lao động xã hội => sự xuất hiện của cải dư thừa để dành và chế độ tư hữu => sự hình thành các giai cấp => và mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hoà được => nhà nước ra đời.
Tuy nhiên ở các quốc gia phương Đông cổ đại, khi các nguyên nhân về kinh tế, xã hội, trình độ phát triển về kinh tế xã hội ở phương Đông chưa cao, chưa chín muồi (khi công cụ sản xuất bằng đồng xuất hiện, lúc đó ruộng đất vẫn thuộc sở hữu chung của các công xã nông thôn, có tập trung trong tay quý tộc chủ nô nhưng không nhiều, sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc, mâu thuẫn giai cấp chưa đến mức gay gắt, chưa trở thành mâu thuẫn đối kháng) thì nhà nước phương Đông ra đời (khoảng TNK IV TCN).
Đây là một ngoại lệ trong học thuyết về nguồn gốc nhà nước của Mác –Lê nin vì ở phương Đông ngoài hiện tượng phân hoá giai cấp, quá trình hình thành nhà nước ở vùng này còn có các điều kiện chủ quan, khách quan thúc đẩy cho nhà nước ra đời sớm.
-Xuất phát từ điều kiện tự nhiên của các nước phương Đông: các nhà nước thường được hình thành ở lưu vực các con sông lớn. Điều kiện thiên nhiên ấy đã chứa đựng sẳn trong đó 2 mặt đối lập:
+ Thuận lợi: hàng năm các con sông bồi đắp phù sa tạo nên những vùng đồng bằng, châu thổ phì nhiêu màu mỡ để cư dân tìm đến định cư, phát triển mạnh nền kinh tế nông nghiệp (trồng lúa nước)
+ Khó khăn: sự dâng nước của các con sông gây nên những trận lụt lớn, làm chìm ngập một vùng lãnh thổ rộng lớn. Sau đó, nước lũ có rút nhưng do rút không đều, ở vùng cao, đất khô nhanh và trở thành rắn và nứt nẻ, gây ra hạn hán, còn ở vùng thấp trũng, nước đọng lại làm thành những vùng đầm lầy, gây khó khăn cho cuộc sống định cư của người dân.
Chính vì những bất lợi trên nên đòi hỏi bất cứ một cộng đồng dân cư nào ở đây cũng phải tiến hành công cuộc trị thuỷ gắn liền với thuỷ lợi nhân tạo như đắp đê ngăn nước, hồ chứa nước, xả lũ.. để cải tạo thiên nhiên.
Công cuộc trị thuỷ đòi hỏi một cộng đồng dân cư rất lớn đoàn kết, thống nhất lực lượng lại để thực hiện cuộc đấu tranh chống lại thiên nhiên. Trong quá trình xây dựng các công trình thuỷ lợi, để công việc đạt hiệu quả cao, cần phải có cần có người lãnh đạo, có sự quản lý thống nhất trong một tập thể. Chính yếu tố quản lý này là tiền đề của việc quản lý nhà nước sau này.
Một điều kiện khác thúc đẩy nhà nước phương Đông ra đời sớm là điều kiện tự vệ chống xâm lược. Bởi vì để tiến hành chiến tranh, cần phải có trật tự, kỷ cương trong một tập thể, đặc biệt cần phải có người thống lĩnh quân đội.
Như vậy, nhân tố trị thuỷ - thuỷ lợi và nhu cầu tự vệ tuy bản thân chúng không thể sản sinh ra nhà nước nhưng có thể thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước trên cơ sở phân hoá xã hội đã ở một mức độ nào đó. Nhà nước ra đời sớm về mặt thời gian, không gian, do điều kiện môi trường tự nhiêm, kinh tế, xã hội đặc biệt của phương Đông. Đó là đặc thù thứ nhất của con đường hình thành nhà nước ở phương Đông.
Đặc thù thứ hai: trong quá trình thiết lập quyền lực nhà nước, tầng lớp quý tộc chủ nô phương Đông nắm độc quyền thống trị. Họ xuất thân từ các quý tộc thị tộc (tù trưởng, tộc trưởng, thủ lĩnh quân sự, tôn giáo), lúc ban đầu họ vốn thực hiện “chức năng xã hội” đảm bảo lợi ích chung của cả cộng đồng, rồi đó chuyển sang “địa vị độc lập đối với xã hội” và cuối cùng “vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội”. Ở phương Đông không có tầng lớp đối trọng chính trị với quý tộc chủ nô là chủ nô công thương như ở phương Tây nên quý tộc chủ nô nắm độc quyền thống trị nhà nước.

30 tháng 12 2016

* Ở phương Đông

- Ai Cập

- Lưỡng Hà

- Ấn Độ

- Trung Quốc

* Ở phương Tây

- Hy Lạp

- Rô-Ma

Tick nhé