K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2022

Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhé

Bác Hồ,Nguyễn Trãi,Nguyễn Du và Chu Văn An

19 tháng 2 2022

tham khảo

Dân tộc ta có cách đánh giặc vô cùng thông minh , sáng suốt , sáng tạo , với nhiều cánh đánh khác nhau , vô cùng phong phú mà ta đã có thể bảo vệ được nền độc  . Rất nhiều cách đánh hay và phong phú như : dùng chiến lược vườn không nhà chống để đánh giặc trong trận kháng chiến chống quân Mông-Nguyên hay cách cắm cọc trên sông , tận dụng yếu tố thủy triều , thiên nhiên để đánh giặc , hoặc chủ động tiến quân trước lấy thế chủ động đánh giặc ,..... điều đó chứng tỏ sự sáng suốt , thông minh trong lối đánh của dân tộc ta. Tuy mỗi một cách đánh khác nhau , chiến lược khác nhau , nhưng chính nhờ sự thông minh đó , sáng suốt đó ta đã bảo vệ được nên độc lập dân tộc trước sự xâm lược của nhân dân ta

19 tháng 2 2022

  Dân tộc ta có nhiều cách đánh giặc giữ nước vô cùng phong phú,sáng tạo.Có nhiều cách đánh như: "Tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt,"Vườn không nhà chống"của quân dân nhà Trần,..Không chỉ vậy, cha ông ta còn tận dụng ưu thế địa lý thuận lợi,lấy yếu tố thủy triều,.. để chống giặc xâm lược tiêu biểu có thể nói đến như: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền,...Hơn thế nữa nghệ thuật quân sự đánh vào tinh thần của giặc,khiến chúng suy sụp từ đó "không đánh mà thắng"cũng được áp dụng một cách thành công.Có thể thấy,dân tộc ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách đánh giặc độc đáo,chính nhờ sự thông minh,sáng suốt của những thế hệ đi trước đã đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi nước ta.Là một học sinh,em cũng phải cố gắng học tập,nghe lời cha mẹ,thầy cô để kiến thiết nước nhà,bảo vệ giang sơn mà ông cha đã hi sinh xương máu để bảo vệ.

19 tháng 2 2022

Tham khảo

1. Về hành chính: Tiến hành phân lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã. Về kinh tế: Bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế má nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiểm. Về văn hóa: Bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa nhân dân ta, đây là chính sách thâm độc nhất. Nhận xét: đây là những chính sách vô cùng tàn bạo của phong kiến phương Bắc hòng bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta và chính sách đồng hóa của chúng là thâm độc nhất. 2. Sau hơn 1 nghìn năm Bắc Thuộc, nhân dân ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán cổ truyển như làm bánh trưng, bánh giầy, ăn trầu,... Ý nghĩa: chứng tỏ một sức sống mãnh liệt của các phong tục tập quán của người Việt được gìn giữ qua nhiều năm từ thời Văn Lang - Âu Lạc. 3. Những thành tựu về văn hoá và kinh tế của Cham-pa :
- Văn hoá : chữ viết, phong tục, tập quán, đặc biệt là những thành tựu về kiến trúc (tháp Chăm, thánh địa Mĩ Sơn).
- Kinh tế : đạt trình độ ngang với các nước xung quanh : công cụ bằng sắt, trồng lúa một năm hai vụ, sử dụng sức kéo trâu bò, khai thác lâm thổ sản, đánh cá, buôn bán...

19 tháng 2 2022

giúp mình phần chính trị với

19 tháng 2 2022

1. Nếu e chiếm được 1 vùng đất , em sẽ lên làm vua 

19 tháng 2 2022

ai cũng muốn cái đó hết mà 

19 tháng 2 2022

Tham khảo

- Đấu trường La Mã tại Ý được xây dựng vào năm 70 và 72 sau công nguyên. Đây là đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời gian.

Trong thời cổ đại, nơi này được ví như con đường đến địa ngục. Đấu trường sử dụng cho các võ sỹ giác đấu và nô lệ có nguồn gốc tù binh chiến tranh thi đấu. Theo ước tính, hơn 500.000 người và hơn 1 triệu động vật chết khi tham gia các trò chơi sinh tử đẫm máu ở đấu trường La Mã nhằm mua vui cho mọi người trong thời gian công trình này hoạt động.

Đấu trường đã có những sự thay đổi lớn trong thời kì Trung Cổ. Một nhà thờ nhỏ được xây dựng ở bên trong của đấu trường vào cuối thế kỉ 6, và sân đấu thì trở thành một nghĩa trang. Nhiều khoảng không bên dưới những bậc thang được sử dụng làm chỗ ở hoặc xưởng thủ công, và người ta tiếp tục thuê nhà ở đó cho tới tận thế kỉ 12. Năm 1349, một trận động đất lớn đã làm sụp đổ toàn bộ phần tường bên ngoài của mặt phía nam.

 

Qua hơn 2000 năm, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, những thay đổi ít nhiều đã được tạo ra và hình thành một đấu trường La Mã - Colosseum như ngày nay. Nó xứng đáng với danh hiệu “Chứng nhân lịch sử” của mình.

19 tháng 2 2022

Bài này a làm không tham khảo đâu nhé =')

19 tháng 2 2022

Tham khảo Wikipedia: 

Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là một trong những cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.

Năm 2020, dân số của Bắc Giang ước đạt 1,841 triệu người, là tỉnh đông dân nhất và có quy mô kinh tế đứng thứ 1 vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 4 vùng thủ đô sau Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương. Bắc Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 12 về số dân, xếp thứ 13/63 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP),ước tính 2020 GRDP đạt 123.750 tỉ Đồng(tương đương 5,3 tỷ usd), GRDP bình quân đầu người đạt 2.900 USD, năm 2020 Bắc Giang lần đầu tiên có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước, đạt 13,02%

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp tỉnh Quảng NinhPhía bắc giáp tỉnh Lạng SơnPhía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà NộiPhía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

Các điểm cực của tỉnh Bắc Giang:

Điểm cực Bắc 21°37'B thuộc vùng núi Giấc Bòng, xã Đồng Tiến, huyện Yên ThếĐiểm cực Đông 107°02'Đ thuộc vùng núi khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn ĐộngĐiểm cực Nam 21°07'B thuộc ngã ba sông Cầu và sông Thương, xã Đồng Phúc, huyện Yên DũngĐiểm cực Tây 105°53'Đ trên sông Cầu thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.

Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.825,75 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.

Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Phía bắc và phía đông nam của tỉnh là vùng rừng núi cao từ 300m - 900 m. Vùng đồi núi thấp và đồng bằng trung du nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung là cánh cung Đông Triều phía ở phía đông nam và và cánh cung Bắc Sơn ở phía tây - bắc. Cánh cung Đông Triều với dãy núi Yên Tử, cao trung bình 300–900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát.

Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó ba sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong.

Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi. Người ta có thể dạo chơi trên hồ Khuôn Thần bằng thuyền đạp chân hoặc thuyền gắn máy, vừa cùng người Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng bản địa hát soong hao, vừa thưởng thức những sản phẩm độc đáo của địa phương như hạt dẻ, mật ong và rượu tắc kè.

Dân cư

Theo điều tra dân số tính đến 0h ngày 01 tháng 04 năm 2019, dân số Bắc Giang có 1.803.950 người, với mật độ dân số 463 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là 23%.

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đông dân thứ 12 cả nước và đông dân nhất vùng trung du và miền núi phía Bắc với 1,80 triệu dân.

Trên địa bàn Bắc Giang có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,95% dân số, nữ giới khoảng 50,05% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 28%; số hộ nghèo chiếm 7.2%.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 8 tôn giáo khác nhau đạt 38.913 người, nhiều nhất là Công giáo có 36.269 người, tiếp theo là Phật giáo có 2.607 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 16 người, Hồi giáo có 10 người, Phật giáo Hòa Hảo có năm người, đạo Cao Đài có ba người, Minh Lý đạo có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương

19 tháng 2 2022

refer:

Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa và có nền văn hoá phong phú, đặc trưng của Kinh Bắc, là một trong những cái nôi của Dân ca Quan họ với 23 làng quan họ cổ được UNESCO công nhận. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.

Năm 2020, dân số của Bắc Giang ước đạt 1,841 triệu người, là tỉnh đông dân nhất và có quy mô kinh tế đứng thứ 1 vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 4 vùng thủ đô sau Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương. Bắc Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 12 về số dân, xếp thứ 13/63 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)[2],ước tính 2020 GRDP đạt 123.750 tỉ Đồng(tương đương 5,3 tỷ usd), GRDP bình quân đầu người đạt 2.900 USD, năm 2020 Bắc Giang lần đầu tiên có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước, đạt 13,02%[3]

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp tỉnh Quảng NinhPhía bắc giáp tỉnh Lạng SơnPhía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà NộiPhía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

Các điểm cực của tỉnh Bắc Giang:

Điểm cực Bắc 21°37'B thuộc vùng núi Giấc Bòng, xã Đồng Tiến, huyện Yên ThếĐiểm cực Đông 107°02'Đ thuộc vùng núi khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn ĐộngĐiểm cực Nam 21°07'B thuộc ngã ba sông Cầu và sông Thương, xã Đồng Phúc, huyện Yên DũngĐiểm cực Tây 105°53'Đ trên sông Cầu thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa.

Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.825,75 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.

Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Phía bắc và phía đông nam của tỉnh là vùng rừng núi cao từ 300m - 900 m. Vùng đồi núi thấp và đồng bằng trung du nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung là cánh cung Đông Triều phía ở phía đông nam và và cánh cung Bắc Sơn ở phía tây - bắc. Cánh cung Đông Triều với dãy núi Yên Tử, cao trung bình 300–900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37 loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát.

Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sông suối, trong đó ba sông lớn là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh năm nước trong xanh. Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng: bên đục, bên trong.

Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông 20 tuổi. Người ta có thể dạo chơi trên hồ Khuôn Thần bằng thuyền đạp chân hoặc thuyền gắn máy, vừa cùng người Sán Chỉ, Cao Lan, Nùng bản địa hát soong hao, vừa thưởng thức những sản phẩm độc đáo của địa phương như hạt dẻ, mật ong và rượu tắc kè.

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Theo điều tra dân số tính đến 0h ngày 01 tháng 04 năm 2019[4], dân số Bắc Giang có 1.803.950 người, với mật độ dân số 463 người/km², gấp 1,5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 là 23%.

Tỉnh Bắc Giang là tỉnh đông dân thứ 12 cả nước và đông dân nhất vùng trung du và miền núi phía Bắc với 1,80 triệu dân.

Trên địa bàn Bắc Giang có 6 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,95% dân số, nữ giới khoảng 50,05% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 28%; số hộ nghèo chiếm 7.2%.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 8 tôn giáo khác nhau đạt 38.913 người, nhiều nhất là Công giáo có 36.269 người, tiếp theo là Phật giáo có 2.607 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 16 người, Hồi giáo có 10 người, Phật giáo Hòa Hảo có năm người, đạo Cao Đài có ba người, Minh Lý đạo có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương.[5]

19 tháng 2 2022

nguyên nhân là:

+Khởi nghĩa tính chất địa phương

+Khởi nghĩa thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo

+không lấy được sự tin tưởng từ nhân dân bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân.

+Mâu thuẫn sắc tộc 

 +vũ khí tự túc, thô sơ

+ lực llượng chênh lệch 

+tinh thần chiến đấu yếu kém.

18 tháng 2 2022

Điểm khác nhau :

Thành phần quan lại

Nhà nước thời Lý - Trần

Chủ yếu là quý tộc, vương hầu

Nhà nước thời Lê sơ

Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.

Tổ chức bộ máy chính quyền

Nhà nước thời Lý - Trần

- Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

Nhà nước thời Lê sơ

- Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

- Các tác phẩm văn học , sử học 

Các tác phẩm văn học

Thời Lý (1009 - 1225)

Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

Thời Trần (1226 - 1400)

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu),

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

Thời Lý (1009 - 1225)

Đại Việt sử kí toàn thư.

Thời Trần (1226 - 1400)

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…

* Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu:

- Về giáo dục, thi cử:

+ Ở các đạo, phủ đều có trường công.

+ Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Về văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

- Về khoa học, nghệ thuật:

+ Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

+ Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Khác với thời Lý - Trần:

- Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý - Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

- Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mới.

19 tháng 2 2022

-Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời Lý - Trần?

* Giống nhau:

- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.

- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.

- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội

 

* Khác nhau:

- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.

- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

-Tình hình kinh tế:
 

* Giống nhau:

- Nông nghiệp: Nhà nước đều quan tâm đến kinh tế nông nghiệp, ban hành các chính sách khuyến nông như:

+ Khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.

+ Quan tâm đến vấn đề trị thủy: cho đào, đắp, nạo vét kênh mương đề phòng lũ lụt và tích trữ nước sản xuất.

+ Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp:

+ Có hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân, đều phát triển.

+ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, nhiều thợ thủ công giỏi, khéo tay.

- Thương nghiệp:

+ Chợ làng, chợ huyện được lập ra ở nhiều nơi.

+ Giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài phát triển.

=> Như vậy, ở cả hai thời kì nền kinh tế đều phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

* Khác nhau:

 kẻ bảng bạn nhé:chia đôi

Thời Lý - Trần

Nông nghiệp

- Tổ chức lễ “cày tịch điền”

- Chính sách ruộng đất: điền trang, thái ấp.


Thời Lê sơ
Nông nghiệp
- Không tổ chức lễ “cày tịch điền”
- Chính sách ruộng đất: quân điền
----------------------------------------------------------------------------------------

 

Thời Lý - Trần

Thủ công nghiệp

- Thời Lý: Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa rất phát triển. Trong nước đã tự sản xuất được loại gấm vóc đẹp, tốt không thua kém gì gấm vóc của nhà Tống.

- Thời Trần: Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp tiêu biểu là thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi,…


Thời Lê sơ
Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước phát triển: Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng,…

- Thủ công nghiệp trong nhân dân cũng phát triển hơn trước.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thời Lý - Trần

Thương nghiệp

- Giao lưu buôn bán trong và ngoài nước phát triển. Tuy nhiên, thương nghiệp thời kì này chưa phát triển bằng thời Lê sơ.

Thời Lê sơ
Thương nghiệp

- Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong và nước ngoài. Phát triển hơn thời Lý - Trần.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhà nước thời Lý - Trần

Thành phần quan lại

Chủ yếu là quý tộc, vương hầu

Nhà nước thời Lê sơ
Thành phần quan lại

Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhà nước thời Lý - Trần

Tổ chức bộ máy chính quyền

- Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

Nhà nước thời Lê sơ

Tổ chức bộ máy chính quyền

- Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

* Xã hội thời Lý - Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp:

điểm giống nhau:

- Giai cấp thống trị: vua, địa chủ, quan lại, vương hầu, quý tộc.

- Giai cấp bị trị: Nông dân, tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì.

* Điểm khác nhau:

- Thời Lý - Trần: tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, quan lại chủ yếu là người trong hoàng tộc. Tầng lớp nông nô - nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội.

- Thời Lê sơ: quan lại chủ yếu là do khoa cử mà đỗ đạt làm quan. Tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 

* Trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu:lê sơ

- Về giáo dục, thi cử:

+ Ở các đạo, phủ đều có trường công.

+ Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

- Về văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

- Về khoa học, nghệ thuật:

+ Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

+ Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

+ Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Khác với thời Lý - Trần:

- Thời Lê sơ, Phật giáo không còn phát triển và chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý - Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng.

- Giáo dục, văn học, khoa học thời Lê sơ đạt được nhiều thành tựu mớ

----------------------------------------------------------------------------------------------
Thời Lý (1009 - 1225)

Các tác phẩm văn học

Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)

Các tác phẩm sử học

Đại Việt sử kí toàn thư.

-----
Thời Trần (1226 - 1400)

Các tác phẩm văn học

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

Các tác phẩm sử học:

Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).

-----

Thời Lê sơ (1428 - 1527)

Các tác phẩm văn học

- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…

- Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Các tác phẩm sử học

- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,…