K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 1 2017

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.

10 tháng 11 2017

em lạy . bài dài vậy

4 tháng 1 2017

mình nàbanh

5 tháng 1 2017

bạn học trường j

4 tháng 1 2017

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

Cư dân Việt cổ có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình ; cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức. Thường ngày, nữ mặc áo, váy ; nam đóng khố.

Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực). Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ. Dần dần hình thành một số tục lệ : cưới xin, ma chay ; lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

3 tháng 1 2020

* Đời sống vật chất:

- Ở: nhà sàn mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

- Ăn: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị; biết dùng mâm, bát, muôi.

- Mặc: nam đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

- Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền

* Đời sống tinh thần:

- Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy.

- Tập quán: Chôn người chết kèm theo công cụ và đồ trang sứ

- Tín ngưỡng: thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng,…


4 tháng 1 2017

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc. So sánh tổ chức bộ máy nhà nước Âu lạc và Văn Lang

4 tháng 1 2017

cảm ơn bạn

4 tháng 1 2017

Công cụ kim loại nhằm thay thế bằng đá có mục đích là :

+ Làm cho dụng cụ lao động dễ hơn

+ Công cụ lao động bằng đá sẽ không thể gãy ( sẽ tốt hơn khi sử dụng ) .

+ Khi ghè đẽo đá lửa sẽ lên ( kim loại thì không ) .

9 tháng 1 2017

Em đọc kĩ câu hỏi nhé.

Câu trả lời của em đang chứng mình ngược lại so với câu hỏi của bạn đó.

23 tháng 12 2018

Những phong tục tập quán thời Văn Lang còn được lưu giữ lại là:

- Tục làm bánh chưng bánh giầy.

- Tục thờ cúng tổ tiên.

- Chôn người chết.

- Nghề nông nghiệp trồng lúa nước phát triển.

- Thuật luyện kim.

4 tháng 1 2017

những phong tục tập quán thời Văn Lang còn được lưu giữ lại là:

-ăn trầu

-nhụm trăng

-làm gốm

-nghề luyện kim đồng thau, lưỡi cày đồng

mình hết biết rồi bạn ơi.Sorry

3 tháng 1 2017

Các vua Hùng đã có công lao to lớn đối với đất nước

Bác Hồ đã căn dặn chúng ta là:

+ Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước

3 tháng 1 2017

Bác Hồ khẳng định và tôn vinh “Các Vua Hùng đã có công dựng nước”. “Công dựng nước” của các Vua Hùng thật là to lớn! Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống những tên giặc ngoại xâm vô cùng hung hãn. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, và có tinh thần độc lập, tự chủ. Vì thế, dân ta đã làm nên biết bao chiến công oai hùng, dựng nên đất nước, khẳng định chủ quyền và bồi đắp bản sắc dân tộc.

Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh.

3 tháng 1 2017

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.

3 tháng 1 2017

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.

=> Nước Văn Lang ra đời
3 tháng 1 2017

Thị tộc mẫu hệ (tiếng Anh: matrilineality) là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người mẹ và theo họ mẹ (mà chế độ phụ hệ gọi là "họ ngoại"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu. Gia đình mẫu hệ không nhất thiết phải là mẫu quyền.

Vì nam trong gia đình luôn phải làm những công việc nặng nhọc , còn phụ nữ là việc nhẹ. Người đàn ông dần dần làm trụ cột chính trong gia đình . Vì thế mà chế độ thị tộc phụ hệ dần dần thay thế cho chế độ thị tộc mẫu hệ .

3 tháng 1 2017

Chế độ mẫu hệ hay chế độ mẫu quyền là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.

Trước đây chế độ mẫu hệ phổ biến ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Điều này được giải thích là do lịch sử tiến triển của loài người, đầu tiên sống hoang dã, cộng đồng nhiều khi con cái chỉ biết đến người mẹ không bao giờ biết bố là ai. Đến khi phát triển hơn một chút thì trong cuộc sống người đàn ông chỉ giữ vai trò mờ nhạt, họ chỉ đi săn bắn đem lại số thực phẩm quan trọng nhưng bấp bênh; trong khi người phụ nữ ở nhà trồng tỉa chăn nuôi đem lại sự ổn định. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển thì vai trò người đàn ông càng lớn, trở thành trụ cột gia đình. Điều này giải thích vì sao hiện tại các dân tộc trên thế giới hầu hết đều chuyển sang chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ chỉ còn có ở các dân tộc thiểu số, kém phát triển.

Ở Việt Nam cũng vậy, chế độ mẫu hệ cũng chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc vùng cao như Tây Bắc, Tây Nguyên...Nhưng có đặc điểm rất lạ là dù theo chế độ mẫu hệ nhưng Già làng, trưởng bản luôn luôn là người đàn ông.
Và người ta còn hay đùa là chính chế độ mẫu hệ mới chính xác vì cháu ngoại may ra mới chắc chắn là cháu mình.
Chế độ mẫu hệ cũng tồn tại trong xã hội của một số loài vật như ong, voi và cá voi.