K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2018

Sơ đồ tổ chức nhà nước Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên là:

19 tháng 3 2018

Nhận xét về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp:

  • Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở được tổ chức chặt chẽ và đều do thực dân Pháp chi phối.
  • Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến.
  • Chia Việt Nam thành 3 quốc gia riêng biệt
18 tháng 3 2019

Nhận xét:

-Thực hiện chính sách chia để trị: chia nước ta thành 3 xưs với 3 chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì nửa bảo hộ, Trung Kì là bảo hộ Nam kì là thuộc địa

-Bộ Máy chính quyền của Pháp chặt chẽ với tay sâu tới các địa phương

-Trong bộ máy cai trị có sự kết hợp giữa chính quyền thực dân và chính quyền phong kiến như bộ máy cấp tỉnh,huyện,xã

-> Bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối. Bộ máy này nhằm tăng cường bóc lột của Pháp ở Đông Dương cũng như ở Việt nam

1)VS thực dân pháp XL nước ta ? TS chúng lại đánh vào Đà nẵng trc tiên 2) Cho biết thái độ của Triều đình nguyễn khi pháp xâm lược 3)Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 triều đình Huế đã đi đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp. 4)Cho biết tinh thần đấu tranh của nhân dân ta từ khi thực dân Pháp xâm lược đến năm 1884 5)Em hiểu như thế nào về chiếu Cần Vương và phong...
Đọc tiếp

1)VS thực dân pháp XL nước ta ? TS chúng lại đánh vào Đà nẵng trc tiên

2) Cho biết thái độ của Triều đình nguyễn khi pháp xâm lược 3)Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 triều đình Huế đã đi đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp. 4)Cho biết tinh thần đấu tranh của nhân dân ta từ khi thực dân Pháp xâm lược đến năm 1884 5)Em hiểu như thế nào về chiếu Cần Vương và phong trào Cần vương ? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương 6)Trình bày nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế và cho biết sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần vương 7)Trình bày diễn biến , kq và ý nghĩa cuộc Kn Yên thế 8)trào lưu cải cách duy tân cuối thế kỷ 19 ở Việt Nam ra đời trong bối cảnh nào ? Trình bày nội dung kết cục và ý nghĩa của các đề nghị cải cách đó
0
23 tháng 3 2018
https://i.imgur.com/pEHoE2j.jpg
21 tháng 3 2018
*Hoàn cảnh: - Cuối năm 1867, đầu năm 1868 chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. 01/1868 Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện cải cách.
*Nội dung: + Về chính trị: Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản, ban hành hiến pháp 1889 thiết lập chế độ QCLH
+ Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn , xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống…
+ Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng
+ Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây.
* Tính chất :
Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
* Ý nghĩa:
+ Tạo nên những chuyển biến XH sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực
+ Tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa nước Nhật trở thành nước TB hùng mạnh ở Châu Á. haha
26 tháng 4 2018

Trào lưu cải cách duy tân nửa cuối thế kỷ XIX là ớ̉ Việt Nam mà.

19 tháng 3 2018

- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù. Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.

- Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.

- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

19 tháng 3 2018

- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù. Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.

- Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.

- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

20 tháng 3 2018

1.

Điểm khác là:

Nội dung so sánh

Phong trào Cần vương

Khởi nghĩa Yên Thế

Thời gian

Diễn ra trong 10 nam (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.

Diễn ra trong 30 năm (1884 — 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Mục đích đấu tranh

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

Thành phần lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu.

Nông dân.

Lực lượng tham gia

Văn thân, sĩ phu, nông dân.

Nông dân.

Địa bàn hoạt động

Các tỉnh Trung và Bắc Kì.

Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.

2.Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

20 tháng 3 2018

thanks bn nha

23 tháng 3 2018

1

Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
_ Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

2. Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược :
Dựa vào nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp :
- Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...
- Hiệp ước Giáp Tuất 1874 : thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...
- Hiệp ước Hác-măng 1883 : Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.ệ.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 : Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp...
Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn).

19 tháng 3 2018

1)

Tháng 7 năm 1862...từ khi đã định hòa ước rồi, Ngài (Tự Đức) truyền dụ Nam Kỳ nghỉ binh và đòi Trương Định ra Phú Yên. Khi ấy trong các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòanhững người ứng nghĩa rủ nhau đoàn kết, tôn Trương Định làm Đại đầu mục, xin cho ra đánh, Đình thần nghị rằng: "bây giờ việc Bắc Kỳ đương khẩn, mà Nam Kỳ chưa có cơ hội gì, xin giao Phan Thanh Giản hiểu dụ". Nhưng Trương Định đã lâu mà không chịu về cung chức, bị cách chức hàm.

Trên thực tế, ông đã từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp là Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào và rút quân về Gò Công, xưng là "Trung thiên tướng quân", và được nhân dân tôn là "Bình Tây Đại Nguyên soái", lấy nơi này làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến.

2)Các thủ lĩnh tiêu biểu thời kỳ này gồm có:

-Mai Xuân Thưởng

-Phan Đình Phùng -Cao Thắng

-Lê Trung Đình

-Nguyễn Tự Tân

-Nguyễn Duy Hiệu

-Trần Văn Dư

-Phan Thanh Phiến

-Trương Đình Hội

-Nguyễn Tự Tân

-Lê Ninh

-Nguyễn Quang Bích

-Tạ Hiện

-Nguyễn Thiện Thuật....

19 tháng 3 2018

3)

-Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất(1873-1874)

-Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai(1883)

4)Dựa vào nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp :
- Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...
- Hiệp ước Giáp Tuất 1874 : thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...
- Hiệp ước Hác-măng 1883 : Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.ệ.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 : Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp...
=>Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn).

19 tháng 3 2018

Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả : Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.

Ý nghĩa: -Là phong đấu tranh lớn nhất của nông dân cuối thế kỷ XIX.

- Thể hiện ý chí, sức mạnh của nông dân.
- Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
- Nông dân cần có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

6 tháng 5 2018
*Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892 : Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
=> Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

*Kết quả khởi nghĩa Yên Thế: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
- Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
*Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc. HỌC TỐT