K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2018

1. Các nhóm máu ở người:O,A,B,AB

2,Cấu tạo tim: tĩnh mạch chủ trên, tâm nhĩ phải, động mạch vành phải, tâm thất phải, tĩnh mạch chủ dưới, cung động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ trái, động mạch vành trái và tâm thất trái. Hay ta nói ngắn gọn hơn: Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ- thất và van động mạch)

sự khác biệt giữa các loại mạch máu:
- Động mạch:
+ Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch
+ Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.
- Tĩnh mạch:
+ Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch
+ Lòng rộng hơn của động mạch
+ Có van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
- Mao mạch:
+ Nhỏ và phân nhánh nhiều.
+ Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì.
+ Lòng hẹp
Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào

23 tháng 12 2018

1.

- Môi trường trong gồm những thành phần: máu, nước mô, bạch huyết.
- Vai trò của chúng:
+ Một số thành phần của máu thảm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô
+ Nước mô thảm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết

2.

- Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế( 3 hàng phòng thủ):

+ Sự thực bào: Do bạch cầu trung tính và bách cầu mono thực hiện.

+ Tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên do bạch cầu limpho B thực hiện.

+ Phá hủy tế bào cơ thể đã bị nhiễm bệnh do bách cầu limpho T thực hiện.

+ Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.

3.

* Cơ chế

Đông máu là hiện tượng máu từ thể lỏng chuyển thành thể đặc. Trong huyết tương luôn luôn có mặt hàng chục chất tham gia quá trình đông máu. Song máu trong mạch thì không bao giờ tự đông lại, nhưng khi lấy ra khỏi mạch máu thì nó đông ngay. Cho đến nay người ta đã biết trên 30 chất khác nhau ở trong máu và tổ chức có ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Đó là những chất gây đông máu và những chất chống đông máu. Máu có đông hay không là phụ thuộc vào sự cân bằng giữa hai nhóm chất này.

Đông máu và chống đông là một quá trình rất phức tạp, cả hai hiện tượng này cùng xảy ra, song song tiến triển, nhưng cuối cùng là để nhằm cầm máu, hoặc tránh hiện tượng đông máu tràn lan một khi đã hình thành đủ.

Có thể lấy ví dụ: Khi ta cắt gọt hoa quả, vô ý bị đứt tay thì lập tức nơi tổn thương có hiện tượng co mạch do phản xạ thần kinh. Tổn thương càng lớn thì mức độ co của mạch càng lớn, tạo điều kiện cho sự hình thành nút tiểu cầu và cục máu đông làm ngừng chảy máu. Quá trình đông máu tự nhiên bao gồm một loạt các phản ứng và đối phản ứng mà ở mỗi giai đoạn, sản phẩm được tạo ra phải nhanh hơn là sự tiêu hủy của nó, nếu muốn cho giai đoạn sau của quá trình đông máu có thể tiến hành được. Khi cân bằng giữa hai quá trình trên lệch về một phía thì hoặc sẽ có hiện tượng máu không đông, hoặc hiện tượng máu quá đông.

* Ý nghĩa
-giúp cơ thể ko bị mất máu nhiều.
-giúp cơ thể tự bảo vệ khi bị thương.
-tránh cho vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào vết thương.

23 tháng 12 2018

trả lời thíu câu 1 nè, só rỳ nhe

* vai trò của mt trong

Môi trường trong cơ thể giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.

23 tháng 12 2018

Câu 4: Về mặt sinh học: khi nhai kỹ, thức ăn được nghiền nát thành những mảnh nhỏ, sẽ dễ thấm dịch vị và enzyme, dẫn tới hiệu quả tiêu hóa thức ăn cao, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể nên no được lâu. Ngoài ra, thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng sẽ góp phần giảm gánh nặng cho dạ dày, cơ thể đỡ tiêu tốn năng lượng cho hoạt động tiêu hóa cơ học ở dạ dày. - Nhai kỹ no lâu là hiện tượng thức ăn khi được vài miệng lúc ăn,cơ thể chúng ta sẽ tiết ra một loại enzim (nước bọt),tiêu hoá thức ăn trước khi đy xuống dạ dày - Nhai kỹ khiến cho dễ phân hủy các chất tinh bột ->glucozo, dễ hấp thụ tại ruột non, khi thức ăn dc vận chuyển xuống dạ dày thì dạ dày lại tiết ra một chất enzim nữa,tạo cho ta một cảm giác đói,muốn ăn. Ăn lâu thì dạ dày hok tiết chất enzim này nữa, khiến cho ta có cảm giác no,đầy bụng->no lâu.

22 tháng 12 2018

Sự thở có ý nghĩa j với hô hấp?

Hít thở là quá trình di chuyển không khí nhằm cung cấp oxi và thải cacbonic thông qua các cơ quan hô hấp như phổi hoặc mang. Đối với sinh vật có phổi, hít thở cũng được coi là hệ thống thông gió, và nó bao gồm cả hít vào và thở ra. Thở là một phần của hô hấp và sinh lý: nó rất cần thiết để duy trì sự sống của chúng ta.

Máu gồm những thành phần cấu tạo nào?

  • Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Chức năng của hồng cầu?

  • Hồng cầu vận chuyển 02 và C02.
22 tháng 12 2018

hô hấp là j? Hô hấp gồm những giai đoạn nào?

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các TB của cơ thể và loại CO2 do TB thải ra khỏi cơ thể

- Hô hấp gồm các giai đoạn chủ yếu:

+ Sự thở

+ Trao đổi khí ở phổi

+ Trao đổi khí ở tế bào

Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống và cơ thể?

- Hô hấp gắn liền với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể: Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

22 tháng 12 2018

- Hô hấp là quá trình: cung cấp khí oxi và loại khí CO2 trong tế bào khỏi cơ thể

- Hô hấp gắn liền với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể: Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

- Hô hấp gồm các giai đoạn chủ yếu:

+ Sự thở

+ Trao đổi khí ở phổi

+ Trao đổi khí ở tế bào



22 tháng 12 2018

Có, mk có lần đi khám ở Chủ Nhật mà.

22 tháng 12 2018

1.

Hệ vận động gồm cơ, xương. Chức năng: nâng đỡ, vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn ngoài ra còn có tuyến vị tiết dịch vị tuyến gan tiết mật tuyết nước bọt tuyến ruột tiết dịch ruột. Chức năng: Lấy thức ăn biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được đồng thời thải bã.
Hệ tuần hoàn gồm tim, hạt bạch huyết, các mạch máu. Chức năng: vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng đến tế bào nhận chất thải từ tế bào mang đến hệ khác để thải ra ngoài
Hệ hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản, phổi. Chức năng: trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Hệ bào tiết gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Chức năng: lọc và thải bả.
Hệ thần kinh gồm não, tủy sống, các noron thần kinh và các hạch. Chức năng: điều khiển đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường.
Ngoài ra còn có các hệ khác như: hệ nội tiết, hệ sinh sản.

2.

Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch

3.

Giống nhau: Đều là quá trình trao đổi vật chất và năng lượng
Khác nhau: + Đồng hóa: là tổng hợp chất phức tạp từ chất đơn giản cần cung cấp năng lượng
+ Dị hóa: là phân giải chất phức tạp thành chất đơn giản lấy năng lượng cung cấp cho hoạt động sống

Sự trao đổi chất không thể tách rời sự trao đổi năng lượng, đó là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau trong hoạt động sống của sinh giới, đảm bảo sự tồn tại và phát triển các cơ thể sống!

+ Đồng hóa, quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong mỗi tế bào chính là quá trình tích lũy năng lượng.

+ Dị hóa, sự phân giải các chất hữu cơ được tổng hợp trong quá trình trên, chính là giải phóng năng lượng dưới dạng năng lượng sinh học ATP - được sử dụng trong các hoạt động sống của cơ thể. Sự đối lập nhưng thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa: - đồng hóa là quá trình tích lũy năng lượng, dị hóa là giải phóng năng lượng. - sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu cho quá trình kia.

22 tháng 12 2018

2. * Sự trao đổi khí ở phổi: Theo cơ chế khuếch tán: chất khí luôn chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Không khí ở ngoài vào phế nang giàu oxi , nghèo cacbonic. Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic, nghèo oxi. Nên oxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang.

* Sự trao đổi khí ở tế bào: Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn xảy ra quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic, nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic lại cao hơn trong máu. Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và cacbonic từ tế bào khuếch tán vào máu.

22 tháng 12 2018

-Khoang ngực được ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.

-Những cơ quan nằm trong khoang ngực là:tim và phổi.

-Những cơ quan nằm trong khoang bụng là:dạ dày,ruột,gan,tụy,thận,bàng quang,cơ quan sinh sản.

22 tháng 12 2018

5, cách tính:A=F.s trong đó

A là công thực hiện

F:lực tác động

s:quãng đường vật di chuyển