K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2019

Thảo luận 1

Đàng Trong (còn gọi là Nam Hà), là tên gọi bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình trở vào Nam). Do đặc điểm cả hai vùng lãnh thổ tuy trên thực tế thuộc hai chính quyền khác nhau, nhưng về danh nghĩa vẫn cùng một quốc gia Đại Việt. Tên gọi Đàng Trong được dùng để chỉ vùng do chúa Nguyễn kiểm soát, vốn nằm xa Trung Quốc hơn nên mới có tên gọi này.

Nông nghiệp: Từ đầu thế kỷ 17, Nam Bộ còn là vùng đất hoang vu. Từ khi khai phá vùng này, các chúa Nguyễn có chính sách quan tâm đến nông nghiệp. Hàng loạt con sông và kênh được đào vét ở Thuận Quảng, điển hình như kênh Trung Đan và Mai Xá. Sang thế kỷ 18, những vùng đất hoang vu ở Nam Bộ đã trở thành ruộng phì nhiêu, ruộng tốt bậc nhất Đại Việt. Nghề nông Đàng Trong đã tạo ra 26 giống lúa nếp và 23 giống lúa tẻ.

Về cơ bản, Đàng Trong có những nét tương đồng trong phát triển thủ công nghiệp so với Đàng Ngoài. Do sự tác động từ sự du nhập của khoa học kỹ thuật phương Tây, thủ công nghiệp Đàng Trong không chỉ phát triển về quy mô mà còn xuất hiện nhiều ngành nghề mới như đóng tàu, thuyền, đúc súng, khai thác mỏ. Trong ngành khai thác mỏ, Đàng Trong không có nhiều tài nguyên khoáng sản như Đàng Ngoài, chỉ có một số mỏ sắt và mỏ vàng.

Nhiều đô thị ven biển, ven sông phát đạt, có quan hệ mậu dịch với các nước Đông Á, Đông Nam Á và một số nước phương Tây. Hội An, Thanh Hà (gần Huế), Gia Định và những đô thị và hải cảng nổi tiếng.

Cùng sự mở mang đất đai vào phía nam, các chợ cũng hình hành ngày càng nhiều vì nhu cầu trao đổi hàng hóa. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã dẫn đến sự hình thành các luồng buôn bán lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong nước.

Dù bị các chúa Trịnh và chúa Nguyễn ngăn cấm, giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài vẫn có luồng buôn bán trao đổi không chính thức

Đàng Ngoài hay Bắc Hà, là tên gọi bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở ra Bắc. Do đặc điểm cả hai vùng lãnh thổ tuy trên thực tế thuộc hai chính quyền khác nhau, nhưng về danh nghĩa vẫn cùng một quốc gia Đại Việt. Tên gọi Đàng Ngoài được dùng để chỉ vùng kiểm soát bởi vua Lê - chúa Trịnh, vốn nằm cạnh Trung Quốc hơn so với Đàng Trong hơn nên mới có tên gọi này. Kinh đô Đang Ngoài là Thăng Long (còn gọi là Đông Kinh, Kinh Kỳ hay Kẻ Chợ).

Nông nghiệp: Kể từ khi đánh bại nhà Mạc, làm chủ vùng Bắc bộ, chính quyền Lê-Trịnh đã có nhiều cố gắng khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất nông nghiệp. Đối với việc thủy lợi, triều đình Lê-Trịnh cũng quan tâm. Khi thời tiết hạn hán nặng, triều đình cử quan xuống các đạo xem xét và sai làm xe tát nước để chống hạn. Việc tuần tra, sửa chữa đê điều cũng thực hiện thường xuyên.

Vì thiếu đất nên mỗi người chỉ được một miếng đất nhỏ, người nông dân phải xen canh tăng vụ, tận dụng tối đa mảnh đất, mỗi năm thường thu hoạch 2-3 vụ. Kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng đạt trình độ khá cao. Phương pháp cày cấy chủ yếu dựa vào sức người, nông cụ giản đơn như liềm, cuốc, cày, bừa, hái.

Do chính sách khuyến nông và sức lao động chăm chỉ của người dân, đến đầu thế kỷ 18, nông nghiệp Đàng Ngoài có những tiến bộ đáng kể. Những năm không gặp phải thiên tai, lụt lội, nhiều năm được mùa.

Thảo luận 2

- Thời kì từ cuối TK XV đến đầu TK XVI: Nông nghiệp suy yếu nghiêm trọng.
+ Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ quan lại.
+Chiến tranh liên miên. Nhà nước không chú ý quan tâm đến sản xuất như trước.
+Đói kém, mất mùa liên tiếp xảy ra.
+Cuộc sống của nông dân rất cơ cực và họ đã nổi dậy đấu tranh.

- Từ TK XVII, nông nghiệp dần ổn định trở lại.
+ Ruộng đất ở cả 2 Đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong, diện tích ruộng đất tăng nhanh, vùng đất Nam Bộ được khai phá và trở thành vựa lúa của Đàng Trong
+ Thuỷ lợi được chú ý với việc đắp đê, nạo vét kênh, mương, máng...
+ Giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất.

- Từ TK XVI- XVIII, cũng là thời kì gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ phong kiến.

19 tháng 3 2019

- Thời kì từ cuối TK XV đến đầu TK XVI: Nông nghiệp suy yếu nghiêm trọng.
+ Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ quan lại.
+Chiến tranh liên miên. Nhà nước không chú ý quan tâm đến sản xuất như trước.
+Đói kém, mất mùa liên tiếp xảy ra.
+Cuộc sống của nông dân rất cơ cực và họ đã nổi dậy đấu tranh.

- Từ TK XVII, nông nghiệp dần ổn định trở lại.
+ Ruộng đất ở cả 2 Đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong, diện tích ruộng đất tăng nhanh, vùng đất Nam Bộ được khai phá và trở thành vựa lúa của Đàng Trong
+ Thuỷ lợi được chú ý với việc đắp đê, nạo vét kênh, mương, máng...
+ Giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất.

- Từ TK XVI- XVIII, cũng là thời kì gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ phong kiến.

19 tháng 3 2019

Mn trả lời nhanh giúp mk mk dg cần gấp lắm

18 tháng 3 2019

* Nông nghiệp
_ giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.
_ khác nhau:
+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế
+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều
* Thủ công nghiệp
_ giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )
* Thương nghiệp
_ giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển
_ khác nhau: Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp

Thời kì này là thời kì nào hả bn?

17 tháng 3 2019

1.- Lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động 20 vạn quân cùng hàng vạn dân phu tràn vào nước ta (11-1946)

2.

1. Giải phóng Nghệ An (1424)

- Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, nghĩa quân đã “chuyển quân vào Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông, rồi dựa vào đấy mà quay ra đánh lấy Đông Đô”

- Nghĩa quân thắng trận Đa căng, Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải, giải phóng phần lớn Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa chỉ trong vòng 1 tháng.

- Sau đó nghĩa quân đã rút vào Nghệ An để thoát thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn là Nghệ An, Tân Bình,Thuận Hóa.

*Ý nghĩa: giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, lực lượng nghĩa quân đã trưởng thành, khu giải phóng dài từ Thanh Hóa đến Hải Vân, làm đà tiến công ra Bắc.

2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (1425).

- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình),Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế)

- Từ tháng 10-1424 đến tháng 8- 1425 một vùng rộng lớn được giải phóng từ Thanh Hóa đến Hải Vân, với khí thế áp đảo, nghĩa quân chuẩn bị tiến ra Bắc.

- Trong khi đó, quân địch phải rút vào các thành lũy để cố thủ.

*Ý nghĩa: giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa, lực lượng nghĩa quân đã trưởng thành, khu giải phóng dài từ Thanh Hóa đến Hải Vân, làm đà tiến công ra Bắc

3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động cuối năm 1426.

- Tháng 9- 1426 nghĩa quân tiến ra Bắc bằng 3 đạo quân:

+ Đạo thứ nhất tiến ra giải phóng Tây Bắc chặn viện binh địch từ Vân Nam sang.

+ Đạo thứ hai giải phóng hạ lưu sông Hồng, và chặn đường rút quân từ Nghệ An về Đông Quan, và chặn viện binh từ Quảng Tây sang.

+ Đạo thứ ba tiến thẳng ra Đông Quan.

- Nhiệm vụ của ba đạo quân: tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch bao vây đồn địch,giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn viện binh địch.

- Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân đã giành chiến thắng nhiều trận, buộc quân Minh phải rút vào thành Đông Quan để cố thủ.

=> Cuối 1426 tương quan lực lượng ta và địch có sự thay đổi: nghĩa quân hùng mạnh giành thế chủ động và phản công; quân Minh phải phòng ngự, cố thủ ở Đông Quan, xin viện binh.

III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (cuối năm 1426 - cuối năm 1427)

1. Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

- Tháng 10 - 1426, quân Minh được tăng viện bởi 5 vạn quân do Vương Thông chỉ huy.

- Với quyết tâm giành lại thế chủ động, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công, đánh vào quân chủ lực của quân Lam Sơn ở Cao Bộ (Chương Mĩ - Hà Nội).

- Tháng 11 - 1426, Vương Thông tiến quân về hướng Cao Bộ, khi đó quân Lam Sơn đã nắm được ý đồ của địch và đặt phục binh ở Tốt Động -

Chúc Động. Quân Minh khi tiến công đã lọt vào trận địa, nghĩa quân đã xông thẳng vào, đánh tan tác đội hình của giặc. => Kết quả: 5 vạn quân địch tử thương, Vương Thông chạy về Đông Quan.

*Ý nghĩa: trận Tốt Động - Chúc Động đã tạo điều kiện cho quân Lam Sơn vây hãm thành Đông Quan, giải phóng nhiều chậu, huyện và đặc biệt là khiến cho quân Minh suy yếu là điều kiện thuận lợi để nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi hoàn toàn.

2. Trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 - 1427)

- Tháng 10 - 1427, 10 vạn viện binh của nhà Minh chia làm hai đạo, một đạo do Liễu Thăng , một đạo khác do Mộc Thạnh chỉ huy đã tiến vào nước ta

. - Ngày 8 - 10 - 1427, Liễu Thăng ào ạt tiến vào nước ta, nhưng bị phục kích và giết ở ải Chi Lăng.

- Sau khi Liễu Thăng bị giết, quân địch tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang), trên đường di chuyển, liên tiếp bị quân ta phục kích, tiêu diệt. Cuối cùng địch co cụm lại ở Xương Giang cũng bị nghĩa quân tiêu diệt.

- Mộc Thạnh, biết Liễu Thăng đã bại trận, vô cùng hốt hoảng, vội vàng rút chạy về Trung Quốc. Còn Vương Thông khi nghe tin 2 đạo quân chi viện bị tiêu diệt cũng vô cùng khiếp sợ, vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (10 - 12 - 1427).

- Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi, nước ta sạch bóng quân thù.

17 tháng 3 2019

bạn lm ngắn gọn câu 2 theo những ý này giúp mk đc k

11-1406

dần 1416

1424

1425

tháng 10-1427

1428-1827

cuối 1428

17 tháng 3 2019

Sau chiến thắng quân Minh Lê Lợi đã xây dựng lại nước Đại việt, sai đại thần Nguyễn Trãi viết bản Bình Ngô Đại Cáo - bản tuyên ngôn độc lập thứ hai củanước Việt Nam, để báo cáo với dân chúng thiên hạ.

17 tháng 3 2019

các bạn ơi trả lời giùm mik đi mik cảm ơn khocroi

17 tháng 3 2019

Vì các mặt hàng nước ta đc nước ngoài ưa chuộng và những mặt hàng hư sành gồm sứ rất phát triển