K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2022

Khả năng phát sáng cao.

23 tháng 4 2022

đặc điểm đèn compact là khả năng phát sáng cao

23 tháng 4 2022

Công xuất định mức của máy xay nha bn

để tắt , mở máy và thay đổi tốc độ quay của lưỡi dao

23 tháng 4 2022

- Bếp hồng ngoại gồm các bộ phận chính: Mặt bếp; bảng điều khiển; thân bếp; mâm nhiệt hồng ngoại

   + Mặt bếp: Là nơi đặt nồi nấu, có chức năng dẫn nhiệt, thường được làm bằng kính chịu nhiệt, có độ bền cao. 

   + Bảng điều khiển: là nơi để điều chỉnh nhiệt độ, chế độ nấu của bếp. Trên bảng điều khiển có các nút tăng- giảm nhiệt độ, chọn chế độ nấu, các đèn báo 

   + Thân bếp: Là toàn bộ phần còn lại bên dưới mặt bếp và bảng điều khiển, có chức năng bao kín và bảo vệ các bộ phận bên trong của bếp 

   + Mâm nhiệt hồng ngoại: Là phần nằm phía trong thân bếp và sát với mặt bếp có chức năng cung cấp nhiệt độ cho bếp

II. NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG 

- Khi được cấp điện, mâm nhiệt hồng ngoại nóng lên, truyền nhiệt tới nồi nấu và là chín thức ăn 

- Với nguyên lí làm việc như trên, trong quá trình sử dụng, mặt bếp hồng ngoại có nhiệt độ rất cao và có thể có ánh sáng màu đỏ. 

a. Những bước cơ bản khi sử dụng 

- Chuẩn bị: Kiểm tra và làm sạch bề mặt bếp; lựa chọn nồi, chảo nấu phù hợp với bếp; đặt nồi nấu lên bếp; cấp điện cho bếp. 

- Bật bếp: nhấn nút nguồn, chọn chế độ nấu hoặc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp 

- Tắt bếp: Sau khi nấu xong, nhấn nút nguồn để tắt bếp. 

b. Một số lưu ý khi sử dụng 

- Đặt bếp ở nơi khô ráo, thoáng mát. 

- Không được chạm tay lên bề mặt khi đang nấu hoặc vừa nấu xong 

- Khi vệ sinh mặt bếp, cần sử dụng khăn mềm và chất tẩy rửa phù hợp


 

23 tháng 4 2022

I. CẤU TẠO 

- Nồi cơm điện có các bộ phận chính: Nắp nồi, thân nồi, nồi nấu, bộ phận sinh nhiệt, bộ phận điều khiển. 

   + Nắp nồi: có chức năng bao kín và giữ nhiệt. Trên nắp nồi có van thoát hơi giúp điều chỉnh áp suất trong nồi cơm điện 

   + Thân nồi: có chức năng bao kín, giữ nhiệt và liên kết các bộ phận khác của nồi. Mặt trong của thân nồi có dạng hình trụ và là nơi đặt nồi nấu. 

   + Nồi nấu: Có dạng hình trụ. Phía trong của nồi nấu thường được phủ lớp chống dính. 

   + Bộ phận sinh nhiệt: là mâm nhiệt có dạng hình đĩa, thường đặt ở đáy mặt trong của thân nồi, có vai trò cung cấp nhiệt cho nồi 

   + Bộ phận điều khiển: được gắn vào mặt ngoài của thân nồi dùng để bật, tắt, chọn chế độ nấu hiển thị trạng thái hoạt động của nồi cơm 

II. NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC 

- Khi bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cung cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt, khi đó nồi làm việc ở chế độ nấu 

- Khi cơm cạn, bộ phận điều khiển giảm nhiệt độ của bộ phận sinh nhiệt, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm 

2. Sử dụng 

a. Nấu cơm bằng nồi cơm điện 

- Chuẩn bị: Vo gạo và điều chỉnh lượng nước vừa đủ; lau khô mặt ngoài của nồi nấu bằng khăn mềm; kiểm tra và làm sạch mặt của mâm nhiệt; đặt nồi nấu khít với mặt trong của thân nồi và đóng nắp 

-mNấu cơm: Cắm điện và bật công tắc chế độ nấu; khi nấu xong đèn báo chuyển chế độ giữ ấm; rút phích điện của nồi cơm điện ra khỏi ổ lấy điện và mang đi sử dụng 

b. Một số lưu ý khi sử dụng 

- Đặt nồi cơm điện ở nơi khô ráo, thoáng mát 

- Không dùng tay, vật dụng khác để che hoặc tiếp xúc với van thoát hơi của nồi cơm điện khi nồi đang nấu 

- Không mở nắp nồi để kiểm tra cơm khi đang nấu 

- Không dùng các vật dụng cứng, nhọn chà sát, lau chùi bên trong nồi nấu 

- Không nấu quá lượng gạo quy định