K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2022

Trong sân trường em có rất nhiều loài cây gắn bó với những ngày tháng đi học của chúng em. Nhưng em vẫn ấn tượng nhất với cây phượng. Hoa phượng – hoa học trò, loài hoa gắn bó thân thiết nhất với những bạn học sinh.

Em không biết cây phượng năm nay bao nhiêu tuổi nhưng từ khi em bước chân vào trường, cây phượng đã hiên ngang ở giữa sân trường. Cây cao hơn hai tầng học của trường em, tán rộng sum suê. Thân cây phượng màu nâu xù xì, 2 bạn học sinh ôm không hết, có nhiều con mắt nổi lên. Lá của cây phượng giống như lá của cây me, những chiếc lá nhỏ xíu bằng hạt cơm. Rễ phượng ngoằn ngoèo, nổi hẳn lên trên mặt đất.

Mùa xuân, phượng cũng ra lá non. Những chiếc lá xanh non, mơn mởn. Nhưng phượng đẹp nhất vẫn là mùa hè. Mùa hè dường như là mùa của hoa phượng. Mỗi mùa hè đến, phượng nở rực một góc sân trường. Nhìn từ xa, em thấy cây phượng như một ngọn đuốc đang cháy sáng giữa bầu trời. Mỗi khi có làn gió thổi qua, từng chùm phượng rung rinh trong gió. Hoa phượng màu đỏ thắm, cánh hoa mỏng tang dập dờn chao liệng trong gió.

Chúng em thường nhặt hoa phượng đem nó ép vào trang vở trắng cất giữ những kỉ niệm. Hoa phượng là hoa học trò, báo hiệu mùa hè về, mùa thi đã đến và cũng là mùa chia tay thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu. Nhặt cánh phượng, học trò ai cũng cảm thấy xao xuyến và nôn nao một cảm xúc khó tả. Khi mùa hè đến, những chú ve kêu râm ran trên vòm lá phượng tạo thành âm hưởng quen thuộc không thể thiếu của mùa hè.

Cây phượng trên sân trường là người bạn gắn bó với rất nhiều thế hệ học trò chúng em. Có lẽ sau này khi rời xa mái trường này, em vẫn sẽ luôn luôn nhớ cây phượng đáng kính này.

Tham khảo:

Chưa bao giờ em được xem xiếc cả, bởi quê em ở xa vùng thị thành, thỉnh thoảng chỉ được xem những tiết mục xiếc trên tivi mà thôi. Nhưng lần ấy một đoàn xiếc ở thành phố về biểu diễn lưu động tại huyện em. Dù cách thị trấn bốn cây số, em cũng đòi bố đi xem cho bằng được. Đây là buổi biểu diễn cuối cùng, ngày mai đoàn sẽ lên đường đi huyện khác. Hai bố con em đến nơi thì chương trình biểu diễn đã được tiến hành khá lâu rồi. Bố dẫn em leo lên cái sân khấu nơi diễn ra tiết mục “Xiếc mô tô”. Nghe mọi người ca ngợi tiết mục này, nên bố mua vé để xem tiết mục này trước. Sân khấu xiếc mô tô chỉ chứa được khoảng trăm người trở lại. Khách đã đứng thành vòng tròn quanh sân khấu. Bỗng nhiên, em thấy sân khấu rung lên, rồi trục xoay chuyển động cả các khối tròn hình thì như cái giống quay nhanh dần. Và bỗng nhiên ba chiếc mô tô từ đáy giếng rồ ga, bay vọt lên theo thành giếng. Hai nghệ sĩ trẻ nam và một nghệ sĩ nữ, tay cầm lái, tay đưa ra vẫy chào khán giả, miệng cười tươi như hoa. Họ lượn lên, lượn xuống không khác gì những cánh chim chao liệng trong không trung. Đó là tiết mục xiếc “Mô tô bay” mà lần đầu tiên em mới thấy. Em cảm phục lòng dũng cảm của các nghệ sĩ xiếc. Sau đó, bố còn dẫn đi xem các tiết mục khác cũng nằm trong sân vận động của thị trấn xiếc người đi trên dây thép, khi đi xe đạp, xiếc đu quay… Tiết mục nào cũng thú vị, cùng hấp dẫn như xiếc của nước ngoài chiếc trên tivi vậy.

HT^^

9 tháng 3 2022

bạn viết hay quá

10 tháng 3 2022

Bài giải

Độ dài đáy của hình bình hành là:

3 : 1/8 = 24 (dm)

Đáp số: 24 dm

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.  Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, trong Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2005, trang 58)Câu 1. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" ở câu thơ trên.Câu 2. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ...
Đọc tiếp

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

  Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, trong Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2005, trang 58)

Câu 1. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" ở câu thơ trên.

Câu 2. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thợ).

Câu 3. Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, cụm từ “bảy mươi chín mùa xuân” có thể hiểu như thế nào? Theo phương thức chuyển nghĩa nào?

Câu 4. Hình ảnh “kết tràng hoa” có ý nghĩa rất đẹp. Em hãy chỉ ra ý nghĩa đẹp của hình ảnh ấy?

0
9 tháng 3 2022

a, bé bỏng 
b, bé con 
c, nhỏ con
d,nhỏ nhắn

9 tháng 3 2022

a, bé bỏng; b, bé con; c. nhỏ con; d, nhỏ nhắn

9 tháng 3 2022

Tham khảo:Bà nội của em năm nay đã hơn bảy mươi tuổi. Ai cũng khen bà là một cụ bà đẹp lão. Bà cao khoảng 158cm, nhưng nay lưng đã hơi còng rồi nên em cũng không biết được chính xác chiều cao của bà. Nước da bà trắng hồng khỏe mạnh. Khuôn mặt tròn phúc hậu với đôi mắt hiền hậu, luôn nhìn em thật trìu mến. Mái tóc bà dài đến thắt lưng, lấm tấm những sợi bạc. Lúc nào bà cũng búi gọn lại bởi một chiếc trâm gỗ. Vì mắt đã kém, nên lúc đọc sách hay đan khăn, bà sẽ đeo một chiếc kính lão. Bàn tay và khuôn mặt của bà có rất nhiều những nếp nhăn do thời gian để lại. Khi bà cười, các nếp nhăn trên khuôn mặt sẽ xô lại với nhau, nhưng chẳng hề đáng sợ tí nào. Em thích nhất, là được nằm vào lòng bà, cầm đôi bàn tay nhăn nheo của bà rồi nghe bà kể chuyện từ ngày xưa ngày xửa.

9 tháng 3 2022
cụ giáng lùn nhưng trông cụ rất nhanh nhẹn mắt thì hơi kém nhưng nghe thì rất rõ
9 tháng 3 2022

Trong một số trường hợp, trạng ngữ được tách ra thành câu riêng vì:

- Để nhấn mạnh ý

- Bộc lộ cảm xúc của người viết

=> Cái này có trong SGK nên bạn có thể xem để hiểu thêm nha!