Đã ai thi giữa kì II chưa ạ? Cho mình xin đề toán, văn và tổng hợp lớp 7 năm 2018-2019 với. Mình cám ơn :)))
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nhã nhạc cung đình Huế
Trình diễn nhã nhạc cung đình Huế. (Ảnh: TTXVN)
Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần…).
Nhã nhạc xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dưới thời nhà Chu (thế kỷ 6-thế kỷ 3 trước Công nguyên). Về sau, nhã nhạc lan tỏa sang các nước láng giềng (Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam). Tuy được xem là tài sản chung nhưng nhã nhạc của mỗi nước đều có đặc điểm riêng biệt.
Ở Việt Nam, các triều đại quân chủ rất coi trọng và phát triển nhã nhạc. Loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại.
Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia. Nhã nhạc đã được phát triển từ thế kỷ 13 ở Việt Nam. Đến thời nhà Nguyễn, nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất.
2. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Tây Nguyên. (Ảnh: TTXVN)
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các bộ phận cấu thành như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó…
Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà rông mới…
Trong quan niệm của người dân nơi này, cồng chiêng là cầu nối giữa con người, thần linh và thế giới siêu nhiên, chứa đựng bên trong mỗi chiếc chiêng, chiếc cồng là một vị thần.
Tháng 11/ 2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
3. Dân ca quan họ Bắc Ninh
Dân ca quan họ Bắc Ninh được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. (Ảnh: TTXVN)
Dân ca quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the; những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón quai thao. Họ cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm.
Tháng 9/2009, dân ca quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hội đồng chuyên môn của UNESCO đánh giá cao dân ca quan họ về nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, ngôn từ, trang phục và tập quán xã hội.
Hồ sơ đề cử của Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ tiêu chí để dân ca quan họ Bắc Ninh trở thành di sản đại diện của nhân loại với các kết luận: Quan họ luôn được thực hành trong các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng; được cộng đồng lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ, trở thành bản sắc của địa phương và lan tỏa trở thành không gian văn hóa đặc thù.
4. Ca trù
Ca trù có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Ca trù (hay còn gọi là hát ả đào) có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống của Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, tư tưởng và triết lý sống của người Việt. Loại hình nghệ thuật này rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 trở về trước.
Trong lịch sử, ca trù thường được trình diễn ở các đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, ca quán và dinh thự của quan lại, trí thức… Bởi vậy, ca trù có nhiều hình thức thể hiện như: hát thờ, hát thi, hát tế tiên sư…
Tháng 10/2009, ca trù đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Theo đánh giá của hội đồng chuyên môn của UNESCO, ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho ca trù.
5. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc
Nghi thức rước hoa tre trong lễ hội Gióng đền Sóc năm 2015. (Ảnh: TTXVN)
Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội) gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Cậu bé khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói, biết cười.
Hàng ngày, cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre. Vì thế, cậu được đặt tên là Gióng. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời.
Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hàng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc.
Đó là một trong những lễ hội lớn ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyệnGia Lâm - nơi Thánh Gióng sinh ra) diễn ra từ ngày 7-9 tháng Tư Âm lịch. Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn nơi Thánh hóa, cưỡi ngựa về trời) diễn ra từ ngày 6-8 tháng Giêng Âm lịch.
Tháng 11/2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc chính thức được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
6. Hát Xoan
Nghệ nhân truyền dạy hát Xoan cho thế hệ trẻ. (Ảnh: TTXVN)
Hát Xoan còn có tên gọi khác là Hát Lãi Lèn, Hát Đúm, Hát Thờ, Hát Cửa đình, bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng. Đây là một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ.
Thông thường, nghệ thuật Hát Xoan khi được trình diễn đầy đủ sẽ diễn ra theo các chặng sau: Hát Thờ (tưởng nhớ các Vua Hùng, các vị thần, những người có công với dân, với nước và tổ tiên của các dòng họ), Hát Nghi lễ (ca ngợi thiên nhiên, con người, đời sống sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng), Hát Hội (bày tỏ khát vọng trong cuộc sống, tình yêu nam nữ với những làn điệu đậm chất trữ tình, vui nhộn, được thể hiện qua hình thức hát đối đáp giữa trai, gái làng sở tại và các đào, kép của phường Xoan…).
Tháng 11/2011, Hát Xoan được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
7. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Nghi lễ dâng bánh chưng, bánh giày tại lễ hội Đền Hùng 2014. (Ảnh: TTXVN)
Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân (giống Rồng) và mẹ Âu Cơ (giống Tiên), đã có công dựng nên nhà nước Văn Lang cổ đại. Đối với cộng đồng dân cư xung quanh khu vực Đền Hùng (Phú Thọ), Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.
Với niềm tin thành kính này, từ hàng nghìn năm qua, người Việt Nam đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ.
Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Tháng 12/2012, tín ngưỡng này được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
8. Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng Nam Bộ. (Ảnh: TTXVN)
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19 trên cơ sở của nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Bởi vậy, đờn ca tài tử vừa có chất bình dân, vừa mang tính bác học.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính ngẫu hứng và sự biến hóa theo cảm xúc của người thực hành trên cơ sở của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bản nhạc cổ.
Nhạc cụ tham gia trình diễn bao gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây (violon và guitar đã được “cải tiến: violon được lên dây quãng 4, còn guitar được khoét phím lõm, để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn).
Loại hình âm nhạc này không chỉ được trình diễn ở các lễ hội mà còn được biểu diễn sau những giờ lao động trong những không gian đời thường.
Đờn ca tài tử Nam Bộ chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2013.
9. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Biểu diễn dân ca Ví, Giặm trên sông. (Ảnh: TTXVN)
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư xứ Nghệ.
Ca từ của Dân ca Ví, Giặm có nội dung đa dạng, miêu tả cuộc sống, phản ánh tập quán xã hội, lịch sử, tình yêu quê hương, đất nước, con người, tình yêu đôi lứa. Nhiều bài hát mang tính giáo dục sâu sắc: kính trọng cha mẹ, chung thủy, nghĩa tình, trung thực, góp phần gìn giữ các tập tục, truyền thống tốt đẹp trong ứng xử xã hội ở làng xã.
Lời ca gắn bó với chặt chẽ với phương ngữ xứ Nghệ là một trong những điểm độc đáo nhất của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ. Đây cũng là điều kiện quan trọng để loại hình dân ca này có sức sống bền lâu và sức lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng xứ Nghệ.
Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ thường được thực hành trong cuộc sống: lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa… Bởi vậy, những lối hát này được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: Ví phường vải, Ví phường đan, Ví phường nón, Ví phường củi, Ví trèo non, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm kể, Giặm khuyên…
Tháng 11/2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
10. Nghi lễ và trò chơi kéo co
Nghi thức "Kéo co ngồi" ở Hội đền Trấn Vũ (Hà Nội). (Ảnh: TTXVN)
Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2015.
Đây là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên mà Việt Nam tham gia đệ trình và được UNESCO ghi danh.
Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở nhiều nước Đông Á với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy.
Tại Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung ở vùng trung du, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, di sản còn được thực hành thường xuyên bởi các tộc người ở miền núi phía Bắc như người Tày, người Thái và người Giáy (Lào Cai) - vốn là những cư dân trồng lúa sớm trong lịch sử.
11. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại Khu di tích Phủ Dày (Nam Định). (Ảnh: TTXVN)
Ngày 1/12/ 2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo.
Các Thánh Mẫu, các vị thần trong điện thần Tam phủ có nguồn gốc không chỉ của người Kinh, mà còn của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam như người Mường, Tày, Nùng, Dao… Điều đó thể hiện sự giao lưu văn hóa, mối quan hệ bình đẳng, gắn bó mật thiết giữa các dân tộc ở Việt Nam.
Tín ngưỡng này hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn.
Từ thế kỷ 16, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt Nam.
Bắc Mỹ chủ yếu gồm rất nhiều rừng lá rộng, nhất là ở các khu vực phía Đông Hoa Kỳ. Những khu vực thuộc bang California thường bao gồm chủ yếu là các khu rừng cận nhiệt đới. Phần lớn các khu rừng ở Canada và đảo Greenland gồm các loài cây thường xanh. Đó là những loài cây có khả năng thích nghi với trời lạnh. Khu vực thuộc vùng phía bắc nước Mexico vì thuộc dạng khí hậu bán sa mạc nên chủ yếu thực vật tồn tại dưới dạng savanna hoặc đồng cỏ hoang. Các savanna này còn lên tới cả Mỹ. Ngược lại, tại các khu vực thuộc phía nam Mexico lại bao gồm chủ yếu rừng nhiệt đới. Cây cối ở những nơi này thường rậm rạp và ẩm.
Loại cây trồng ở Bắc Mĩ:
Bắc Mỹ chủ yếu gồm rất nhiều rừng lá rộng, nhất là ở các khu vực phía Đông Hoa Kỳ. Những khu vực thuộc bang California thường bao gồm chủ yếu là các khu rừng cận nhiệt đới. Phần lớn các khu rừng ở Canada và đảo Greenland gồm các loài cây thường xanh. Đó là những loài cây có khả năng thích nghi với trời lạnh. Khu vực thuộc vùng phía bắc nước Mexico vì thuộc dạng khí hậu bán sa mạc nên chủ yếu thực vật tồn tại dưới dạng savanna hoặc đồng cỏ hoang. Các savanna này còn lên tới cả Mỹ. Ngược lại, tại các khu vực thuộc phía nam Mexico lại bao gồm chủ yếu rừng nhiệt đới. Cây cối ở những nơi này thường rậm rạp và ẩm.
Nguyên nhân:
Do Bắc Mĩ có nhiều đới khì hậu như : Ôn đới,Hàn đới;Cận nhiệt đới và nhiệt đới
Địa hình , đất đai màu mỡ,...
Bài làm
Tôi có đọc của nhà thơ Giang Nam, có đoạn tôi rất thích:
Thủa còn thơ ngày hai buổi đến trường.
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ Ai bảo chăn trâu là khổ?
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
Có những ngày trốn học
Đuổi bướm cạnh cầu ao
Mẹ bát được, chưa đánh roi nào đã khóc.
Đọc đoạn thơ tôi gặp tình yêu quê hương của Giang Nam và tôi đồng cảm về những kỉ niệm thời ấu thơ. Viết về tình yêu quê hương, mỗi người có một cách biểu hiện. Qua ngòi bút của Thạch Lam trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm và ngòi bút của Vũ Bằng trong bài Mùa xuân của tôi ta có thể nhận ra chỗ hay nhất của những áng văn xuôi ấy là tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương, đất nước”.
Trước hết, “tâm tình sâu nặng thiết tha với quê hương đất nước” được Thạch Lam gửi gắm trong cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế, trong lành về mùa cốm. Từ khứu giác thoáng đi qua đầm sen hay đồng lúa vàng, Thạch Lam đã nhớ cốm và cảm nhận bước chân mùa côm đang trở về.
“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương tham của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết”.
Có ai miêu tả được hay và đúng về lúa nếp non được chọn để làm cốm như Thạch Lam không?
“Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ... bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.
Thạch Lam đã giới thiệu làng làm côm nổi tiếng 36 phố phường qua “Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kì”, và hình ảnh về làng cốm và thức quà ấy được xuất hiện bằng hình ảnh “cô hàng cốm xinh xinh... cái đòn gánh hai đầu cong vút lèn như chiếc thuyền rồng”.
Nhà văn - với lòng yêu đất Mẹ đằm thắm, đã khẳng định: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang hương vị mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. ”
Thật đẹp làm sao, thức quà giản dị đã trở thành món nghi lễ quen thuộc trong đời sông người Việt, mang về một nét văn hóa đẹp khi “cốm để làm quà sêu Tết”, “sự vương vít của tơ hồng”, “thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi”.
Nét văn hóa của dân tộc biểu hiện trong thức quà cốm còn được Thạch Lam chỉ dẫn ở cách ẩm thực cụ thể:
ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ”.Bởi vì không phải là “ăn cốm”, mà là “thưởng thức cốm”. Để khi ăn có thể cảm nhận “mùi tham phức của lúa mới, của hoa cỏ dại,... cái chất ngọt của cốm, cái thanh đạm của loài thảo mộc... ”. Và từ cảm nhận ấy, không thể quên được cái tình của lúa, của quê, của quê hương đất nước.
Khi gần quê hương, hạnh phúc là được thưởng thức sản vật quê hương để tình quê hương thêm mặn nồng. Nhưng đối với người con xa quê được nhớ quê là một điều hạnh phúc. Ta hãy cảm động lắng nghe Vũ Bằng nhớ về mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội với tâm tình sâu nặng thiết tha khi ông hoạt động ở miền Nam, trong vòng kiểm soát của kẻ thù.
Đầu tiên, nhà văn nghĩ về cái tình yêu, nỗi nhớ tự nhiên, rất con người của mình vì “Ai bảo... bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cẩm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng”. Bằng một loạt so sánh như thế để khẳng định nỗi nhớ, niềm yêu rất người của mình.
Chúng ta đọc văn của Vũ Bằng, ta cũng xúc. động nao nao nhớ Hà Nội, như gặp một kỉ niệm nào trong bài viết của ông. Ôi cái “mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng chim nhạn kêu... tiếng trống chèo... câu hát của cô gái... ” làm sao không rung động nỗi lòng.
Chân thật và thú vị biết bao cái nỗi nhớ kỉ niệm “khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu, mở cửa đi ra ngoài... thấy cái thú giang hồ... không uống rượu mạnh mà lòng say sưa một cái gi đó - có lẽ là sự sống”.
Mùa xuân làm cho con người trẻ ra, yêu đời, ham hoạt động, ham sông nhiều hơn, thấy yêu thương con người nhiều hơn.
Xúc dộng nhất là chi tiết về nỗi nhớ không khí gia đình vào những ngày Tết “Nhang trầm, đèn nến... bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm” ai không xúc cảm. Xa quê vào giờ này, ai chẳng khóc như con trẻ. Tình yêu quê hương là thế đấy.
Nhà văn còn rất sâu sắc khi nhắc đến cảm giác của những ngày sau Tết, cuối xuân, sắp chuyển sang đầu hè. Con người Hà Nội thưởng thức “bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng”, để mà nhó' quê hương da diết.
Dù xuân đã hết, người xa quê yêu cả những ngày thường nhật, giản dị, êm đềm của quê hương.
Cảm ơn hai nhà văn Thạch Lam và Vũ Bằng. Chỉ bằng một thức quà quê bình dị, chỉ bằng những kỉ niệm chân thật, mộc mạc của một người con xa quê, các tác giả đã gửi cả tấm tình sâu nặng với quê hương đất nước Việt Nam của chúng ta. Đọc và hiểu hai văn bản trên, em thấy yêu gia đình, yêu quê hương, yêu mảnh đất này hơn bao giờ hết.
do mỗi cực là 1 loại điện tích nên nếu cùng một loại điện tích thì chúng sẽ đẩy nhau.Như ta biết là dòng điện chạy từ âm đến dương nên nếu :
- hai cực âm đặt gần nhau thì elctron chuyển động đến miếng nam châm kia mà hai cực đều chuyển electron đến nhau nên các electron sẽ tự đẩy nhau bằng lực đẩy của các electron
-cực dương thì đều hút electron nên nếu cùng hút thì nó sẽ tạo ra một lực đẩy do vật chủ k thay đổi vị trí