K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11

Trong bài thơ Nơi tuổi thơ em, từ “có” mang nghĩa khẳng định, làm sống dậy những hình ảnh thân thuộc của tuổi thơ. Nó như một cách liệt kê, nhấn mạnh sự tồn tại của mỗi kỷ niệm, khiến người đọc cảm nhận rõ ràng và gần gũi với ký ức ấy.

I. Đọc hiểu (6.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:   Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (6.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 

 Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […]

 Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì:

- Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!

Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:

- Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.

(Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

Câu 2. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được”.

Câu 4. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là người như thế nào?

Câu 5. Chi tiết “Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp” giúp em hiểu gì về Lộc?

Câu 6. Thông điệp ý nghĩa nhất với em từ văn bản trên là gì? Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? 

II. Làm văn (4.0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ sau:

Trưa hè gió thổi

Hoa phượng lung lay

Cánh hoa rụng bay

Như bầy bướm lượn

Tiếng ve ca rộn

Nghe như tiếng đàn

Trưa hè liên hoan

Hoa bay, ve hát.

                               (Trần Đăng Khoa)

Phần làm văn thì mình lấy bài để tham khảo thôi ah, còn nếu thấy mình có trả lời phần đọc hiểu thì các bạn đối chiếu bài của mình với đáp án là được. Chúc bạn học tốt nha.

0
4 tháng 11

Yes!

4 tháng 11

đúng rồi bạn.

Á chép gg