K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2017

khế nhé

điền chữ gần hết

20 tháng 10 2017

từ cần điền là từ khế nha bạn 

19 tháng 10 2017

Là quả xoài nha bn

19 tháng 10 2017

Quả Xoài Cát nhé bạn~

19 tháng 10 2017

     Ngày xửa ngày xưa, có một gia đình nọ cô chị tên là Tấm cô em tên là Cám. Mẹ Tấm chết sớm nên cha tấm lấy thêm người vợ thứ hai sinh ra cô em là Cám. Tấm Cám là hai chị em dẫu là khác mẹ nhưng cũng cùng cha thế nhưng tính tình lại trái ngược nhau. Cô chị hiền lành, phúc hậu bao nhiêu thì cô em đanh đá, ghê gớm bấy nhiêu. Ít lâu sau cha của Tấm cũng bệnh nặng qua đời, kể từ ngày ấy Tấm phải sống trong cảnh mẹ ghẻ con chồng. Bà ta bắt Tấm phải làm lụng tất cả các công việc trong nhà, đối sử với nàng vô cùng thậm tệ.

 
     Một hôm, bà dì ghẻ bảo Tấm và Cám đi ra đồng bắt tép và hứa sẽ thưởng yếm đào cho đứa nào bắt được nhiều tép hơn. Vốn là người hiền lành chăm chỉ Tấm vâng lời và đi bắt tép. Nàng chăm chỉ bắt nên giỏ đầy những tép những tôm. Còn cô Cám vốn được mẹ cưng chiều từ bé, việc nhẹ nhất cũng chẳng đến tay nên ham chơi, cô đuổi theo bướm, hái hoa nô đùa suốt cả một ngày. Khi sắp về nhận thấy trong giỏ mình không có con tép nào Cám lo lắng không nhận được yếm đào. Cám chạy đến chỗ Tấm bày mưu tính kế nói đầu Tấm nhiều bùn và bảo Tấm tắm sạch đi không về mẹ mắng.

     Nói đoạn khi Tấm xuống hồ tắm, Cám đổ hết chỗ tép của Tấm sang giỏ của mình và chạy về nhà lãnh thưởng. Tấm tắm xong lên bờ ra về thì thấy giỏ không còn gì, nàng sợ bà dì ghẻ mắng nên ngồi ôm mặt khóc nức nở. Bụt hiện lên và giúp đỡ cho nàng, may mắn thay trong giỏ vẫn còn một con cá bống, theo lời bụt dặn Tấm đem con cá bống ấy về nhà thả xuống giếng hàng ngày mỗi bữa ăn bớt đi để dành cơm cho cá bống. Mỗi lần cho bống ăn Tấm thường gọi: “Bống bống bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”.


     Mẹ con Cám sau khi biết bí mật của Tấm thì dình mò và tìm cách bắt bóng giết nó lấy thịt ăn. Bữa nay Tấm lại đem cơm ra cho bống ăn nhưng gọi mãi chẳng thấy bống lên. Nàng lại ôm mặt khóc, bụt hiện lên chỉ cách cho nàng. Gà mái giúp Tấm tìm xương cá, nàng chôn đống xương ấy vào bốn cái lọ để ở chân giường.

   Năm ấy, thái tử mở hội kén tân nương, tất cả những người con gái từ tiểu thư khuê các cho đến dân nghèo đều được tham gia. Mẹ con Cám chuẩn bị váy áo để tham dự hội ấy với mong muốn Cám sẽ trở thành hoàng hậu. Đến ngày hội mở, Tấm xin dì ghẻ đi hội vì đã làm xong hết việc nhà nhưng bà ta không cho. Bà ta lấy thóc trộn lẫn gạo và bắt Tấm nhặt xong thì mới có thể đi hội. Nàng ôm mặt khóc bụt lại hiện lên. Bụt sai đàn chim sẻ xuống nhặt thóc cho Tấm và sau đó nàng lấy những hủ chôn xương cá bống ở chân giường ra. Lạ kì thay trong những hũ ấy có đủ quần áo giày dép và một con ngựa đẹp để Tấm đến kinh thành dự hội. Trên đường đi nàng đánh rơi mất một chiếc hài. May thay hoàng tử bắt gặp chiếc hài đó và đem về làm vật thử để chọn vợ. Chị em con gái nô nức thử hài, mẹ con Cám cũng thử nhưng lại không vừa. Tấm đến nơi thử hài thì vừa in, ngay hôm đó Tấm được tiến cung làm hoàng hậu. Tấm có những ngày tháng hạnh phúc bên hoàng tử.

    Ít lâu sau đến ngày giỗ cha Tấm, nàng trở về quê nhà để ăn giỗ. Mẹ con Cám ganh ghét với Tấm và tìm cách hãm hại nàng. Tấm tuy là hoàng hậu nhưng vẫn là đứa con hiếu thảo nàng không ngại trèo lên hái câu cúng thầy. Bà dì ghẻ lấy dao chặt cây cau để giết Tấm. tấm ngã chết, bà dì ghẻ đưa con mình vào cung thay Tấm làm hoàng hậu. Tấm chết đi biến thành vàng anh ngày đêm quấn quýt bên hoàng tử, mẹ con Cám giết vàng anh, vàng anh biến thành cây xoan đào ngày ngày hoàng tử thường ra đó mắc võng nằm hóng mát.

     Thấy thế mẹ con Cám lại chặt cây xoan đào đi làm nó thành khung cửi nhưng cứ mỗi lúc Cám ngồi dệt thì khung cửi lại kêu lên thành tiếng “Kẽo cà kẽo kẹt/ Lấy tranh chồng chị/ Chị khoét mắt ra”. Cám sợ hãi rồi cũng nghe theo lời mẹ đốt khung cửi đổ tro đi. Chỗ cho ấy mọc lên một cây thị, một bà lão đi qua đem thị về. Một hôm vua đi qua chỗ ấy, dừng lại uống nước thì thấy miếng trầu têm giống với miếng trầu vợ mình têm nên mới đành xin phép gặp người têm giàu. Vợ chồng Tấm đoàn tụ từ đó, Tấm về cung trong sự ngỡ ngàng của Cám.


     Cám bị đuổi khỏi cung, thấy Tấm ngày càng trắng trẻo xinh đẹp lại thêm phần tức. Người làng xui Cám tấm nước nóng là sẽ trắng nên Cám làm theo và chết ngay tại chỗ. Bà dì ghẻ thấy con chết cũng sợ hãi mà chết theo.

19 tháng 10 2017

vào sgk tiếng việt 4

19 tháng 10 2017

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo Hằng đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo Hằng em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp.

Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô Hằng giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn.

Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

19 tháng 10 2017

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo Hằng đã đê lại trong lòng em tình cảm khó quên.

Hôm ấy, cô giáo Hằng em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh dầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chảo cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. bải giáng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn tháng xuống lớp.

Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô Hằng giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp. xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đật ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến cùa các bạn.

Giữa giờ học căng tháng, cô kề cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi đế trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.

19 tháng 10 2017

HOÀNG YẾN VY

a) Đoạn 1:
- Mở đầu: Vào một ngày đẹp trời, năm cô bé Va-li-a lên mười tuổi, được bố mẹ đưa đi xem xiếc.
- Diễn biến: Chương trình biểu diễn hôm ấy thật phong phú, nhiều tiết mục độc đáo, tiết mục nào cũng đặc sắc cả nhưng chẳng biết vì sao Va-li-a lại thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Em ấn tượng với gương mặt xinh đẹp, dáng vẻ nhanh nhẹn của cô gái. Lớn hơn em mấy tuổi thôi mà cô thật dũng cảm. Trên lưng ngựa, cô diễn viên khả ái này chẳng cần nắm dây cương mà một tay ôm lấy chiếc đàn, còn một tay kia gảy lên những âm thanh náo nức, rộn ràng. Tiếng đàn của cô gái có sức lôi cuốn đặc biệt khiến Va-li-a hết lòng ngưỡng mộ cô.
- Kết thúc: Từ đó lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô - phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.
b) Đoạn 2
- Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.
- Diễn biến: Sáng hôm sau, trong lòng đầy phấn khởi, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc, bày tỏ nguyện vọng của mình. Bác ân cần đưa em đến một chuồng ngựa. Tại đây có một chú ngựa Kim đẹp tuyệt. Bác bước đến vỗ về chú ngựa và quay lại bảo em: “Công việc của cháu giờ đây là chăm sóc chu đáo con ngựa này cho nó ăn uống và quét dọn chuồng trại cho thật sạch sẽ. Được chứ!” Va-li-a hơi lưỡng lự nhưng cuối cùng em vẫn cầm lấy chổi.
- Kết đoạn: Bác giám đốc gật đầu cười bảo em: "Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt. đầu xây từ mặt đất lên." 
c) Đoạn 3
- Mở đầu: Thế là những ngày tiếp đó, ngày nào Va-Li-a cũng đều đặn đến làm việc trong chuồng ngựa.
- Diễn biến: Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đèn hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em thấy phấn chấn lên.
- Kết đoạn: Rồi công việc cũng cứ quen dần. Từng ngày, từng ngày, em đã trở nên thân thiết dần với chú ngựa Kim, bạn diễn tương lai của mình.
d) Đoạn 4
- Mở đầu: Thời gian trôi qua. Chẳng mấy chốc cũng đến ngày Va-li-a trở thành một diễn viên thực thụ.
- Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên. vẻ thán phục lộ rõ trên từng gương mặt khán giả.
- Kết đoạn: Kết thúc tiết mục của mình, Va-li-a cúi chào khán giả với gương mặt rạng ngời hạnh phúc, cô sung sướng tuyệt vời khi nhận ra ước mơ thuở nhỏ của mình đã trở thành hiện thực.

P/s : bn tham khảo nha

19 tháng 10 2017

Giáng sinh năm mười một tuổi, Va-li-a được bố mẹ dẫn đi xem xiếc.

 Tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn” do một cô bé trạc tuổi Va-li-a biểu diễn. Cô bé diễn viên xinh xắn, tài giỏi ấy đã thu hút được khán giả, nhất là Va-li-a.

 Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô - phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.

 Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.

 Ông giám đốc rạp xiếc nhận ngay Va-li-a vào học nghề và giao cho em việc quét dọn chuồng ngựa. Va-li-a rất ngạc nhiên nhưng cô bé im lặng đồng ý.

 Bác giám đốc gật đầu cười, bảo em: “Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên.”.

 Va-li-a bắt đầu học nghề diễn viên bằng việc quét chuồng ngựa và chăm sóc chú ngựa biểu diễn.

 Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.

- Một thời gian sau, cô bé đã quen việc, còn chú ngựa thì xem Va-li-a như một người bạn.

 Sau một thời gian chăm chỉ tập luyện, Va-li-a đã trở thành diễn viên tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”.

 Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên,chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên. Vẻ thán phục lộ rõ trên khuôn mặt từng khán giả.

 Thế là mơ ước trở thành diễn viên xiếc của Va-li-a trở thành hiện thực.

18 tháng 10 2017

Hùng Vương (chữ Hán: 雄王, chữ Nôm:𤤰雄), là cách gọi các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt. Hùng Vương thứ I là con trai của Lạc Long Quân, lên ngôi vào năm 2879 trước công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, truyền đời đến năm 258 trước công nguyên thì bị Thục Phán (An Dương Vương) chiếm mất nước.[1]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Lộc Tục cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi (anh trai Lộc Tục) là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.[2]

Kinh Dương Vương xuống Thủy phủ, lấy con gái Động Đình Quân tên là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thay cha trị nước, còn Kinh Dương Vương không biết đi đâu. Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc, Đế Lai nhân thiên hạ vô sự mà đi chu du khắp nơi, đi qua nước Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy phủ, liền lưu con gái của mình là Âu Cơ ở lại đó.[3]

Lạc Long Quân trở về, thấy Âu Cơ xinh đẹp, liền biến hóa thành chàng trai phong tú mĩ lệ, Âu Cơ ưng theo, Lạc Long Quân liền rước nàng về núi Long Trang. Hai người ở với nhau một năm, sinh ra bọc trăm trứng, sinh ra trăm con trai anh dũng phi thường. Lạc Long Quân ở lâu dưới Thủy phủ, Âu Cơ vốn là người Bắc quốc, nhớ nhà liền gọi Long Quân trở về. Âu Cơ nói với Lạc Long Quân:

Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với quân, sinh được một trăm con trai mà không gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng, không vợ, một mình vò võ.

Lạc Long Quân bảo rằng:

Ta là loài rồng, sinh trưởng ở thủy tộc; nàng là giống tiên, người trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp mà lại có con nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con trai về Thủy phủ, phân trị các xứ, năm mươi con trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe không được bỏ nhau.[3]

Âu Cơ cùng năm mươi con trai ở tại Phong Châu, tự suy tôn người hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương.[3]

Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?[4]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Con của Lạc Long Quân là Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước ra làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đóng đô ở bộ Văn Lang, Phong Châu. Về bờ cõi, nước đông giáp biển Đông, tây đến Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc), bắc đến hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung quốc), nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành.[5]

Hùng Vương sai các em trai phân trị, đặt em thứ làm Tướng võ, Tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, Tướng võ là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, quan Hữu ty gọi là Bố chính, thần bộc nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền nhau cho đến hiệu là Hùng Vương không đổi.[5]

Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Theo sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng chép. Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, khai khẩn ruộng ấy là Lạc dân, thống trị dân ấy là Lạc Vương, người giúp việc là Lạc Tướng: đều dùng ấn đồng thao xanh. Nước gọi là Văn Lang. Phong tục thuần hận, mộc mạc, chưa có chữ nghĩa, còn dùng lối thắt nút dây làm dấu ghi nhớ; truyền được mười tám chi.[6]

Ngoại giao[sửa | sửa mã nguồn]

Năm (2557-2258 TCN), năm Mậu Thân thứ 5 đời Đường Nghiêu, Hùng Vương sai sứ sang, tặng vua Nghiêu con rùa thần, có lẽ hơn nghìn năm, mình rùa hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch (lịch rùa).

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Lạc Long Quân trị vì, nhà vua dạy dân ăn mặc, bắt đầu có trật tự về vua tôi, tôn ti, có luân thường về cha con, vợ chồng.

Dân ở rừng núi xuống sông ngòi đánh cá, thường bị giao long làm hại nên tâu lại với Hùng Vương. Hùng Vương bảo rằng: Ở núi là loài rồng cùng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại. Bèn lấy mực xăm hình thủy quái ở thân thể, tránh được nạn giao long cắn hại. Tục xăm mình của Bách Việt bắt đầu từ đây.

Ban đầu do ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây soa đồng làm bánh; lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm; lấy rễ gừng làm muối; lấy dao cày, lấy nước cấy, đất trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm. Gác cây làm nhà để tránh hổ báo; cắt ngắn đầu để tiện vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm, nhà có người chết thì giã cối gạo để cho hàng xóm nghe chạy đến giúp. Trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, rồi sau mới giết trâu để làm lễ thành hôn, đem cơm nếp vào trong phòng cùng ăn với nhau cho hết, rồi sau mới tương thông.[3]

Lúc bây giờ, vua tôi cùng đi cày, cha con tắm chung sông không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc. Dân đều vẽ mình, uống nước bằng mũi, cùng nhau vui chơi vô sự[8]

— Lịch triều hiến chương loại chí

Dòng họ Hùng Vương[sửa | sửa mã nguồn]

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép phần đầu tiên đặt tên là Kỷ Hồng Bàng thị, 3 tiểu mục là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương. Sách Lĩnh Nam Chích Quái đặt tên là Truyện Hồng Bàng.[9]

Lãnh thổ[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh thổ nước Văn Lang được sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam ngày nay.

Hùng Vương chia nước Văn Lang làm 15 bộ Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức, đóng đô ở bộ Văn Lang. Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quận.

Mười lăm bộ theo sách Khâm định việt sử thông giám cương mục chép từ sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiên Túng:

Sơn Nam (bây giờ là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên) xưa là bộ Giao Chỉ. Sơn Tây xưa là bộ Chu Diên, bộ Phúc Lộc. Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh) xưa là bộ Vũ Ninh. Thuận Hóa (bây giờ là từ Hải Lăng thuộc Quảng Trị đến Điện Bàn thuộc Quảng Nam) xưa là bộ Việt Thường; An Bang (bây giờ là Quảng Yên) xưa là bộ Ninh Hải; Hải Dương xưa là bộ Dương Tuyền; Lạng Sơn xưa là bộ Lục Hải; Thái Nguyên, Cao Bằng xưa là bộ Vũ định nội ngoại; Nghệ An xưa là bộ Hoài Hoan; Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân; Hưng Hóa và Tuyên Quang xưa là bộ Tân Hưng; Còn hai bộ Bình Văn và Cửu Đức thì đều khuyết nghi. Nay khảo ở sách Tấn chí, quận Cửu Đức, do nhà Ngô đặt, nay là đất Hà Tĩnh. Sử cũ chua tức là nước Chiêm Thành, bây giờ là đất Bình Định.

Diệt vong[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cuối thời Hùng Vương, vua có người con gái vô cùng xinh đẹp. Thục Vương nghe tiếng, liền sai người đến cầu hôn. Hùng hầu can rằng, Thục vương chỉ lấy làm cớ hôn nhân để xâm lược mà thôi. Thục vương đem lòng oán giận. Về sau Hùng Vương gả con gái cho Sơn Tinh, Thục vương căm giận, căn dặn con cháu phải diệt nước Văn Lang.[10]

Cháu Thục vương là Thục Phán nối ngôi, có dũng lược, đem quân xâm lược Văn Lang. Hùng Vương có binh hùng tướng mạnh đánh bại Thục Phán. Hùng Vương bảo Thục Phán rằng: Ta có sức thần, nước Thục không sợ ư?, rồi bỏ bê đất nước, chỉ lo ăn uống vui chơi. Khi quân Thục kéo sát đến nơi, vua còn say mềm chưa tỉnh. Tỉnh dậy, Hùng Vương cùng đường, thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính đầu hàng Thục Phán. Từ đây trong sử sách nước Việt bước sang kỷ mới gọi là Kỷ nhà Thục[10]

Sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh rất quái đản, chỉ tạm thuật lại để truyền lại sự nghi ngờ[10] .

Các vị vua[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm.[11] Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính.

Theo Nguyễn Khắc Thuần trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam" [12] thì 18 vị vua Hùng được liệt kê trong danh sách bên dưới. Tuy nhiên, ngay sau danh sách, tác giả cũng đưa ra nhận xét thuộc một trong hai quan điểm đang được các nhà sử học tạm chấp nhận: 18 vị vua Hùng không phải là 18 người cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành), mỗi chi này có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Thậm chí con số 18 có thể chỉ nên hiểu là con số tượng trưng ước lệ, vì 18 là bội số của 9 - vốn là một số thiêng đối với người Việt.

  1. Kinh Dương Vương (涇陽王): 2879 TCN - ?. Huý là Lộc Tục (祿續).
  2. Hùng Hiền vương (雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君). Huý là Sùng Lãm (崇纜).
  3. Hùng Lân vương (雄麟王)
  4. Hùng Diệp vương (雄曄王)
  5. Hùng Hi vương (雄犧王) (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛)
  6. Hùng Huy vương (雄暉王)
  7. Hùng Chiêu vương (雄昭王)
  8. Hùng Vĩ vương (雄暐王)
  9. Hùng Định vương (雄定王)
  10. Hùng Hi vương (雄曦王) (phần bên trái chữ "hi" 曦 là bộ "nhật" 日)
  11. Hùng Trinh vương (雄楨王)
  12. Hùng Vũ vương (雄武王)
  13. Hùng Việt vương (雄越王)
  14. Hùng Anh vương (雄英王)
  15. Hùng Triêu vương (雄朝王)
  16. Hùng Tạo vương (雄造王)
  17. Hùng Nghị vương (雄毅王)
  18. Hùng Duệ vương (雄睿王): ? - 258 TCN

Chú ý: "雄犧王" và "雄曦王" tuy đều đọc "Hùng Hi Vương" nhưng chữ "hi" trong hai tên gọi này khác nhau về tự dạng và ý nghĩa.

Di sản và ghi công từ đời sau[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của Người Việt tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhưng được dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm.

Năm 1954, Hồ Chí Minh có buổi gặp mặt với binh lính các Trung đoàn Thủ Đô, trung đoàn 36, trung đoàn Tu vũ..., ông nói rằng: "Đền Hùng thờ các vua Hùng. Hùng Vương là người sáng lập ra nước ta, là Tổ tiên của dân tộc ta. Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước."[13]

27 tháng 10 2017

ban ghi van dai qua

19 tháng 10 2017

3 cha con gồm 2 bố và 2 con ,,,chia nhau 4 quả là vừa hihi

19 tháng 10 2017

chưa hoàn hảo làm sai rồi

18 tháng 10 2017

Trong cuộc sống, mỗi con người đếu có nhiều ước mơ. Những mơ ước tốt đẹp sẽ giúp cho con người hình dung ra tương lai, hướng về phía trước. Câu chuyện Lời ước dưới trăng sẽ đưa ta đế vô vàn niềm vui và hạnh phúc của những ước mơ cao quý.



Chuyện kể về một cô gái ở ngôi làng nọ với một điều ước thiêng liêng, nhưng đây không phải là ước mơ cho riêng mình mà là ước mơ cho người khác được hạnh phúc. Cô gái sống ở một nơi có tập tục đặc biệt: Rằm tháng Giêng hằng năm, tất cả các cô gái tròn mười lăm tuổi đều đến hồ Hàm Nguyệt ở trong khuôn viên ngôi chùa tại làng để nguyện ước.



Răm tháng Giêng năm ấy, chị gái của một bạn nhỏ vừa tròn tuổi mười lăm được bà gọi về để hưởng tục lệ linh thiêng đó. Khi người chị đi ra khỏi cổng nhà, bạn nhỏ tò mò theo chị để xem. Đến đầu ngõ, bạn nhỏ gặp chị Ngàn. Chị Ngàn bị mù từ bé nhưng đẹp người, đẹp nết. Dáng người mảnh mai, tóc đen mượt, thả dài. Chị nổi tiếng khéo tay, bánh mứt chị làm ngót nhất làng. Chị đang vào tuổi trăng rằm.



Thấy chị dò bước dưới trăng, bạn nhỏ đoán biết được chị đến hồ Hàm Nguyệt để nguyện ước. Bạn nhỏ đến gần và dắt tay chị đi. Vừa đi hai chị em vừa trò truyện thân mật.
Bạn nhỏ tò mò hỏi:
- Chị Ngàn ơi! Lát nữa chị ước điều gì? Có thể cho em biết được không?
Chị Ngàn trầm ngâm, bạn nhỏ nghĩ chị sẽ ước có một gia đình hạnh phúc như những người phụ nữ khác trong làng.

 Hai chị em vẫn sánh bước đi dưới trăng. Bầu trời trong xanh, vầng trăng lơ lửng. Anh trăng rải trên cành cây, kẽ lá, phản chiếu trên khuôn mặt thánh thiện của Ngàn.
Hai chị em đến bờ hồ, không khí nơi đây thật trang nghiêm. Tuy có nhiều cô gái khác cũng dến đây nhưng không khí vẫn rất tĩnh mịch, thiêng liêng. Có lẽ từng người đang thầm khấn lời ước cho riêng mình. Vì trong đời mình chỉ có một lần được ước “điều ước linh thiêng” nên mọi người đều ước nguyện những điều mà mình mong muốn nhất. Bạn nhỏ dẫn chị Ngàn đến sát bờ hồ, chị quỳ xuống đưa tay vốc lên làn nước óng ánh dưới trăng rồi áp vào mặt. Ánh trăng huyền diệu đang lung linh trên đôi má và lấp lánh trên mái tóc của chị. Áp tay lên ngực, chị khẽ ước một điều ước linh thiêng của đời chị:
- Con ước gì mẹ chị Yên – Bác hàng xóm cạnh nhà con được khỏi bệnh.
Khẩn xong, gương mặt chị bỗng trở nên rạng rỡ vô cùng. Chị khoan thai đứng lên, mắt ngước lên như nhìn ánh trăng vàng dịu, nhìn bầu trời cao vời vợi, ánh mắt chị sáng lên một niềm vui khó tả. Bạn nhỏ vô cùng ngạc nhiên trước lời khấn của chị. Bạn thắc mắc hỏi:
- Cả đời người chỉ có một cơ hội duy nhất mà sao chị dành điều ước ấy cho người khác?
Trên đường về, hai chị em nắm chặt tay nhau. Chị kể:
- Em ơi! Chị Yên ở xóm ta có hoàn cảnh khốn khó. Rằm tháng Giêng năm ngoái, mẹ của chị ấy bị bệnh nặng. Chị Yên đã phải túc trực chăm sóc mẹ cả ngày lẫn đêm. Lúc trăng lặn, chị đã khóc nức nở khi biết rằng mình không còn cơ hội để ước khi tuổi mười lăm đi qua. Mẹ chị Yên vẫn còn bệnh đến năm nay, chị đã thay chị Yên ước cho mẹ chị ấy sớm khỏi bệnh. Chị mồ côi mẹ nên hiểu được nỗi đau của con người phải mất đi người mẹ yêu quý!
Bạn nhỏ lặng người, xiết chặt bàn tay chị Ngàn, bạn tự nhủ:
- Chị Ngàn ơi! Khi nào em mười lăm tuổi em sẽ ước cho đôi mắt chị được sáng lại.
Những lời ước trong câu chuyện thật ý nghĩa. Đây không phải là mơ ước cho mình mà là ước mơ cho người khác được hạnh phúc, khỏe mạnh. Những lời ước ấy như một lời nhắn nhủ mọi người hãy sống vì mọi người, mở rộng vòng tay nhân ái để san sẻ cùng nỗi bất hạnh của người khác. Chia ngọt sẻ bùi cùng mọi người để hướng tới một ngày mai tươi sáng.

18 tháng 10 2017

Hatsune Miku

Câu 1. Quê ngoại tôi có một phong tục đáng yêu: Vào đêm rằm tháng Giêng, tất cả các cô gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến Hồ Hàm Nguyệt, một hồ nước đẹp và rộng nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng. Người xưa truyền lại rằng hầu hết lời nguyện ước của các cô gái, sau này đều ứng nghiệm.
Câu 2. Năm nay, chị gái tôi đi học ở xa cũng tròn tuổi trăng rằm. Trước rằm tháng Giêng vài ngày, bà đã cho gọi chị về để hưởng tục lệ linh thiêng này. Đêm thiêng liêng ấy, chị tôi đi rồi, tôi tò mò theo chị để xem. Ra đến cổng, tôi gặp chị Ngàn. Chị Ngàn trạc tuổi như chị tôi. Chị bị mù từ nhỏ nhưng đẹp người đẹp nết. Mái tóc chị dài và óng mượt hiếm thấy. Lúc nào mái tóc ấy cũng thoang thoảng mùi của hoa bưởi, hoa nhài, hoa lan được chị kín đáo gài sau chiếc kẹp tóc. Chị làm bánh, làm mứt ngon nhất làng. Trông thấy chị lần bước ra đường, tôi hiểu chị cũng đi ra hồ như chúng bạn cùng trang lứa. Thương chị, tôi đến bên, dắt chị đi.
Trên đường đi. tôi hỏi chị:
- Chị Ngàn ơi, lát nữa chị định ước điều gì? Chị có thể cho em biết được không?
Chị Ngàn không trả lời tôi. Chị lặng lẽ nghĩ ngợi điều gì đó. Chắc chị cũng sẽ ước như bao cô gái khác: ước sao cho có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Chị tuy không lành lặn như những người khác nhưng đẹp người và chăm chỉ, khéo léo như vậy, chị đáng được hưởng hạnh phúc lắm chứ!
Ánh trăng bát ngát, dịu dàng đậu xuống trần gian. Mặt đất và mọi vật như được nhuộm một màu vàng trong trẻo. Dưới ánh trăng đẹp, tôi nhìn thấy gương mặt chị Ngàn vừa chứa đựng niềm vui thánh thiện, vừa có vẻ gì bí ẩn.
Câu 3. Chị em tôi ra tới hồ, dù có khá nhiều cô gái cùng tới đây nhưng không khí nơi này vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ. Chị quỳ xuống. rồi từ từ đưa hai lòng bàn tay xuống mặt hồ “vốc” làn nước đẫm ánh trăng áp lên mặt. Ánh trăng lung linh hôn lên má, chảy lên tóc chị. Sau đó, chị chắp hai tay trước ngực, nén xúc động nói khẽ lời cầu nguyện linh thiêng của đời mình:
- Con ước gì... mẹ chị Yên.. bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh.
Nói xong, chị từ từ đứng dậy, gương mặt rạng rỡ hạnh phúc.
Tôi nhìn chị ngỡ ngàng: “Cả đời người chỉ được ước một lần, sao chị lại dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm?”
4. Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Gần đến nhà, chị Ngàn siết chặt tay tôi, nói: 
- Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái, chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh nặng, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, biết mình không còn cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ.
Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ...
Theo Phạm Thị Kim Nhường 
Ý nghĩa: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.

18 tháng 10 2017

Em vết có dấu đi, chị ko hiểu

18 tháng 10 2017

1-b, c

2-a

3-e,d

4-b

18 tháng 10 2017

· Qua đồng ngả nón trônng đồng 

Đồng bao nhiêu lúa em thương chồng bấy nhiêu 

· Quan đình ngả nón trông đình 

Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu 

· Chàng ơi phụ thiếp làm chi 

Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng 

· Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn 

Thuận be thuận bạn tát cạn biển đông 

· Rau tôm nấu với ruột bầu 

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon 

· Đói lòng nằm gốc cây sung 

Chồng một thì lấy chồng chung thòi đừng 

· Tay bưng bát muối đĩa gừng 

Gừng cay muối mặn xin dừng quên nhau 

· Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo 

Ngũ lục giang cũng lội, thất bát đèo cũng qua 

· Thuyền về có nhớ bến chăng 

Bến thì một dạ khăng khănng đợi thuyền 

· Anh về mua gạch bát tràng 

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân 

· Buôn có bạn, bán có phường 

Thuận bè thuận bạn tát cạn biển đông 

· Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly 

· Cha đời cái áo rách này 

Mất chúng mất bạ vì mày áo ơi 

· Bạn bè là nghĩa tương tri 

Sao cho sau trước một bề mới nên 

· Bạn vàng lại gặp bạn vàng 

Long, Lân, Quy, Phượng một đàn tứ linh 

· Ở chọn nơi, chơi chọn bạn 

· Lúc khó thì chẳng ai nhìn 

Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em 

· Thức lâu mới biết đêm dài 

Ở lâu mới biết lon lòng người có nhân 

· Khi vui thì vỗ tay vào 

Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai

18 tháng 10 2017

Lá lành đùm lá rách.

Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

Một con ngựa đau , cả tàu bỏ cỏ.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.