Trong văn bản "Ca Huế trên sông Hương" (Hà ánh minh),tại sao ta có thể nói:Nghe ca Huế là một thú tao nhã?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hôm nay là ngày khai giảng. Sân trường thật đông đúc. Từ cô hiệu trưởng, thầy hiệu phó đến các thầy cô khác, ai ai cũng đều ăn mặc gọn gàng và nghiêm chỉnh. Các học sinh từ khối 6 đến khối 9 đều mặc đồng phục của nhà trường, áo bỏ vào quần. Không khí lúc này thật trang nghiêm. Từ hồi trống tập hợp đến lời bài hát Quốc ca, tất cả đều như khắc sâu vào tâm hồn mỗi học sinh. Từ người đầu hàng đến người cuối hàng, ai cũng cất cao tiếng hát Quốc ca khi lá Quốc kì từ từ được kéo lên. Khi buổi lễ khai giảng kết thúc cũng là lúc một năm học mới đầy hứa hẹn sẽ bắt đầu.
Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được giữ gìn và phát huy qua các thế hệ. Hàng năm, vào ngày Tết Nguyên đán, mỗi gia đình lại chuẩn bị những mâm cơm tươm tất để dâng cúng tổ tiên. Từ các kiều bào sinh sống ở mọi quốc gia trên thế giới đến các gia đình ở Việt Nam. Từ những gia đình có điều kiện sung túc đến những gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Từ các cụ già đến trẻ thơ đều nô nức đón chào ngày Tết, dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị chu đáo mâm ngũ quả, cặp bánh chưng đặt trên bàn thờ mỗi gia đình. Dù mâm cao cỗ đầy hay giản dị, tất cả đều chứa đựng lòng thành kính và biết ơn vô hạn với tổ tiên với thế hệ con cháu hôm nay. Đó là nét văn hóa đẹp, nên gìn giữ và lưu truyền cho các thế hệ mai sau.
cái náy dễ lắm. Ngồi cày Teaser cho BTS cx ra. Mà e hk lớp 6 đấy. Cùng là A.R.M.Y gọi chj e cho thân mật
câu 1;
Trong bài thơ "tiếng gà trưa" nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
cục ...cục tác cục ta
Nghe xao đọng nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Trong 7 câu thơ trên ,tác giả Xuân Quỳnh đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ .từ "nghe" được điệp lại 3 lần đã làm cho giọng thơ thêm ngọt ngào ,tha thiết,bổi hổi.Tác giả muốn nhấn mạnh tiếng gà trưa là một âm thanh bình dị của làng quê từ bao đời nay ,nhưng đối vs người lính tre xa nhà lại vô cùng xúc động .tiếng gà trưa ấy đã làm xao động nắng trưa và tâm hồn người chiến sĩ ,khiến cho đôi chân cảm thấy đỡ moirvaf âm thanh tiếng gà trưa nhữ dẫn dắt người lính trẻ quay vè tuổi thơ của mình.Ngoài việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ,giúp cho người đọc những liên tưởng thú vị .Qua đó ta thấy được tài năng sử dụng biện pháp tu từ của nhà thơ Xuân Quỳnh .
hok tốt
kt
Về đến đầu làng, em đã thấy cây đa đứng sừng sững, nhìn cây như chàng dũng sĩ canh gác cho làng quê vậy.
Em không biết cây đa này đã bao năm tuổi nhưng nó cao lớn vô cùng. Có lẽ nó phải cao bằng ngôi nhà ba tầng. Thân cây lớn, mấy người ôm không xuể. Cái áo màu nâu sẫm của nó đã cũ lắm rồi, sần sùi và nhiều vết xước. Rễ đa to, ăn sâu, có rễ trồi lên cả mặt đất như những chú rắn khổng lồ. Rắn mẹ, rắn con toả ra xung quanh nhiều vô kể. Có cái rễ to tạo hình như cái ghế tí hon cho người qua đường ngồi nghỉ mát. Ở trên cao, cành lá mọc xum xuê, xanh tốt như những cánh tay vươn ra xa đùa vui cùng với gió. Tán lá rộng và khi nhìn từ dưới lên trông nó như cái ô xoè che mát cả một khoảng đất trống. Lá đa dày, xanh đậm, nổi rõ những đường gân. Lá đa rụng xuống, bọn trẻ lấy để quạt chơi. Đến mùa, xuất hiện những quả đa nhỏ nhỏ nhưng cứng cáp. Quả đa tít trên cao, ẩn mình trong vòm lá, thỉnh thoảng rơi lộp bộp trên mặt đất. Từng đàn chim chóc cũng hay rủ nhau về đây hội họp, trò chuyện ríu rít, phá tan không gian yên tĩnh của buổi trưa hè. Dưới gốc đa, có bà cụ ngồi bán hàng nước. Mỗi khi thấy bà dọn hàng là biết mùa hè đã sang.
Em yêu cây đa này lắm. Mỗi khi rảnh rỗi, bọn trẻ con chúng em lại rủ nhau chơi đồ hàng, trò chuyện rất vui vẻ dưới gốc đa.
Ở cạnh sân đình của làng em có một cây đa sừng sững không biết có từ bao giờ. Em chỉ biết rằng nó rất cao to và tỏa bóng mát rợp cả một góc sân. Người dân làng em vẫn bảo đó là cây chở che cho làng em.
Cây đa sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường. Cây đa nằm sát mặt đường, bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau.
Thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những ung nhọt mọc trên thân cây.
Ấn tượng nhất là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây được xem là nơi ngồi hóng gió của người dân quê em. Rễ đa to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào.
Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Trừ khi gió quá mạnh thì những chiếc lá mới theo gió rơi xuống. Bọn em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa luôn.
Cây đa đồ sộ này đã trở thành biểu tượng của làng em, có nó làng em trông đẹp hơn và văn minh hơn. Mọi người vẫn bảo làng nào cũng nên có cây đa để bảo vệ cho làng và giữ gìn truyền thống làng lâu năm.
Mọi người ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng đồ sộ hơn. Nhiều người đã có những kí ức tuổi thơ đẹp dưới cây đa, bên cạnh giếng nước và sân đình này.
Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc ta, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau. Ngày nay, tinh thần yêu nước được kế tụng và được biểu hiện trên nhiều phương diện. Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung 1 lý tưởng đánh giặc cứu nước , giữ nước, và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ vủa riêng bản thân , tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình 1 cách riêng để thể hiện lòng yêu nước : có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức ( tham dự cuộc thi quốc tế, giới thiệu vẻ đẹp về quê hương, đất nước Việt Nam...)......... Nêu 1 số phản biện : còn 1 số người đặc biệt là 1 bộ phận trong giới trẻ còn chưa có tinh thần yêu nước ( biểu hiện : nói xấu, chưa có lối sống đúng đắn, tích cực, học hành chểnh mảng., tiếp thu văn hóa ngoại lai một cách thái quá mà đánh mất đi bản sắc dân tộc.....) Bài học rút ra và liên hệ bản thân : Mỗi người cần rèn luyện , tu dưỡng đọa đức, nuôi dưỡng cho mình 1 ước mơ, lý tưởng sống đúng đắn. Bản thân là học sinh , cần thực hiện và hoàn thành tốt công việc học tập, ...... Tóm lại, tinh thần yêu nước vẫn được kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.
1. Gió thổi là chổi trời
2. Nước chảy đá mòn
3. Trăm rác lấy nác làm sạch
4.Rắn già rắn lột, người già người chột
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”
Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp
Bạn có thể tham khảo link này nè !
https://spiderum.com/bai-dang/So-do-to-chuc-bo-may-nha-nuoc-tai-Viet-Nam-4ko
Hok tốt