K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2019

Đây là một câu hỏi rất hay, dưới đây là một số dàn ý của cô, mong em và các bạn có thể bổ sung, phản biện để chúng ta cùng xây dựng câu trả lời một cách tốt nhất

Điểm giống

- Nhà Trần vẫn chủ động đánh chặn giặc trên mọi mặt trận hiểm yếu.

- Sẵn sàng lui quân, không chiến đấu khi bất lợi, luôn luôn bảo toàn lực lượng chờ thời cơ.

- Triệt để sử dụng kế vườn không nhà trống.

Khác:

Nhìn chung có thể thấy, vì hoàn cảnh các cuộc chiến khác nhau nên cách đánh giặc chắc chắn sẽ có sự khác biệt và không cuộc chiến nào giống cuộc chiến nào, tuy nhiên có thể rút ra những đặc điểm khác biệt thật sự như sau

Thứ nhất, trong cuộc kháng chiến lần 3, nhà Trần đánh giặc rất chủ động trong mọi mặt trận, mọi hoàn cảnh.

Thứ hai, tuy nhiều lần bị đẩy vào trường hợp phòng ngự nhưng nhà Trần vẫn đánh giặc như thể mình “ngang cơ” với quân Nguyên.

Thứ ba, nhà Trần thực hiện chiến tranh quy ước ngay cả khi quân Nguyên còn mạnh điển hình là trận Bạch Đằng. (cuộc kháng chiến lần 1 chỉ có 1 cuộc chiến quy ước đúng nghĩa là trận Bình Lệ Nguyên, trong khi cuộc kháng chiến lần 2 ta chỉ thực hiện chiến tranh quy ước tổng lực khi quân Nguyên đã suy yếu cùng cực).

Thứ tư, nhà Trần đã cực kỳ hiệu quả trong việc đánh vào điểm yếu của quân Nguyên, điều này giúp nhà Trần có không ít chiến thắng khi giao tranh với quân Nguyên ngay cả khi chúng mạnh (lần 1 và lần 2 gần như thua toàn bộ khi quân Nguyên Mông còn mạnh). Trong đó có nhiều trận rất quan trọng như trận Vân Đồn, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.

Thứ 5, đặc biệt là, cuộc kháng chiến lần thứ 3 là cuộc kháng chiến thiên về chiến thuật, có sự tính toán cẩn thận và nhà Trần đã nắm được toàn bộ những yếu tố then chốt để làm nên chiến thắng. Trong khi lần 1 và lần 2 là những cuộc tiến công manh tính vũ bão, đánh nhanh thắng nhanh.

7 tháng 12 2019

Câu 1: Công lao của Ngô Quyền

Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội. Ông lên ngôi và trị vì 6 năm . Lật đổ 1000 năm bắc thuộc. Ông góp công trong những buổi đầu xây dựng nền độc lập Ông được tôn vinh là một trong 4 tứ hùng vương.
☘Công lao của Lê Hoàn

Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc và đánh tan quân Tống xâm lược. Lên ngôi xưng vương Lê Đại Hành. Ông là người có công mở mang nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ.

☘Công lao của Đinh Bộ Lĩnh

có công dẹp yên các thế lực cát cứ, thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.

Câu 2: ☘Nội dung
- Quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện
xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân
- Nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
- Bảo vệ những người bị xử oan. Vua ban xuống để người dân lấy làm tiện

Câu 3: ☘Nguyên nhân thắng lợi

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, (bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu nhà Trần là hạt nhân lãnh đạo.)

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. (Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân).

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư (đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi).

☘Ý nghĩa lịch sử

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.

- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân…).

- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

- Ngăn chặn được âm mưu xâm lược Nhật Bản và các vùng đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

Chúc bạn học có hiệu quả!

{\_/}

(^.^)

(>❤

9 tháng 12 2019

Câu 1

- Ngô Quyền:

+có công thống nhất hơn 1000 năm thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập dân tộc.

+ củng cố và xây dựng đất nước giups nước bình yên, khẳng định chủ quyền của dân tộc và đặt nền móng cho một quốc gia độc lập thống nhất sau này .

=> có công dựng nền dộc lập tự chủ

- Đinh Bộ Lĩnh:

+ có công dẹp yên các thế lực các cứ" Loạn 12 sứ quân", đưa đất nước trở lại bình yên; thống nhất, tạo đk cho đất nước bước vào thời kì ổn định lâu dài.

=> là người thống nhất đất nước.

4 tháng 12 2019

Khuyến nông sứ: Có nhiệm vụ khuyến khích mọi người tham gia tích cực vào nghành Nông nghiệp.

Thái y viện: chữa bệnh.

Hà đê sứ: Cai quản việc đắp đê và bảo vệ đê không bị vỡ.

Quốc sử viện: Biên chép lịch sử của đất nước qua các thời kì.

Chúc bạn học tốt!

4 tháng 12 2019

cảm ơn bạn hihi

4 tháng 12 2019

Giáo dục phát triển hơn thời Lý :

-Quốc tử Giám mở rộng, đào tạo con em quý tộc, quan lại.

-Lộ ,phủ , kinh thành có trường công.

-Các kì thi quốc gia được tổ chức đều để chọn nhân tài. ( Nhân tài như Mạc Đĩnh Chi- được phong làm trạng nguyên 2 lần; Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An...)

4 tháng 12 2019

- Văn hoá, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển là do những chính sách quan tâm đúng đắn cùng với các biện pháp cụ thể của nhà nước.

- Nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định có điều kiện phát triển khoa học, giáo dục trong cả nước.

- Các tác phẩm văn học ra đời trong điều kiện các cuộc kháng chiến của nhân dân diễn ra và giành thắng lợi vang dội, vì vậy trong mỗi tác phẩm đều mang đậm lòng tự hào, tự cường dân tộc.

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 12 2019

- Sau chiến thắng Bạch Đằng, năm 939: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa.

- Ngô Quyền thiết lập chinh quyền mới do vua đứng đầu quyết định mọi việc; đặt cac chức quan văn-võ; quy định lễ nghi trong triều, trang phục quan lại các cấp.

Ở địa phương cử các chức quan trông coi các châu quan trọng.

=> Độc lập chủ quyền được giữ vững, đất nước yên bình.

3 tháng 12 2019

* Những việc làm của Ngô Quyền:

- Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự;

- Đặt ra các chức quan văn, võ, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.

- Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ)...

=> Đất nước được yên bình.

* Nhận xét: Nền quân chủ mang tính chất sơ khai, đặt nền móng cho quốc gia thống nhất sau này.

Chúc bạn học tốt!
3 tháng 12 2019

Để củng cố quốc gia thống nhất, nhà Lý đã:

- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ.

- Ban hành luật Hình thư, cũng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.

- Thi hành các chính sách mềm dẻo, linh hoạt đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.

Tình hình đất nước thế kỉ XI đã vững mạnh, nền kinh tế phát triển. Kinh đô Hoa Lư ( Ninh Bình) xa và hẻo lánh, trang khi đó Đại La (Thăng Long) có nhiều ưu điểm hơn: Vị trí, địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước, “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” (Chiếu dời đô – Đại Việt sử kí toàn thư) . Chúc bạn học tốt!
3 tháng 12 2019

Để củng cố quốc gia thống nhất, nhà Lý đã:

- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ.

- Ban hành luật Hình thư, cũng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.

- Thi hành các chính sách mềm dẻo, linh hoạt đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:

- Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.

- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).

3 tháng 12 2019

Câu 1:

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.

- Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.

Câu 2:

- Nhân dân ta ở thời Trần rất ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,… Các hoạt động này rất phổ biến và phát triển.

- Các tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến.