K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2018

D

20 tháng 11 2018

Năm 1933,tổng thống nào của Mĩ thực hiện "Chính sách mới" để giải quyết khủng hoảng?

Đáp án : D. Ru-do-ven.

24 tháng 11 2018

+ Từ năm 1926-1929 , nhân dan liên xô đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo con đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

+ Từ năm 1928-1937,Liên Xô trải qua hai kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+Đến năm 1936 , sản lượng công nghiệp của Liên Xô đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai thế giới.

+ Từ năm 1937 , Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba.

+ Tháng 6-1941 , phát xít Đức tấn công Liên Xô nên kế hoạch buộc phải ngừng lại để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

19 tháng 11 2018

So sánh chính sách thống trị của Anh được biểu hiện trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội:
Về kinh tế:
- Thực dân Anh mở rộng khai thác thuộc địa, ra sức vơ vét tài sản của nhân dân.
- Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh.
Về chính trị - xã hội:
- Nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực dân Anh thực hiện chính sách “chia để trị”.
Về giáo dục:
- Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

19 tháng 11 2018

Bạn ơi vậy chính sách của Anh ở Ấn Độ với chính sách của Pháp ở VN đâu vậy ạ?

19 tháng 11 2018

1/ vài nét chung:

-Phong trào phát triển lớn mạnh

-Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và lãnh đào cách mạng

-Nhiều chính đảng tư sản ra đời, có ảnh hưởng xã hội rộng lớn

2/Phong trào đấu tranh

*Đông dương(Việt nam, lào campuchia)

-Việt nam: + Phong trào Xô Viết Nghệ tĩnh(1930-1931)

+ Phong trào dân chủ (1936-1939)

-Lào: Khởi nghĩa Ong Kẹo, Com-ma-đam

-Campuchia: Phong trào dân chủ tư sản do A-cha Hem chiêu lãnh đạo

* Đông nam á hải đảo

In-đô-nê-xi-a: + Khởi nghĩa ở đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926-1927)

+Phông trào tư sản do Xu-các-nô lãnh đạo

26 tháng 11 2018

2. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng Kinh tế tài chính làm hơn 30 ngân hàng phải đóng cửa ➜ Mất lòng tin của nhân dân vào chính phủ , đồng thời chấm dứt sự phục hồi kinh tế ngắn ngủi ở Nhật Bản ➜ Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo giai cấp công nhân

18 tháng 11 2018

1/ làm sao để cho người khác GP

Hmmm. .. ko thể :> bởi vì bạn ko phải giáo viên

Kinh tế của Mĩ giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới

Sau chiến tranh thế giới I, Mĩ có nhiều lợi thế. Chiến tranh đã đem đến những cơ hội vàng cho nước Mĩ:

- Thu lợi nhuận lợi nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa.

- Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu.

- Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới)

- Áp dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật, sử dụng phương pháp quản lý tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã góp phần đưa nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng.

- Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX..

Biểu hiện

- Từ năm 1923 - 1929 kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao.

- Trong vòng 6 năm sản lượng công nghiệp tăng 69% năm 1929 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. Vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc, công nghiệp Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại

- Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu lửa, đặc biệt là ô tô. Năm 1919 Mĩ có trên 7 triệu ô tô, đến năm 1924 là 24 triệu chiếc. Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, 51% thép và 70% dầu hỏa của thế giới.

- Về tài chính: Từ chỗ phải vay nợ của châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929 Mĩ nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới...

- Với tiềm lực kinh tế đó đã giúp Mĩ khẳng định vị trí số 1 của mình và ngày càng vượt trội các đối thủ khác.

Hạn chế

- Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 đến 80% công suất, vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra.

- Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Chính trị của Mĩ giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới

Đảng Cộng hòa nắm quyền:

- Ngăn chặn công nhân đấu tranh. đàn áp tư tưởng “tiến bộ” trong phong trào công nhân.

- Ở Mĩ người lao động luôn phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công, đời sống của người lao động cực khổ nên đấu tranh

- Phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra sôi nổi

- Tháng 5/1921 Đảng Cộng sản Mĩ thành lập (ngay trong lòng nước Mĩ,chủ nghĩa cộng sản vẫn tồn tại, đó là thực tế).

18 tháng 11 2018

Sau chiến tranh thế giới I, Mĩ có nhiều lợi thế. Chiến tranh đã đem đến những cơ hội vàng cho nước Mĩ:

- Thu lợi nhuận lợi nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa.

- Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu.

- Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới)

- Áp dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật, sử dụng phương pháp quản lý tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã góp phần đưa nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng.

- Mĩ bước vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX.

1)Hãy ghi tiếp những phong trào đấu tranh trong thời kì 1918-1939 ở các nước và khu vực sau: -Trung Quốc:............ -Mông Cổ:............. -Ấn Độ:....... -Thổ Nhĩ Kỳ:.......... -Đông Nam Á:............. 2)Hãy điểm những nét chính về phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1929; -Các phong trào tiêu biểu:................. -Quy mô:............................. -Tính chất:............... -Kết quả:............. 3)Điền vào...
Đọc tiếp

1)Hãy ghi tiếp những phong trào đấu tranh trong thời kì 1918-1939 ở các nước và khu vực sau:

-Trung Quốc:............

-Mông Cổ:.............

-Ấn Độ:.......

-Thổ Nhĩ Kỳ:..........

-Đông Nam Á:.............

2)Hãy điểm những nét chính về phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1929;

-Các phong trào tiêu biểu:.................

-Quy mô:.............................

-Tính chất:...............

-Kết quả:.............

3)Điền vào bảng thống kê dưới đây về những nét chủ yếu của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á những năm 1919-1929:

Nước Tên phong trào Kết quả&ý nghĩa lịch sử

In-đô-nê-xi-a ................................ ...............................

Phi-lip-pin ................................. ...............................

Lào ....................... .......................

Việt Nam ............................ ..............................

Nhanh giúp tui nha, làm bài để tối còn đi chới nữa!

3
18 tháng 11 2018

1.

-Trung Quốc: Phong trào Ngũ Tứ (4-5-1919)

-Mông Cổ: Cách mạng Mông Cổ ( 1921-1924)

-Ấn Độ : Đảng Quốc đại chống đế chế Anh

-Thổ Nhĩ Kỳ: 1921-1922 ,Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ thành lập .

-Đông Nam Á: Phong trào ở Đông Nam Á lan rộng khắp nơi .

18 tháng 11 2018

2.

- Các phong trào tiêu biểu:

+ 1919, phong trào Ngũ Tứ.

+ 1927 – 1927, “chiến tranh Bắc phạt”.

+ 1927 – 1937 nội chiến cách mạng giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản.

+ Từ 1937, kháng chiến chống Nhật.

- Quy mô: Lan rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Tính chất: cách mạng dân tộc dân chủ.

- Kết quả:

+ Sau phong trào Ngũ Tứ: chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng rãi.

+ Sau cuộc “chiến tranh bắc phạt”: Các tập đoàn phong kiến quân Phiệt thống trị ở phía Bắc Trung Quốc bị đánh bại.

+ Từ năm 1937, Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật được hình thành.

18 tháng 11 2018

a) Nguyên nhân bùng nổ

* Nguyên nhân sâu xa

+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc ,mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

+ Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.

* Nguyên nhân trực tiếp

+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.

+ Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi)

Đến năm 1914, sự chuẩn bị chiến tranh của 2 phe đế quốc cơ bản đã xong. Ngày 28.6.1914, Áo - Hung tổ chức tập trận ở Bô-xni-a. Thái tử Áo là Phơ-ran-xo Phéc-đi-nan đến thủ đô Bô-xni-a là Xa-ra-e-vô để tham quan cuộc tập trận thì bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi. Thế là chiến tranh đã được châm ngòi.

Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

b) Hãy phát biểu suy nghĩ của em về việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay

- Hòa bình chính là niềm hạnh phúc to lớn nhất của nhân loại.

=> Bảo vệ hòa bình là vô cùng quan trọng

- Cần có biện pháp cụ thể:

+ Thương xót cho những người dân vô tội, những người lính phải biến mình thành công cụ chiến tranh. - Cần giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình, đàm phán…

+ Sẵn sàng đấu tranh vì nền hòa bình an ninh thế giới…, lên tiếng phê phán những hành động gây hấn, hiếu chiến

+ Thế hệ trẻ cần phải nỗ lực tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các xung đột, tranh chấp… luôn xẩy ra trên TG. Nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.