K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2020

Hệ thần kinh của tôm gồm những bộ phận:

+) Hạch não và vòng thần kinh hầu

+) Chuỗi hạch thần kinh ngực

+) Chuỗi hạch thần kinh bụng

~~~Learn Well nguyễn ích thành~~~

5 tháng 4 2020

1. Môi trường sống của từng đại diện của ba bộ bò sát thường gặp:

- Bộ có vẩy : thằn lằn bóng , rắn giáo : trên cạn .

- Bộ cá sấu : cá sấu xiêm : vừa dưới nước vừa trên cạn .
- Bộ rùa : ba ba - nước ngọt .

+ Rùa nước ngọt : vừa nước vừa trên cạn .
+ Rùa biển : nước mặn
+ Rùa núi vàng : trên cạn .

2. Đặc điểm của khủng long cá, khủng long cánh và khủng long bạo chúa thích nghi với đời sống của chúng:

Giải bài tập Sách giáo khoa Sinh học 7
3. Lợi ích của bò sát và lấy ví dụ minh họa:

- Có ích cho nông nghiệp: diệt sâu bọ (thằn lằn), diệt chuột (rắn), ...

- Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa, ...

- Làm dược phẩm: trăn, rắn, ...

- Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu, ...

#Chúc bạn học tốt!

5 tháng 4 2020

Được đấy ^^

5 tháng 4 2020

Câu 1: Lớp Thú có những đặc điểm gì mà các lớp động vật khác không có?

- Tham khảo:

+ Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, phổi có nhiều túi khí

+ Răng phân hóa (răng cửa, răng nanh, răng hàm)

+ Thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ

+ Bộ não phát triển

Câu 2: Vì sao thú có khả năng sống ở nhiều môi trường khác nhau?

- Tham khảo: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/220114.html

Câu 3: Lấy một số ví dụ để minh hoạ vai trò của lớp Thú.

- Tham khảo: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/218428.html

Nếu như tim 4 ngăn thì lớp chim cũng có, lớp chim cũng máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.

Em tham khảo!

Lớp Bò sát - Bài 39. Cấu tạo trong của thằn lằn

Theo anh nghĩ là ngành chân khớp vì những đặc điểm cấu tạo của nó phù hợp ngành chân khớp.

4 tháng 4 2020

Bài làm

Bọ dừa là một lớp thuộc về ngành động vật không xương sống. Vì chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin, cơ thể có ba phần đầu , ngực và bụng.

~ Chắc z á ~

1.3 Nghề nuôi chim yến để lấy “vàng trắng”ở miệt Gò Công, ấp Khương Ninh nổi tiếng cả chục năm qua là nơi có mật độ nhà nuôi yến dày đặc. Cư dân ở đây phải cắn răng để sống chung với những hệ lụy từ chim yến. Tiếng loa phát rả rích thâu đêm suốt sáng,người già, trẻ nhỏ khó tìm được giấc ngủ ngon... Ban ngày,trường mẫu giáo xã lẽ ra chỉ có tiếng trẻ cười đùa, ê a đọc bài thì chỉ nghe toàn...
Đọc tiếp

1.3 Nghề nuôi chim yến để lấy “vàng trắng”ở miệt Gò Công, ấp Khương Ninh nổi tiếng cả chục năm qua là nơi có mật độ nhà nuôi yến dày đặc. Cư dân ở đây phải cắn răng để sống chung với những hệ lụy từ chim yến. Tiếng loa phát rả rích thâu đêm suốt sáng,người già, trẻ nhỏ khó tìm được giấc ngủ ngon... Ban ngày,trường mẫu giáo xã lẽ ra chỉ có tiếng trẻ cười đùa, ê a đọc bài thì chỉ nghe toàn tiếng chim yến vì xung quanh trường có hàng chục nhà nuôi yến. Nhiều cây xanh bị triệt phá và không trồng lại vì có thể ảnh hưởng đến đường bay của chim. Cả xóm cứ ngước lên là thấy đen ngòm, xám xịt những khối bê tông.Tất nhiên, khí hậu cục bộ cũng có chiều hướng ngày càng xấu đi.Vấn đề dịch bệnh có thể phát sinh và phát triển ở loài chim yến hay không vẫn còn bỏ ngỏ. Sự lo ngại về sức khỏe của cư dân ở đây ngày càng lớn. Em hãy cho biết những ảnh hưởng xấu từ nghề nuôi chim yến và đề xuất các biện pháp khắc phục.

0
4 tháng 4 2020

Câu 1:

*Cấu tạo ngoài:

+ Hình trụ dài 25 cm

+ Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giúp giun không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non người.

*Cấu tạo trong:

+ Thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển

+ Chưa có khoang cơ thể chính thức

+ Ống tiêu hóa thẳng: từ lỗ miệng đến hậu môn

+ Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc.

Câu 2: Vì miền núi cây cối nhiều, nhiệt độ ẩm thấp, là điều kiện để trùng sốt rét phát triển và cũng do ý thức của người miền núi còn kém nên không có biện pháp phòng chống bệnh sốt rét thích hợp => ở miền núi hay xảy ra bệnh sốt rét.

Câu 3: Các biện pháp chống giun đũa kí sinh ở người là:

+ Giữ vệ sinh môi trường

+ Vệ sinh cá nhân

+ Vệ sinh ăn uống

+ Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần

4 tháng 4 2020

Câu 1:: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn?

Trả lời:

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

  • Bốn chi có ngón phân đốt, linh hoạt
  • Thở bằng phổi qua lớp da ẩm
  • Mắt có mí
  • Tai có màng nhĩ
  • Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
  • Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối rẽ nước khi bơi
  • Chi sau có màng bơi
  • Da tiết chất nhày làm giảm ma sát khi bơi
  • F Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm

  • Trả lời :
  • Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì : - Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết. - Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.
  • F Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch đồng?
  • Trả lời:
  • Sự sinh sản:
    • Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
    • Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
    • Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
    • Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
  • Sự phát triển qua biến thái ở ếch:
    • Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước.
    • Nòng nọc mọc 2 chi sau.
    • Nòng nọc mọc 2 chi trước.
    • Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.
    • Câu 2: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của Lưỡng cư đối với con người?
    • Trả lời:
    • Đặc điểm:

      image

      Vai trò:

      Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi.
      Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đổng là thực phầm đặc sàn. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh lí học.

      Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt đế làm thực phầm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bào vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
    • Câu 3:

      Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.

    • Trả lời:
    • Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

      • Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.
      • Cổ dài: tăng khả năng quan sát.
      • Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.
      • Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.
      • Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.
      • Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển
      • Câu 4: Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.

        Trả lời:

        Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn là :

        • Phổi có cấu tạo phức tạp hơn phổi ếch, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
        • Xuất hiện cơ liên sườn giúp tăng hiệu quả hô hấp do tăng thể tích lồng ngực.
        • Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn nên giàu oxi hơn.
        • Xuất hiện thận sau và trực tràng có khả năng hấp thu lại nước, hạn chế mất nước.
        • Não trước và tiểu não phát triển nên thực hiện nhiều hoạt động phức tạp hơn.
        • Mắt có thể cử động xoay, có thể nhìn thấy xung quanh khi đầu không cử động. Mi thứ ba giúp mắt không bị khô mà vẫn nhìn được
        • Câu 5: Nêu đặc điểm chung và vai trò của Bò sát?

          Trả lời:

          Đặc điểm chung:
          - Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn
          - Hô hấp bằng phổi, có nhiều vách ngăn
          - Da khô, có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, chi yếu có vuốt sắc
          - Màng nhĩ nằm trong hốc tai
          - Tim 3 ngăn (1 tâm thất có vách hụt, 2 tâm nhĩ) có 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha
          - Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, đẻ trắng, trứng có vỏ dai hoặc đá vôi bao bọc.
          Vai trò:
          - Làm dược phẩm
          - Làm sản phẩm mĩ nghệ
          - Làm sản phẩm đặc sản
          - Phần lớn bò sát có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ có hại

          Thấy đúng thì tick cho mk nha!!!

          Chúc học tốthaha

3 tháng 4 2020

Cóc nhà di chuyển chậm chạp và khá nhút nhát, chúng thường kiếm ăn vào lúc xẩm tối và ban đêm. Có thể tìm thấy Cóc nhà trong những hốc nhỏ có sẵn, khô ráo và kín gió như khe tường, đống gạch, gậm giường, gậm tủ hoặc dưới lớp lá rụng... Loài này có thể sống đến 4 năm trong môi trường hoang dã và 10 năm trong môi trường nuôi nhốt.

3 tháng 4 2020

-Bóng hơi giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng.

-Cá chủ yếu dựa vào mức độ chứa khí nhiều hay ít ở trong bong bóng cá để điều chỉnh vị trí ở trong nước. Nhưng khi phần đuôi của cá vận động mạnh cùng với tác dụng ngược lại mà sau khi nuốt nước vào trong miệng do khe hở hai bên mang phun ra xuất hiện, cũng là sức mạnh quan trọng để nó có thể nhanh chóng nổi được ở trong nước.
-Cá chủ yếu dựa vào mức độ chứa khí nhiều hay ít ở trong bong bóng cá để điều chỉnh vị trí ở trong nước. Nhưng khi phần đuôi của cá vận động mạnh cùng với tác dụng ngược lại mà sau khi nuốt nước vào trong miệng do khe hở hai bên mang phun ra xuất hiện, cũng là sức mạnh quan trọng để nó có thể nhanh chóng nổi được ở trong nước.