K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Vì sao cách mạng tháng mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại thế kỉ XX? 2. Tại sao gọi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất? Và cho biết tình hình nước Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933? 3. Tại sao nói cách mạng Pháp thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư...
Đọc tiếp

1. Vì sao cách mạng tháng mười Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại thế kỉ XX?

2. Tại sao gọi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất? Và cho biết tình hình nước Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

3. Tại sao nói cách mạng Pháp thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

4. Trình bày nội dung và tác dụng của chính sách mới Rudơven?

5. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?

6. Em có nhận xét và suy nghĩ gì về hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? Nhiệm vụ của các em là gì?

1
12 tháng 12 2018

1. cách mạng tháng 10 nga thành công dẫn đến thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với nước nga và toàn thế giới. Cách mạng Nga cũng ảnh hưởng rất lớn đến cách mạng việt nam

9 tháng 12 2018

Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi

11 tháng 12 2018

- Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp, sau đó cách mạng tư sản lan nhanh ra nhiều nước châu Âu.

- Năm 1848 - 1849, cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu góp phần củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp và làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu.

- Năm 1859 - 1870 hoàn thành thống nhất I-ta-li-a.

Năm 1864 - 1871 hoàn thành thống nhất nước Đức; Năm 1861 cải cách nông nô ở Nga đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.

- Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.

9 tháng 12 2018

Có 2 con đường khác nhau mà các nước tư bản đã lựa chọn để thoát khỏi khủng hoảng:
Thứ nhất: Những nước như Anh, Pháp, Mỹ, do có nhiều thị trường, thuộc địa, lại được lợi lộc từ hệ thống V_O nên thoát khỏi khủng hoảng bằng những cải cách dân chủ, vẫn duy trì nền cộng hoà tư sản, có những biện pháp để đưa kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội....(Điển hình là Mỹ với chính sách mới của Rudơven)
Thứ 2: Những nước như Đức, Ý, Nhật, do ít thị trường, thuộc địa, ko có nhiều vốn trong tay...nên đã phát xít hoá chính quyền để bên trong thì đàn áp phong trào cách mạng, bên ngoài thì chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

9 tháng 12 2018

Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven:

  • Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.
  • Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... những quy định chặt chẽ, đật dưới sự kiểm soát của nhà nước.
  • Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, sản trở người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
9 tháng 12 2018

* Nguyên nhân khủng hỏang kinh tế chưa từng có 1929-1933:

  • Do sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành sản xuất.
  • Sản xuất tăng quá nhanh không có sự kiểm soát …..
  • Tác động : gánh nặng đè lên vai nhân dân lao động , hàng chục triệu người thất nghiệp .

* Nội dung :

  • Giải quyết nạn thất nghiệp
  • Phục hồi các ngành kinh tế , tài chánh .
  • Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng , đặt dưới dự kiểm soát của nha nước .
  • Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng
  • Tổ chức lại sản xuất , cứu trợ người thất nghiệp ,
  • Tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định xã hội

* Tác dụng:

  • Cứu nguy cho nền kinh tế Mĩ, đưa Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng
  • Giúp Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
  • Giải quyết phần nào khó khăn cho nhân dân lao động
9 tháng 12 2018

* Nguyên nhân khủng hỏang kinh tế chưa từng có 1929-1933:

  • Do sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành sản xuất.
  • Sản xuất tăng quá nhanh không có sự kiểm soát …..
  • Tác động : gánh nặng đè lên vai nhân dân lao động , hàng chục triệu người thất nghiệp .

* Biện pháp :Chính sách mới của Tổng Thống Ru- dơ- ven(1932) để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế .

  • Giải quyết nạn thất nghiệp
  • Phục hồi các ngành kinh tế , tài chánh .
  • Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng , đặt dưới dự kiểm soát của nha nước .
  • Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng
  • Tổ chức lại sản xuất , cứu trợ người thất nghiệp ,
  • Tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định xã hội

​=>Tác dụng:

- Cứu nguy cho nền kinh tế Mĩ, đưa Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng

- Giúp Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

- Giải quyết phần nào khó khăn cho nhân dân lao động

9 tháng 12 2018

- Diễn biến cuộc chiến tranh tg thứ nhất :

Ngày 28 - 7 - 1914. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi, là nước được khối Hiệp ước ủng hộ. Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga ; ngày 3-8, tuyên chiến ới Pháp. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.
1. Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916)
Quân Đức tập trung lực lượng ở mặt trận phía Tây nhằm đánh bại quân Pháp một cách chớp nhoáng. Pa-ri bị uy hiếp. Quân Pháp đang có nguy cơ bị tiêu diệt, song ở mặt trận phía Đông, quân Nga lại tấn công quân Đức, cứu nguy cho Pháp. Từ năm 1916, chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự ở cả hai phe.
Thời kì đầu, chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu, sau đó lôi kéo nhiều nước ở các châu lục khác cùng tham gia. Nhiều loại vũ khí hiện đại được đưa vào sử dụng. Hàng chục triệu nhân dân lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp thông trị.

2. Giai đoạn thứ hai (1917 - 1918)
Từ mùa xuân năm 1917, chiến sự chủ yếu diễn ra ở mặt trận Tây Âu. Phe Hiệp ước phản công, phe Liên minh thất bại và đầu hàng.

- Diễn biến cuộc chiến tranh tg thứ 2:Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trên nhiều mặt trận:
+ Mặt trận Tây Âu
+ Mặt trận Xô - Đức( đây là mặt trận chủ yếu, quyết định đến toàn bộ tiến trình của cuộc CTTG2).
+ Mặt trân Bắc Phi
+ Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương.

CTTG2 trải qua 5 giai đoạn:

+ Giai đoạn thứ nhất: từ 1-9-1939 đến 22- 6-1941( ngày Đức tấn công Ba Lan mở đầu đại chiến đến ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô).

+ Giai đoạn thứ hai: từ 22-6-1941 đến 19-11-1942 ( ngày mở đầu cuộc phản công Xtalingrat).

+ Giai đoạn thứ ba: từ 19-11-1942 đến 24-12-1943 ( ngày mở đầu cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận).

+ Giai đoạn thứ tư: từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 ( ngày phát xít Đức đầu hàng chiến tranh kết thúc ở Châu Âu).

+ Giai đoạn thứ năm: từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 ( ngày phát xít Nhật đầu hàng CTTG2 kết thúc).

Tóm lại, CTTG2 là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người ( bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 nắtuơvc đó cộng lại).

-