K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lần ra biển thứ mấy?Cảnh biểnVì sao cảnh biển lại như vậy
1Biển gợn sóng êm ảMụ vợ chỉ đòi một cái máng lợn
2Biển xanh đã nổi sóngMụ vợ đòi một tòa nhà đẹp
3Biển xanh nổi sóng dữ dộiMụ vợ muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân
4Biển nổi sóng mù mịtMụ vợ muốn làm nữ hoàng
5Biển nổi sóng ầm ầm, một cơn giông tố kinh khủng kéo đếnMụ vợ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển
2 tháng 10 2020

c} hải âu

2 tháng 10 2020

hải âu

2 tháng 10 2020

Truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh mượn chuyện hai thần tranh giành người đẹp để giải thích hiện tượng giông bão, lũ lụt hàng năm xảy ra trên vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc nước ta. Sơn Tinh đã đánh thắng Thuỷ Tinh. Điều đó nói lên ước mơ và khát vọng của người Việt cổ xưa muôn có sức mạnh thần kì, vô địch đế đẩy lùi và chế ngự thiên tai lũ lụt, để bảo vệ và phát triển nghề trồng lúa nước lâu đời.Hình tượng Sơn Tinh hoá phép nâng núi lên cao, lên cao mãi để chiến thắng Thuỷ Tinh là một trong những hình ảnh thần kì tráng lệ trong truyện cổ dân gian Việt Nam.

2 tháng 10 2020

Ba chìm bảy nổi. Từ nào trong đó trái ngược nhau?

2 tháng 10 2020

B1:

(1) Sự ra đời của Gióng;

(2) Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc;

(3) Gióng lớn nhanh như thổi;

(4) Gióng vươn vai thành tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận đánh giặc;

(5) Thánh Gióng đánh tan giặc;

(6) Thánh Gióng lên núi, cởi giáp sắt bỏ lại, bay về trời;

(7) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ;

(8) Những dấu tích còn lại của chuyện Thánh Gióng.

B2:Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

Còn về các yếu tố lịch sử thì rất xin lỗi bạn là mình ko rõ,mn có thể sẽ giúp bạn sau!

Sơn Tinh là biểu tượng sức mạnh của nhân dân ta. Muốn chống lại thiên tai của thiên nhiên. Và đó cũng là một hình ảnh, ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Dù có khó khăn cũng không lùi bước.Dù lũ lụt có diễn ra hằng năm nhưng Sơn Tinh vẫn quyết tâm bào vệ mảnh đất của cha ông. Tôi mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi vào cảnh lũ lụt hằng năm. Những cơn lũ lụt hằng năm cứ kéo đến mà Sơn Tinh vẫn vững vàng chống chọi tất cả để bảo vệ người dân chúng ta. Chúng ta cần ghi nhớ những công lao to lớn mà Sơn Tinh đã làm cho đất nước chúng ta. Tôi chắn chắn rằng Sơn Tinh luôn theo dõi và bảo vệ người dân chúng ta.

Con Rồng cháu Tiên chính là một Việt Nam. Con Rồng cháu Tiên là tên xưng hô đầy tính tự hào của tất cả dân tộc Việt Nam xuất phát từ quan niệm của họ về xuất thân liên quan đến truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

Trong cách gọi này, Rồng chỉ Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ và Tiên chỉ Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Người Việt Nam tự gọi mình là Con Rồng cháu Tiên tức là nhận mình là dòng dõi của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đây là tên gọi thường dùng trong thơ ca Việt Nam với hàm ý kêu gọi sự đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, dân tộc Việt Nam cũng gọi nhau là đồng bào với nghĩa tương tự.

Huyền thoại Con Rồng cháu Tiên nói rằng, vua Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng, nở ra trăm người con trai. Sau này, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển, vì mẹ là giống Tiên, và cha là giống Rồng; và từ đó sinh ra một dòng giống Việt Nam. Từ đó dòng giống Việt này được phát triển. Tiên được hiểu là người sống trên núi, hiền từ thanh thoát, sống mãi không chết. Còn rồng, được coi là chủ tể của biển cả, làm mưa làm gió, thiên biến vạn hóa, tài phép khôn lường.

I. Bài tập trắc nghiệmCâu 1: Cho các cách viết dưới đây: ; ; và . Có bao nhiêu cách viết tập hợp đúng trong các cách viết trên:A. 1B. 2C. 3D. 4Câu 2: Tập hợp A gồm các chữ cái khác nhau trong cụm từ “KHAI GIANG” có số phần tử là:A. 10 phần tửB. 9 phần tửC. 8 phần tửD. 6 phần tửCâu 3: Viết tập hợp  dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp đó:A. B. C. D. Câu 4: Cho...
Đọc tiếp

I. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho các cách viết dưới đây: A = {\rm{\{ 1;2;3;4\} }}B = (4;a;5;9)C{\rm{\{ 4;9;5;3\} }}và D = b. Có bao nhiêu cách viết tập hợp đúng trong các cách viết trên:

A. 1B. 2C. 3D. 4

Câu 2: Tập hợp A gồm các chữ cái khác nhau trong cụm từ “KHAI GIANG” có số phần tử là:

A. 10 phần tửB. 9 phần tửC. 8 phần tửD. 6 phần tử

Câu 3: Viết tập hợp A = {\rm{\{ 1;2;3;4\} }} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp đó:

A. A = {\rm{\{ x|0}} \le {\rm{x < 5\} }}B. A = {\rm{\{ x|0}} \le {\rm{x}} \le {\rm{5\} }}
C. A = {\rm{\{ x|0 < x < 5\} }}D. A = {\rm{\{ x|0 < x}} \le {\rm{5\} }}

Câu 4: Cho tập hợp A = {\rm{\{ a;b;1;4\} }}. Chọn phương án đúng trong các đáp án dưới đây:

A. \left\{ {1;3} \right\} \subset AB. 4 \notin AC. 3 \in AD. a \in A

Câu 5: Cho tập hợp A = \left\{ {2;4;6;8} \right\}và B = \left\{ {1;2;3;4} \right\}. Chọn phương án đúng trong các đáp án dưới đây:

A. B \subset AB. A \subset BC. \left\{ {2;4} \right\} \subset AD. A = B

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Cho hai tập hợp A = \left\{ {1;2;3;4} \right\}B = \left\{ {1;3} \right\}và C = \left\{ {2;4} \right\}. Điền dấu \in;\notin; \subset thích hợp vào chỗ chấm:

2...AB...A1...A3...B
1...C4...C2...BC...A

Bài 2: Viết các tập hợp dưới đây bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các tập hợp đó:

a, A = \left\{ {0;2;4;6;...;98;100} \right\}

b, B = \left\{ {1;3;5;7;...;99} \right\}

c, C = \left\{ {0;5;10;15;...;105;110} \right\}

d, D = \left\{ {0;4;8;12;...;112;116} \right\}

Bài 3: Viết các tập hợp dưới đây bằng cách liệt kê các phần tử:

a, A = \left\{ {x|0 < x < 10} \right\}

b, B = \left\{ {x|x \vdots 2;20 \le x \le 30} \right\}

c, C = \left\{ {x|x = 2k + 7;0 \le k \le 5} \right\}

Bài 4: Cho tập hợp A = \left\{ {1;2;3;4} \right\}. Viết tất cả các tập hợp con của tập hợp A

Bài 5: Tính số phần tử của các tập hợp dưới đây:

a, A = \left\{ {x|30 \le x < 95} \right\}

b, B = \left\{ {x|28 + 0.x = 28} \right\}

0
1 tháng 10 2020

-Rùa thần cho Lê Lợi mượn gươm

-Thanh gươm thần kì:

+ Sáng rực

+ Sáng lạ

+Tra lưỡi gươm vào chuôi vừa vặn

+Khắc chữ "Thuận thiên"

-Sáu khi đánh thắng rùa thần lên đòi gươm

+Lưỡi gươm tự nhiên động đậy

Các chi tiết tượng kì ảo trong truyện Thánh Gióng:

- Sự ra đời đặc biệt : ngời mẹ đã lớn tuổi , chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai.

-Thụ thai đến mười hai tháng, nhưng 3 tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói ,cười.

- Cho tới ki Sứ giả đến tìm người tài giỏi giúp nhà vua đánh giặc, Cậu bé mới cất tiếng nói xin đi đánh giặc.

- Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ.

-Gióng vươn vai , biến thành một tráng sĩ lực lưỡng.

- Ngựa = sắt lại hí đc và phun lửa .

- Nhổ tre bên đường đánh giặc tan vỡ

- Khi dẹp xong giặc, Gióng bỏ giáp lại cùng Ngựa sắt bay lên trời

- Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...

1 tháng 10 2020

- Những chi tiết tưởng tượng kì ảo:

+ Ra đời: bà mẹ mang thai 12 tháng kể từ ngày ướm chân vào vết chân to trên ruộng.

+ Ba năm Gióng không biết nói, cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy.

+ Nghe thấy tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói.

+ Biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng.

+ Cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, Gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân rồi bay về trời.

Ý nghĩa của các chi tiết:

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: Ca ngợi lòng yêu nước.

b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: Để chiến thắng giặc ta phải chuẩn bị từ lương thực cho đến vũ khí.

c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: Thể hiện được tấm lòng tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn của nhân dân ta.

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn thành tráng sĩ: Gióng vươn vai thể hiện được sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: Thể hiện sự kiên cường, dám đấu tranh của nhân dân.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời: Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi.