K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2018

- Thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.
- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.

22 tháng 1 2018

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, tính chất ven biển, tính đa dạng phức tạp.

22 tháng 1 2018

mơn bn nha

22 tháng 1 2018

Mình đã tìm hiểu thêm trên Google và có một số thông tin cho bạn tham khảo thêm đây:

Việt Nam có hơn 20 triệu người dân sống trong lưu vực sông Mê Kông (hơn 17 triệu ở ĐBSCL và 3 triệu ở Tây Nguyên). Phần lớn dân số phụ thuộc vào nguồn sinh kế nông nghiệp và thủy sản – liên quan mật thiết đến nguồn tài nguyên nước. Nguồn lợi từ sông Mê Kông và các dòng nhánh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người nghèo, 75% trong số họ sống phụ thuộc vào sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản.

ĐBSCL chịu tác động mạnh mẽ từ nguồn nước sông Mê Kông, trong đó lũ là yếu tố quan trọng nhất. Mỗi năm, khu vực này có từ 1,3-1,5 triệu hecta bị ngập lũ. Dưới tác động của dòng chảy và chế độ lũ, các hoạt động kinh tế – xã hội bị ảnh hưởng, đất nông nghiệp bị xâm nhập mặn và chua phèn, các hoạt động sản xuất nông nghiệp bị cản trở. Bên cạnh đó, lũ cũng có nhiều mặt tích cực đối với sự hình thành và phát triển của ĐBSCL. Con sông Mê Kông mang về cho đồng bằng nguồn phù sa màu mỡ và nguồn thủy sản tự nhiên giàu có.

Dòng chảy của con sông Mê Kông có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của khu vực ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung. Do sự liên quan mật thiết giữ các điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của các tiểu vùng và tổng thể lưu vực sông Mê Kông, những động thái phát triển thượng nguồn và thay đổi dòng chảy sẽ dẫn đến nhiều tác động về môi trường và xã hội ở phía hạ nguồn.

Mình sẽ dựa vào thông tin trên và nêu ngắn gọn lại ý chính nha:

T​ại sao phải phối hợp khai thác và bảo vệ khu vực sông Mê Công?

- Vì con sông Mê Kông mang về cho đồng bằng nguồn phù sa màu mỡ và nguồn thủy sản tự nhiên giàu có. Sông Mê Công là một con sông có ý nghĩa rất quan trọng đến cuộc sống của người dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên, dân số ở đây phần lớn là phụ thuộc vào nguồn sinh kế nông nghiệp và thủy sản – liên quan mật thiết đến nguồn tài nguyên nước và nguồn lợi dòng nước từ con sông Mê Công . Hơn vậy, người dân ở ĐBSCL hằng năm phải gánh chịu việc bị lũ lụt và đất trồng bị ngập mặn, chua phèn ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông nghiệp, tất cả là do tác động của dòng chảy sông Mê Công, nên việc phối hợp khai thác và bảo vệ khu vực sông Mê Công là việc vô cùng cần thiết đối với chính quyền và nhân dân sống ở khu vực sông Mê Công.

Chúc bạn học thật tốt! haha

27 tháng 1 2018

Năm sông lớn trên lược đồ là sông Hồng, Mê Công, Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi; các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía bắc của khu vực và cả vùng núi trên lãnh thổ Trung Quốc; chảy theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam là chính; sông Hồng, Mê Công đổ vào Biển Đông; sông Mê Nam đổ vào vịnh Thái Lan; sông Xa-lu-en, I-ra-oa-đi đổ vào biển An-đa-man.

TL
16 tháng 8 2020

Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)

- Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10.

- Gió: gió mùa Tây Nam xen kẽ là gió Tín phong ở nửa cầu bắc thổi theo hướng đông nam.

- Phạm vi: Toàn quốc.

- Đặc điểm thời tiết:

+ Nhiệt độ cao trên toàn quốc và đạt trên 25 độ C ở vùng thấp.

+ Lượng mưa lớn tập trung khoảng 80% lượng mưa của của cả nước.

- Vào đầu mùa hạ khu vực Tây Bắc, miền Trung có gió tây khô nóng hoạt động.

- Các kiểu thời tiết đặc biệt trong mùa này là gió tây, mưa ngâu và bão,…

* Gió mùa mùa đông:

- Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta.

- Hướng gió: Đông Bắc - Tây Nam.

- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60oB ra Bắc.

- Đặc điểm:
+ Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
+ Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
+ Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa
+ Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
– Chủ yếu là gió mùa Đông Bắc xen kẽ gió Đông Nam. Trong mùa này thời tiết, khí hậu nước ta có sự khác nhau rất rõ rệt.

21 tháng 1 2018

Quần đảo Mã Lai gồm các nước:In-đô-nê-si-a,Phi-lip-pin,Xin-ga-po,Bru-nây,Ma-lay-si-a,Timor,Leste,Papua New Guinea.

21 tháng 1 2018

Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Vào năm 2004, dân số của cả khu vực lên đến 556.2 triệu người (năm trăm năm mươi sáu ngàn hai trăm triệu người, số liệu năm 2005), trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java (Indonesia).
Địa hình
Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo nên Quần đảo Malaysia. Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới.

Trong 10 nước Đông Nam Á, thì có 9 quốc gia có hải giới, trừ Lào; và Philippines là nước duy nhất trong khu vực này không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào.
Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu. Song cùng với thời gian, khái niệm này ngày càng được hiểu một cách đầu đủ và chính xác hơn. Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ "Nam Dương" để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam. Người Nhật gọi vùng này là "NanYo". Người Ả Rập xưa gọi vùng này là "Qumr", rồi lại gọi là "Waq - Waq" và sau này chỉ gọi là "Zabag". Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là "Suvarnabhumi" (đất vàng) hay "Suvarnadvipa" (đảo vàng). Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm kì lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con người thành thạo và can đảm.

Tên gọi "Đông Nam Á" được các nhà nghiên cứu chính trị và quân sự của Hà Lan, Anh, Mỹ đưa ra từ những năm đầu khi nổ ra Thế chiến thứ hai, nhưng chính thức đi vào lịch sử với ý nghĩa là một khu vực địa - chính trị, và quân sự được bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Québec lần thứ nhất vào tháng 8 năm 1943 nhất trí thành lập Bộ chỉ huy tối cao quân Đồng Minh ở Đông Nam Á. Trước đó, để chỉ khu vực này, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho những mục đích riêng biệt.

Lúc bấy giờ cũng có sự khác nhau về cách viết từ Đông Nam Á bằng tiếng Anh. Một số nhà nghiên cứu như Victor Purcell, E.G.H. Dobby, dùng từ Southeast thay cho South East hay South-East, vốn được dùng từ lâu. Bộ tư lệnh tối cao Đông Nam Á (SEAC) vẫn dùng từ Southeast, nhưng tướng Môngbattơn dùng South-East. Như thế có thể thấy rằng từ sau Thế chiến thứ hai, từ "Đông Nam Á" mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như một khu vực riêng biệt và có tầm quan trọng đặc biệt. Song nếu như trước đây, người ta mới chỉ nhìn thấy tính khu vực Đông Nam Á thể hiện ở vị trí địa lí - chính trị và quân sự của nó thì đến nay nhiều người đã khẳng định rằng ít nhất cho đến thế kỉ 16, Đông Nam Á đã nổi lên như một trong những trung tâm văn minh, một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa truớc khi trở thành một khu vực địa lí - chính trị.

22 tháng 1 2018

Tây Nam Á :
- khu vực nhiều núi & cao nguyên ( phía Đông Bắc có các dãy núi cao , phía tây nam có sơn nguyên A-rap)
- khí hậu khô khan
- nguồn tài nguyên dầu mỏ rất phong phú ( phân bố ở đồng bằng Lưỡng Hà , đồng bằng của bán đảo A-rập )
Đông Á :
- gồm đất liền & hải đảo
- nửa phía tây phần đất liền nằm sâu trong nội địa , gió mùa từ biển không xâm nhập vào ,khí hậu khô khan , cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô hoang mạc &bán hoang mạc ,có nhiều núi , sơn nguyên cao hiểm trở , các bồn địa rộng
- nửa phía đông phần đât liền là vùng đồi núi thấp xen các dồng bằng rộng , khí hậu gió mùa ẩm & cảnh quan rừng là chủ yếu .(mùa đông có gió tây bắc thời tiết khô & lạnh ,mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển thổi vào thời tiết mát ẩm & mưa nhiều ).