K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2020

*Các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần chống quân xâm lược Minh lại thất bại, vì:

- Nội bộ mất đoàn kết.

- Không tập hợp được đông đảo nhân dân tham gia.

- Chưa trở thành phong trào yêu nước có quy mô toàn quốc.

5 tháng 2 2020

Do sự mất đoàn kết của những người lãnh đạo, không tập hợp được đông đảo nhân dân cả nước tham gia.

Giải thích: Nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần thất bại là nội bộ mất đoàn kết và không tập hợp được đông đảo nhân dân tham gia và chưa trở thành phong trào yêu nước có quy mô toàn quốc.

VD: Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng cùng tham gia khởi nghĩa là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân dẫn đến khởi nghĩa nhanh chóng tan rã.

3 tháng 2 2020

Nhận xét:

- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.

- Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực:

+ Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê.

+ Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.



3 tháng 2 2020

Sau một thời kì thịnh trị, vua quan nhà Lê Sơ thỏa mãn, chuyển sang ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân. Một số thế lực phong kiến có nhiều quyền hành, nhân đó, tìm cách chia bè kéo cánh, xung đột lẫn nhau. Kinh tế nông nghiệp sa sút, quan lại địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân. Đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra.

⇒ Nhà Lê đã biểu hiện sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (Từ vua quan trong triều đình đến quan lại các cấp ở địa phương.)

3 tháng 2 2020

*Các chúa Nguyễn tổ chức khẩn hoang:

- Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang ở Đàng Trong.

- Lực lượng khai hoang là nông dân và quân lính.

- Chính quyền chúa Nguyễn cấp lương thực trong nửa năm và một số công cụ cho dân khẩn hoang.

- Đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

- Người đi khẩn hoang đã lập bảng, lập ấp mới.

3 tháng 2 2020
  • Các địa danh thuộc vùng khai khẩn đát hoang trong thời chúa Nguyễn là:

  • Chính sách của nhà Nguyễn trong quá trình khẩn hoang là:
    • Chúa Nguyễn cho phép nông dân, quân lính đem gia đình vào Nam khẩn hoang, lập ấp
    • Người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ

=> Tạo điều kiện và khuyến khích người dân khai hoang vùng đất Đàng trong

  • Kết quả của quá trình khẩn hoang là:
    • Nhiều làng, nhiều ấp mới được thành lập
    • Từ vùng đất hoang vắng trở thành vùng đất có những xóm làng đông đúc.
    • Chúa Nguyễn được làm chủ cả một vùng biển, vùng đảo rộng lớn.
2 tháng 2 2020

*Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:

- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

*Ý nghĩa lịch sử:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.

2 tháng 2 2020

Nguyên nhân:

- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

Ý nghĩa lịch sử:

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam – thời Lê sơ.

Chúc bạn học tốt!

2 tháng 2 2020

Đăng thế này chả rõ ràng gì cả? Naruto Uzumaki

2 tháng 2 2020

tuấn ơi bạn đọc tin nhắn của mình đi

2 tháng 2 2020

Đăng lại câu hỏi và ghi rõ nguyên nhân thắng lợi

2 tháng 2 2020

nguyên nhân trên ??

Phải đưa ra các nguyên nhân mới biết dc chứ.

2 tháng 2 2020

Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ khác với nước Đại Việt thời Trần.

Theo quan sát ở lược đồ hình 44 và danh sách 13 đạo thừa tuyên ta thấy:

  • Thứ nhất, so với thời Trần, nhà nước thời Lê Sơ đã được mở rộng hơn so với trước đây. Đây chính là thành quả xứng đáng của nhân dân sau công cuộc khai hoang, cải tạo đất, đoàn kết trong lao động xây dựng đất nước của cả dân tộc Việt Nam.
  • Thứ hai, bộ máy nhà nước thời Lê Sơ hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn trước. Các đơn vị hành chính được phân ra rõ ràng. Ở địa phương, có ba cơ quan phụ trách là phủ, huyện, châu chứ không tập trung quyền lực vào một viên An phủ sử như thời Trần.

=> Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ tiến bộ hơn thời Trần.

Chúc bạn học tốt!

2 tháng 2 2020

*Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ có điểm khác với nước Đại Việt thời Trần như:

- Thứ nhất, so với thời Trần, lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Sơ đã được mở rộng hơn. Đây chính là thành quả của công cuộc khai hoang, cải tạo đất, đoàn kết trong lao động xây dựng đất nước của cả dân tộc Việt Nam.

- Thứ hai, bộ máy nhà nước thời Lê Sơ được hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn trước.

+ Ở trung ương: Các đơn vị hành chính được phân ra rõ ràng. Ở triều đình có 6 bộ, ngoài ra còn một số cơ quan chuyên môn.

+ Ở địa phương: Đến thời vua Lê Thánh Tông, cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau chứ không tập trung quyền lực vào một viên An phủ sứ như thời Trần.

⇒ Tổ chức nhà nước thời Lê Sơ có quy củ, chặt chẽ, tiến bộ hơn thời Trần.

Lược đồ mình để dưới đây:

31 tháng 1 2020
Nhà nước thời Lý - Trần Nhà nước thời Lê sơ
Thành phần quan lại Chủ yếu là quý tộc, vương hầu Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
Tổ chức bộ máy chính quyền

- Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

- Hoàn chinh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

31 tháng 1 2020

+ Bộ máy nhà nước thời Lí - Trần:

- Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

- Là nhà nước quân chủ quý tộc.

+ Bộ máy nhà nước thời Lê sơ

- Hoàn chinh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

31 tháng 1 2020

Mình đã trả lời bên trên rồi đó. Bạn lần sau hỏi 1 lần thôi nha, bọn tớ sẽ giúp cậu chứ đừng hỏi nhiều quá tránh gây nhiễu diễn đàn nha bạn !

Chúc bạn học tốt !

31 tháng 1 2020

Lê Lợi là con út trong ba người con trai. Cha ông là một nhà quý tộc quý tộc ở Lam Sơn (miền bắc Việt Nam). Thị trấn nằm trong một khu vực mới thuộc địa của Việt Nam mà cuối cùng sẽ được gọi là tỉnh Thanh Hóa . Lam Sơn đã được thành lập bởi ông cố Lê Lê của Lê Hội vào khoảng những năm 1330. Ngày sinh chính xác của ông không chắc chắn, nhưng 1384 thường được các nhà sử học đồng ý. [ cần dẫn nguồn ] Lam Sơn đã ở biên giới Việt Nam, và kết quả là nó càng ngày càng xa khỏi sự kiểm soát của chính phủ. [ cần dẫn nguồn ]

Đây là một thời gian khó khăn trong lịch sử của Việt Nam khi triều đại Hồ vào năm 1400 cuối cùng đã thay thế triều đại Trần và bắt đầu cải tổ đế chế. Sự cai trị của Hồ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khi các thành viên của triều đại Trần đã thỉnh cầu sự can thiệp từ Hoàng đế Yongle của Đế quốc Minh Trung Quốc ở phía bắc. Ông đáp trả bằng cách phái một đội quân hùng mạnh vào miền Nam vào Việt Nam và đánh bại Hồ. Khi không tìm được người thừa kế Trần, chính quyền nhà Minh đã chọn tái lập chủ quyền đối với Việt Nam, như trường hợp của thời nhà Đường , khoảng 500 năm trước. [3]

Chính phủ nhà Minh được hưởng một số hỗ trợ từ phía Việt Nam, ít nhất là ở thủ đô Thăng Long , nhưng những nỗ lực của họ để khẳng định quyền kiểm soát ở vùng nông thôn xung quanh đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Người Việt cho rằng quân đội nhà Minh đã đánh cắp các cổ vật có giá trị từ Việt Nam như đá quý, ngọc bích, các tác phẩm nghệ thuật vàng cũng như sách. Bản thân Lê Lợi cho biết, ông đã chọn con đường nổi dậy chống lại chính quyền tàn bạo của Trung Quốc khi đích thân chứng kiến ​​sự phá hủy một ngôi làng Việt Nam của quân Minh.

31 tháng 1 2020

Lê Thái Tổ ( 10 tháng 9, 1385 – 5 tháng 10, 1433) tên thật là Lê Lợi , ông là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh (Trung Quốc) từ năm 1418 cho đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. Ông là Vua của nước Đại Việt từ năm 1428 cho tới năm 1433. Lê Lợi có vai trò đặc biệt quan trọng với Đại Việt trong khoảng thời gian từ năm 1418 tới năm 1433 khi lãnh đạo người dân Đại Việt đánh bại quân đội xâm lược nhà Minh, sau đó xây dựng và tái thiết lại một đất nước điêu tàn khi bị quân đội nhà Minh phá hủy mọi thứ từ trước đó. Ông được coi là vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với cả kẻ thù.