viết 1 đoạn văn có câu hội thoại giữa sách toán và sách tiếng việt về cậu chủ và cô chủ .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
– Hạ lưu của sông Mê Công chảy trên lãnh thổ nước ta (trên 200 km) và chia thành hai nhánh sông Tiền và sông Hậu đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long (chín con rồng).
+ Ở Tây Nam Bộ: Hằng năm vào mùa lũ, nước các sông dâng cao làm ngập một diện tích lớn, mang theo lượng phù sa màu mỡ. Mùa khô thiếu nước ngọt.
+ Ở Đông Nam Bộ: Có nhiều hồ lớn như Dầu Tiếng, hồ Trị An, hàng loạt sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
2.Nhờ có Biển Hồ ở Cam – pu – chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hòa. Nước lũ dâng cao từ từ ( không lên nhanh & dữ dội như sông Hồng ), ít gây thiệt hại về nhà cửa & cuộc sống nên người dân không đắp đê ven sông để ngăn lũ. Mùa lũ là mùa người dân được lợi về đánh bắt cá, nước lũ ngập đồng bằng còn có tác dụng thau chua rửa mặn cho đất & làm cho đất thêm màu mỡ do được phủ thêm phù sa.
Vì hoàn cảnh gia đình em phải theo bố mẹ chuyển về thành phố sống. Vậy là mấy năm liền em vẫn chưa có dịp về thăm quê. Đến hè vừa rồi vì đạt giải Toán thành phố nên bố mẹ em thưởng cho em một chuyến về quê. Ngồi trên xe em vô cùng hồi hộp và tự hỏi sau mấy năm xa cách không biết bây giờ quê của em có gì thay đổi không, những người bạn của em ra sao có ai phải bỏ học không. Vì quê em ngày xưa nghèo lắm, rất nhiều bạn chỉ học hết cấp một đã phải bỏ học đi chăn trâu.
Chiếc xe đưa em từ từ rẽ phải, đường vẫn êm ru, em cứ ngỡ vẫn là con đường của phố huyện nhưng bất chợt em nhìn thấy cây đa cổ thụ ở đầu đường. Ôi con đường của quê mình đây mà. Em sung sướng reo lên:
- Bố ơi, đường về quê không còn ổ gà như trước nữa nhỉ.
Bố gật đầu. mỉm cười:
- Con đường này làm từ năm ngoái con ạ.
Bất giác tôi nhớ lại cách đây mấy năm, ngày đó mỗi khi trời mưa, người dân làng tôi rất ngại ra phố huyện vì con đường sẽ vô cùng lầy lội, khó đi, có những đoạn phải dắt xe. Đi ra được đến phố thì người đã lấm lem đầy bùn đất. Thế mà bây giờ con đường ấy đã được thay thế bằng một con đường nhựa đen bóng láng. Tôi thấy người và xe qua lại có vẻ đông hơn trước rất nhiều. Từng đoàn xe đạp xe máy nối đuôi nhau, nhìn ai cũng tươi vui hớn hở.
Càng về gần làng tôi càng ngạc nhiên vì sự thay đổi đến bất ngờ. Những ngôi nhà lá năm xưa giờ được thay thế bằng những ngôi nhà ngói sáng sủa đủ màu sắc, đây đó còn có những ngôi nhà hai, ba tầng như ở thành phố. Trong nhà cũng đầy đủ sa lông, tủ tường và trên tường cũng có những chùm đèn đủ màu sắc. Và đằng trước là những sân xi măng sạch bong phơi đầy lúa. Tôi nhớ trước đây người ta thường phơi lúa bằng sân đất cho nên dù có quét sạch đến mấy thóc vẫn đầy sạn và lúa phơi ở sân đất rất khó khô.
Chiếc xe bon bon đưa tôi về đến tận sân nhà bác trai tôi. Căn nhà lá năm xưa cũng được thay thế bằng ngôi nhà hai tầng đồ sộ.
Nhớ lại cách đây chỉ vài năm, làng tôi vẫn thuần nông nghiệp. Mọi thứ người ta chỉ biết trông vào ruộng lúa, luống rau. Nhìn khắp nơi chỉ thấy những cánh đồng lúa xanh mát thẳng cánh cò bay, mở mắt họ đã ra đồng, cặm cụi làm cho đến khi mặt trời lặn, sương đã vương áo họ mới trở về. Về đến nhà ai nấy lùa vội bát cơm là lên giường ngủ, chẳng biết đến xem phim, nghe ca nhạc là gì. Trẻ con như chúng tôi cũng phải làm, cứ đi học về ăn cơm xong lại theo đàn trâu, đàn bò lên rừng. Tối về chỉ còn xếp sách vở vào cặp là đi ngủ nên chẳng mấy đứa học giỏi. Cuộc sống lúc đó bình yên nhưng nghèo quá.
Nhưng bây giờ, tôi thấy mọi chuyện đã thay đổi, nhà nào cũng có tivi đầu đĩa. Ngay từ đầu xóm người ta đã nghe rộn rã tiếng hát từ những chiếc đài catxets, từ chiếc đầu đĩa phát ra. Thôn xóm trở nên rộn rã. Và tôi nghe bác tôi kể lại cứ đến mùa bóng đá thì xóm làng càng rộn rã hơn. Trai tráng trong làng tụ tập nhau ngồi xem bóng đá. Họ xem rất vô tư vì không có cá độ như ở thành phố.
Phương tiện đi lại cũng hiện đại hơn trước rất nhiều, trước đây khắp đường làng chỉ thấy toàn xe đạp, vậy mà nay hầu như nhà nào cũng có xe máy để đi lại, có người còn đi xe máy khi ra ngoài đồng làm, họ dựng xe ở trên bờ.
Tôi rất vui khi thấy các bạn của mình đều học lên lớp 6, các bạn ấy cũng rất chú tâm vào chuyện học hành với mơ ước sau này đỗ đại học và được lên thành phố học. Tôi thầm nghĩ: Nếu sau này chúng tôi lại được học đại học cùng nhau thì vui biết mấy...
Quê hương tôi mọi thứ đã đổi thay, trong bóng chiều thướt tha từng đàn trâu no tròn đủng đỉnh về chuồng, đằng xa từng đoàn người gánh lúa về, bước chân thoăn thoắt, tiếng cười nói râm ran.
Phong cảnh ngày càng tươi đẹp hơn khi xen lẫn những cánh đồng xanh bao la, những vườn cây đầy hoa trái là những ngôi nhà xây đủ màu sắc. Xa xa, từng đàn cò trắng bay trong ánh nắng vàng rực rỡ.
Nhìn quê hương đi lên nhanh chóng, tôi cũng thấy rạo rực vô cùng. Tôi chỉ mong học hành thật tốt để nhanh chóng trở về làm giàu đẹp hơn cho quê hương.
ko mo rong:
em rat yeu thich cai gia sach o trong phong em vi no co mau sac rat dep
mo rong:
em rat yeu quy cai gia sach. em hua se gi gi no that can than va thuong xuyen lau cho no de no dep hon nua vi no giup em chua day nhung quyen sach hay va thu vi
ko mở rộng :
Em rất yêu quý chiếc giá sách của em em hứa sẽ giừ gìn nó cận thận để nó luôn mới.
mở rộng:
em rất yêu quý cái giá sách vì giá sách giúp em để rất nhiều đồ vật và những đồ chơi em thik nhất em yêu quý gọi nó là chú lơn xinh.
Mỗi khi mùa tựu trường sắp bắt đầu, mẹ đều chuẩn bị sách vở và cặp sách mới tinh tươm để em đến trường. Năm nào cũng vậy, một năm mẹ sẽ sắm cho em một chiếc cặp theo ý thích của em. Năm nay cũng vậy, mẹ dẫn em đi chợ và tùy em lựa chọn.
Em đã chọn cho mình môt chiếc cặp màu xanh nước biển có hình dãy núi và con sông nhỏ chạy qua. Trên dòng sông có một chiếc thuyền nhấp nhô và một người phụ nữ đang cầm tay lái. Chiếc cặp của em có một chiếc khóa để nắp cặp khi mang ở phía sau lung. Có hai dây đeo màu xanh dương, bản to vằng hai đốt tay khép lại với nhau để khi đeo em không bị đau lung. Chiếc dây làm chắc chắn, có xốp ở bên trong nên đeo rất em vai. Mẹ bảo khi chọn cặp phải chọn những chiếc cặp không quá cứng để em có thể bỏ nhiều sách vở mà không quá nặng.
Ở hai bên chiếc cặp có hai cái túi nhỏ nhỏ bằng lưới để em có thể để khẩu trang và giẻ lau bảng con. Em cũng có thể bỏ vào đó chiếc lọ đựng phấn xinh xinh, khi lấy ra rất dễ dàng.
Chiếc cặp sách của em có hai ngăn to và một ngăn nhỏ có kéo khóa. Em sẽ phân ra một ngăn để vở viết và một ngăn để sách giáo khoa. Ngăn kéo khóa em sẽ để hộp đựng bút, bảng con, bút chì màu và một số vật dụng khác. TRong cặp nhiều khi em còn mang theo đồ chơi như bi, vòng thổi để khi ra chơi có thể vui chơi với bạn bè.
Nhìn tồng thể chiếc cặp của em có chiều dài 40cm, chiều rộng gần 30 cm. Mẹ bảo khi em đeo cặp ở sau lung thì chiếc cặp dường như to hơn người em.
Đối với mỗi bạn học sinh thì chiếc cặp là người bạn than thiết nhất mỗi khi đến trường. Dù nắng hay mưa, dù nhiều sách vở hay ít sách vở thì chiếc cặp vẫn không bao giờ than thở nhọc nhằn. Em rất yêu quý chiếc cặp của mình.
Nhân ngày khai trường, ông em sửa cái túi xách của mẹ em thành cái cặp hai ngăn có quai đeo cho em đi học. Ông em bảo chiếc cặp này vừa gọn, vừa bền, không như những chiếc cặp làm băng vải mủ trông bề ngoài rất đẹp nhưng chỉ vài tháng sau đã rách nát, rơi cả sách bút ra ngoài nên không dùng lâu được.
Ghiếc cặp của em bằng vải da giả, màu tím, nắp màu đen. Ông em đã đo cắt để đựng vừa chiếc bảng con, sách vở, thước bút cần mang đến lớp hàng ngày. Ngoài ra, ông còn làm một ngăn phụ dùng để đựng những giấy tờ rời làm bài kiểm tra và các loại giấy màu và kéo, keo làm thủ công. Để cho chắc và đẹp, xung quanh các mép cặp, ông viền thêm nẹp bằng vải nhựa màu hồng, chỗ gần sát cái cặp có thêm nẹp bằng vải nỉ màu xanh rêu. Góc phải phía dưới được may đính vào một chiếc thuyền buồm màu đỏ trông rất xinh.
Chiếc cặp của em có nhiều điểm khác so với những chiếc cặp bán ở các cửa hàng. Ông em hồi trẻ là một thợ may giỏi nên ông đă làm ra chiếc cặp đặc biệt cho em. Tuy là chiếc cặp cũ được sửa lại nhưng nó gọn và bền. Em hứa với ông sẽ học thật tốt như lời ông dặn khi trao chiếc cặp cho em.
Cuối vườn nhà em có một bụi chuối sứ. Từ một cây chuối nhỏ xíu ba em xin ở quê nội về trồng cách đây hơn một năm, giờ nó đã sinh sôi nảy nở thành năm bảy cây lớn nhỏ khác nhau.
Cây chuối cao đến hơn hai mét. Thân tròn và to như cột nhà, gồm nhiều lớp bẹ ốp sát vào nhau. Mấy chiếc bẹ ngoài màu nâu, lấm chấm những vết đen. Xung quanh ngọn là những tàu lá to và dài màu xanh thẫm, mặt dưới phủ một lớp phấn trắng mỏng. Mấy chiếc lá già màu vàng bị gió xé rách đang héo dần.
Buồng chuối gồm gần chục nải đã trổ được hơn hai tháng. Mỗi nải có hai tầng quả xếp chồng lên nhau. Trái chuối hơi cong, màu xanh nhạt, to gần bằng chuôi dao, đầu trái vẫn còn dính mẩu núm đen.
Do sức nặng của buồng chuối, cây chuối mẹ nghiêng hẳn về một bên. Ba em phải lấy hai khúc tràm cột chéo đầu lại, tạo thành một giá đỡ cho cây khỏi đổ. Ba còn xúc đất đắp thêm vào gốc. Từ các kẽ nứt, mấy cây chuối con đang nhô lên, mập mạp trông chẳng khác gì bầy con thơ xúm xít bên chân mẹ.
Nhìn buồng chuối to, dài sắp chín, em vui vui nghĩ đến một ngày không xa, sau bữa cơm, cả nhà em sẽ được thưởng thức vị ngọt thơm của những trái chuối chín vàng do chính tay mình trồng.
Trường em có một cây bưởi. Cây bưởi được trồng ở trong vườn trường.
Cây bưởi cao ngang cửa sổ tầng hai, tán cây xoè rộng. Gốc cây to bằng bắp chân, xù xì, màu nâu xám. Gốc cây lên cao khoảng ngang bụng rồi phân chia làm nhiều nhánh. Cành cây mềm, toả ra tứ phía. Lá cây mọc thành chùm , mặt trên thì xanh đậm và bóng, mặt dưới nhạt. Gần đến cuống, lá bưởi thắt lại như hình trái tim. Hoa bưởi mọc thành chùm, màu trắng hương thơm dịu. Cuối xan xuân hoa bưởi bắt đầu tàn, quả nhú ra, lúc đầy quả bé bằng quả chanh, sau lớn dần. Quả đã chín tròn mọng, da bưởi căng, vàng óng. Bổ ra, bên trong có lớp cùi trắng. Có nhiều múi cong. Sau lớp vỏ mỏng có rất nhiều tép. Tâm bưởi giòn, vị ngọt đậm ăn rất mát.
Em rất thích cây bưởi và sẽ chăm sóc cây.
Trưa hè êm ả, gió thổi nhè nhẹ. Cơn buồn ngủ ập đến nhanh đến nỗi hai mắt em dần nhắm lại và chìm vào giấc ngủ êm đềm. Trong giấc mơ, bỗng nhiên em nghe thấy âm thanh lúc to lúc nhỏ ở đâu đó. Thì ra là hai cuốn sách Văn và Toán đang nói chuyện. Em liền lắng nghe.
Advertisement: 0:02
Cô Văn nhanh nhảu nói trước:
- Sách Văn tôi đây thật là may mắn khi được cô chủ yêu thương và nâng niu cẩn thận. Anh nhìn xem chiếc áo của tôi có đẹp không? Một màu trắng tinh khôi xen kẽ những ngôi sao lấp lánh, không những thế tôi còn được cô chủ chọn cho chiếc biển hiệu tên đẹp nhất, được trang trí bằng những bông hoa tươi tắn nữa nhé! Nhưng đó vẫn chưa là gì cả. Hằng ngày, tôi và cô chủ tới trường cùng nhau, tôi giúp cô chủ phát biểu xây dựng bài, tối đến nhờ tôi mà cô chủ viết lên những bài văn, câu thơ mang nhiều ý nghĩa và nội dung sâu sắc. Vào những ngày nghỉ rảnh rỗi, anh có thấy cô ấy cầm tôi lên đọc rồi kể những gì cô ấy biết cho cha mẹ biết không? Anh hãy nhớ lại rằng cô ấy đã bao giờ làm thế với anh chưa? Tôi thì lúc nào đọc xong cô ấy cũng giữ gìn cẩn thận. Còn nữa, tôi đã giúp cô chủ biết nhiều lời hay ý đẹp để ăn nói, cư xử với những người xung quanh. Anh thấy tôi nhỏ bé mà lợi hại chưa nào?
Anh Toán sau một hồi kiên nhẫn lắng nghe cô Văn kể lể dài dòng cũng ấm ức lắm, nhưng thấy mình là con trai thì phải biết độ lượng và cho dù anh có nói gì đi chăng nữa thì cô Văn cũng sẽ không thể biết và kể được công dụng trong sách của anh. Lúc này anh mới ôn tồn giải thích:
- Em Văn này, đúng là em có ích, là một môn học rất quan trọng và anh thấy em cũng rất dễ thương. Có thể em được cô chủ yêu quý hơn anh nhưng không có nghĩa là anh không có ích đâu nhé, vì nếu thiếu anh làm sao mà cô chủ trở thành học sinh giỏi được. Này nhé, anh giúp cho cô chủ biết tính toán nhờ áp dụng công thức và bảng cộng trừ nhân chia, làm thế để cô chủ không cần phải giơ các ngón chân, ngón tay xem bằng bao nhiêu như hồi lớp 1 lớp 2 nữa mà chỉ cần áp dụng kiến thức là ra ngay. Cực nhanh mà cũng rất dễ nhớ, tuy anh không được cô chủ nâng niu, giữ gìn bằng em và vào những ngày nghỉ, cô chủ cũng chưa cầm anh đọc lần nào nhưng anh đã giúp cho cô chủ biết nhiều thứ về học tập cũng như ngoài xã hội. Đó chẳng phải là anh cũng có ích lắm chứ em Văn?
Em đứng nghe một hồi lâu cuộc đối đáp giữa hai bạn Văn và Toán có vẻ như không có hồi kết bèn đâm ra lo lắng: “Liệu mình đã đối xử công bằng với cả hai chưa nhỉ? Hay đúng như lời Văn, Toán nhận xét về mình? Cả hai đều rất có ích cho mình, một bên thì giúp mình viết ra những bài văn hay, biết nói lời đúng mực; một bên thì giúp mình biết tính toán để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Nghĩ ngợi lúc lâu, em hít một hơi và mạnh dạn bước đến bên hai bạn Văn và Toán, em ân hận nói:
- Tớ đã lắng nghe những gì các cậu nói và tớ hiểu được nhiều công dụng có ích từ các bạn. Hơn thế nữa hai bạn đã giúp tớ hiểu là phải biết đối xử công bằng với các bạn. Có như thế thì mới không gây nên sự ấm ức, đố kị và làm cho người khác kiêu ngạo. Các bạn hãy cư xử tốt với nhau và tớ hứa sẽ luôn đối xử công bằng với hai môn Văn, Toán trong học tập. Lúc này cả hai bạn Văn và Toán đều gật đầu đồng ý, cùng nắm tay nhau trông thật đoàn kết.
Bỗng em thấy có tiếng gọi:
- Vy ơi! Dậy học bài đi con!
Ồ thì ra là một giấc mơ. Em chợt bừng tỉnh và ngồi dậy để học bài. Mở ngăn bàn học ra, nhìn thấy hai quyển sách Văn và Toán, em nhớ lại giấc mơ kỳ lạ ban nãy rồi chợt mỉm cười vì cũng chính nhờ giấc mơ này mà em đã biết được một bài học thật quý giá trong việc học tập, đó là luôn luôn đối xử công bằng giữa các môn học với nhau, dù là môn học chính hay môn học phụ bởi tất cả các môn học đều có ích cho mỗi chúng ta.
(Tôi đã miêu tả thực tế với hình ảnh của mình, luôn chỉ yêu thích môn Văn mà không để tâm đến môn Toán- 1 môn chính không kém gì môn Văn.
y đang làm bài tập toán thì gặp một bài khó nghĩ mãi không ra. Sau đó, Ly đã hỏi Hương:
- Hương ơi! Cậu dạy tớ bài toán này được không?
- Ừ! Cậu đưa tớ đọc đề bài xem nào.
Hương suy nghĩ rồi sau đó trả lời:
- Bài này cậu phải tính khối lượng của cam trước rồi sau đó cậu mới tính được tổng khối lượng của cả cam và quýt
Ly đọc lời giải một lúc và bạn ấy cũng hiểu ra vấn đề. Ly sung sướng khi đã hiểu được cách làm của bài tập đó và rối rít cảm ơn Hương