K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2016

Dựa vào Atlat, có những nguyên nhân sau:

a. Nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc.
- Là đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc.
b. Thủ đô, trung tâm lớn của cả nước.
- Là thủ đô nên có sức lôi cuốn du khách.
- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học – kĩ thuật lớn nhất trong cả nước.
c. Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía Bắc với đủ các loại hình (đường bộ, đường sắt, đường không, đường sông).

Và những nguyên nhân khác (như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, địa điểm du lịch nổi tiếng,...)
 

Hà nội trở thành trung tâm du lịch lớn nhất cả nước là vì:

+ nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch phía Bắc và còn nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm của phía Bắc

+ là một thủ đô và là trung tâm văn hóa, giáo dục, thể thao y tế lớn nhất cả nước

+ là cầu nối giao thông quan trọng ở phía bắc có nhiều các loại hình giao thông vận tải...

+ tài nguyên du lịch phong phú cơ sở hạ tầng tốt và có rất nhiều cảnh đẹp rất nhiều nơi di tích danh lam thắng cảnh ....

+ Vì Hà Nội có sự quan tâm của nhà nước và sự đầu tư du lịch của nước ngoài và những tư nhân trong nước khiến Hà Nội phát triển với nền du lịch nổi tiếng ...

Đề thi đánh giá năng lực

24 tháng 5 2016

a. Quy mô cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

* Quy mô: TP. HCM rất lớn và Hà Nội là lớn

* Cơ cấu: TP. HCM khá hoàn chỉnh với các ngành: nhiệt điện, luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, đóng tàu,ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may,…

- Hà Nội khá đa dạng gồm một số ngành truyề thống; các ngành chuyên môn hóa luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, hóa chất, …

- Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. KCHT phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL. Được sự quan tâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.

-Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với các vùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau tp.HCM

24 tháng 5 2016

- Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta là:

+ Hòa Bình (trên sông Đà, 1.920MW).

+ Yaly (trên hệ thống sông Xê Xan, 720MW).

+ Trị An (trên sông Đồng Nai, 400MW).

+ Hàm Thuận - Đa Mi (trên sông La Ngà; Hàm Thuận 300MW, Đa Mi 175MW).

+ Đa Nhim (trên sông Đa Nhim, 160MW).

+ Thác Bà (trên sông Chảy, 110MW).

+ Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La (trên sông Đà, 2.400MW).

- Giải thích sự phân bố:

+ Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta đều phân bố trên các con sông ở vùng trung du miền núi.

+ Trung du miền núi có địa hình cao, dốc, nước chảy xiết.

+ Địa hình chia cắt mạnh tạo các thung lũng, dãy núi cao xen kẽ,... thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước.

24 tháng 5 2016

- Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta là:

+ Hòa Bình (trên sông Đà, 1920MW).

+ Yaly (trên hệ thống sông Xê Xan, 720MW).

+ Trị An (trên sông Đồng Nai, 400MW).

+ Hàm Thuận - Đa Mi (trên sông La Ngà; Hàm Thuận 300MW, Đa Mi 175MW).

+ Đa Nhim (trên sông Đa Nhim, 160MW).

+ Thác Bà (trên sông Chảy, 110MW).

+ Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La (trên sông Đà, 2.400MW).

- Giải thích sự phân bố:

+ Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta đều phân bố trên các con sông ở vùng trung du miền núi.

+ Trung du miền núi có địa hình cao, dốc, nước chảy xiết.

+ Địa hình chia cắt mạnh tạo các thung lũng, dãy núi cao xen kẽ,... thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước.

24 tháng 5 2016

a) Công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta vì:

- Có thế mạnh lâu dài

+ Cơ sở nguyên liệu phong phú:

Than: Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000 calo/kg; than nâu,phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn; than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.

Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, vể lí thuyết, công suất có thế đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sân Đồng Nai (19%).

Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt., ở nước ta rất dồi dào.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn:

• Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.

• Phục vụ cho nhu cầu của đời sống nhân dân.

-  Mang lại hiệu quả kinh tế cao

+ Kinh tế: góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Xã hội: phục vụ đời sống nhân dân.

- Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

Công nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm...

24 tháng 5 2016

b)  Tên các nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện)

- Thủy điện: Hòa Bình ,.......

- Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau ,.............

c) Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng

- Ngành công nghiệp năng lượng phân bố không đều, những vùng có công nghiệp năng lượng phát triển mạnh như Trung du và miền Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu gắn liền với sự phân bố các mỏ khoáng sản. Do đó, công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, công nghiệp khai thác dầu khí tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ.

- Các nhà máy nhiệt điện phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, vì đây là các vùng có tiềm năng thủy điện lớn.

- Các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu là than, dầu mỏ, khí tự nhiên nên được phân bố tập trung ở vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng (dựa vào than ở Quảng Ninh), Đông Nam Bộ và đang phát triển nhanh ở Đồng bằng sông Cửu Long (dựa vào dầu khí).

24 tháng 5 2016

Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là vì:

- Có vị trí địa lí thuận lợi:

+ Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ba đỉnh của tam giác tăng trưởng phía bắc, nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước, lại nằm gần những vùng giàu tài nguyên về khoáng sản, lâm sản, thủy điện.

+ Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của của vùng Đông Nam Bộ, nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế Tp. HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu. Tiếp giáp với những vùng tài nguyên, nằm gần tuyến giao thông quốc tế.

- Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước. Đây là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta.

            - Nguồn lao động dồi dào và có chất lượng nguồn lao động dẫn đầu cả nước, đặc biệt là TPHCM.

            - Là hai vùng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

            - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Hà Nội và TP HCM là hai thành phố đông dân nhất cả nước. Năm 2006, dân số Hà Nội là 3,2 triệu người, dân số Tp. HCM là 6,1 triệu người.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế. 

18 tháng 1 2017

Vị trí địa lí thuận lợi.

+ Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ha đỉnh của tam giác tăng trưởng phía bắc.

+ TP. Hồ Chí Minh nằm ỏ trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Hà Nội là thủ đô của nước ta, có sức hút đầu tư trong và ngoài nước.

- TP. Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam.

- Tài nguyên:

+ Hà Nội nằm gần cơ sở nguyên liệu, năng lượng của miền núi trung du phía bắc, nguồn thủy năng trong hệ thống sông Hồng và có nguồn nguyên liệu nông -lâm - thủy sản khá dồi dào của vùng Đồng bằng sông Hồng.

+ TP. Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, nên có tài nguyên dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyện thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp; liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất nước.

- Là hai thành phố có số dân đông nhất (năm 2008, số dân của Hà Nội là 6116,2 nghìn người, TP. Hồ Chí Minh là 6611,6 nghìn người), có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước.

- Đây là hai thành phố thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài.

- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.



24 tháng 5 2016

- Đặc điểm:
        + Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao, có ưu đãi riêng.
        + Chi phí sản xuất thấp, có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ.
        + Sản phẩm vừa phục vụ trong nước, vừa xuất khẩu.

- Kể tên một số KCN: khu công nghiệp tập trung (Thái Lan), khu thương mại tự do (Malaixia), đặc khu kinh tế (Trung Quốc), khu chế xuất (Đài Loan, Hàn Quốc…)...

24 tháng 5 2016

a.Quy mô và cơ cấu:

Tp.HCM là TTCN lớn nhất nước, quy mô: trên 50.000 tỷ đồng, gồm nhiều ngành: cơ khí, luyện kim đen, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng.

Hà Nội là TTCN lớn thứ 2, quy mô từ 10.000-50.000 tỷ đồng, gồm nhiều ngành: cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, điện tử, ô-tô, hóa chất, dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy.

b.Hoạt động công nghiệp tập trung ở đây vì có những lợi thế :

-Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. KCHT phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL. Được sự quan tâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.

-Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với các vùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau tp.HCM.

24 tháng 5 2016

p Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì  :Hai thành phố này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp :

* Vị trí thuận lợi 

- Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ba đỉnh tam giác tăng trưởng kinh tế.

- tp Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

* Hà Nội là thủ đô của nước ta, có sức hút đầu tư trong và ngoài nước. Tp Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam

* Tài nguyên :

- Hà Nội nằm gần cơ sở nguyên liệu, năng lượng của miền núi trung du phía Bắc, nguồn thủy năng trên hệ thống sông Hồng và có nguồn nguyên liệu nông - lâm - thủy sản khá dồi dào của vùng Đồng bằng sông Hồng

- tp Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, nơi có tài nguyên dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm

- Là hai thành phố có số dân đông nhất ( năm 2008, số dân của Hà Nội là 6.116,2 nghìn người, tp Hồ Chí Minh là 6.611,6 nghìn người) có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước

- Đây là hai thành phố thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài

- Hà Nội và tp Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, trong đó có nhiều ngành trọng điểm.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.

24 tháng 5 2016

Những đặc điểm chính của vùng nông nghiệp là :

- Vùng lãnh thổ rộng lớn.

- Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

- Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

- Có các ngành phục vụ và bổ trợ.

 

24 tháng 5 2016

- Đặc điểm :

   + Vùng lãnh thổ rộng lớn (bao gồm nhiều tỉnh, thành phố)

   + Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành  công nghiêpj.

   + Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa

   + Có các ngành phục vụ và hỗ trợ

- Theo quy hoạch của bộ công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp

    + Vùng 1 : Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh)

    + Vùng 2 : Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

    + Vùng 3 : Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận

    + Vùng 4 : Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng)

    + Vùng 5 : Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng

    + Vùng 6 : Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

24 tháng 5 2016

- Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:

+ Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.

+ Đáp Cầu - Bắc Giang: phân hoá học, vật liệu xây dựng.

+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.

+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.

+ Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.

+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.

- Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử à tp.HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

- DHMT: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện à Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng.

- Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.

b/ ĐBSH và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước, vì:

- Vị trí địa lý thuận lợi giáp trung du và miền núi bắc bộ, Bắc trung bộ và biển Đông  và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Tài nguyên khoáng sản phong phú( nhất là than), tập trung vùng phụ cận.

- Có nguồn nguyên liệu  cho công nghiệp dồi dào  từ Nông nghiệp, thuỷ sản 

- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có thủ đô Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn bậc nhất cả nước.

24 tháng 5 2016

a) 

Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

- ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:

+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.

+ Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD.

+ Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.

+ Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.

+ Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.

+ Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.

- Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử à tp.HCM là TTCN lớn nhất cả nước.

- DHMT: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện à Đà Nẵng là TTCN lớn nhất vùng.

- Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.

24 tháng 5 2016

- Có vị trí địa lý thuận lợi giao thương và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Có trữ lượng lớn về dầu khí. Ngoài ra còn có tiềm năng về thuỷ điện, tài nguyên rừng, thuỷ sản…và là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt hơn các vùng khác. Có thành phố Hồ Chí Minh-trung tâm kinh tế lớn nhất nước.
- Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.
- Có đường lối phát triển năng động.

24 tháng 5 2016

Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước, vì có nhiều điều kiện thuận lợi

- Đất đai màu mỡ : đất xám phù sa cổ và đất đỏ bazan

- Khí hậu xận xích đạo

- Nguồn nhân lực khá dồi dào

- Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp

- Kết cấu hạ tầng phát triển

- Có các chương trinhg hợp tác đầu tư với nước ngoài về phát triển cây công nghiệp