K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2024

Mỗi thứ 2, em đều tràn ngập hứng khởi khi bước vào trường cho buổi lễ chào cờ. Đó là khoảnh khắc thiêng liêng, tạo nên cảm giác khó diễn đạt bằng lời. 

Thói quen hàng tuần, em sớm có mặt để sẵn sàng cho buổi lễ. Sáng nay trời đẹp, xanh ngắt với vài đám mây trắng nhẹ nhàng. Ánh nắng ấm áp của mặt trời làm cho mọi thứ trở nên sống động, tươi mới. Không khí trong lành, gió nhẹ thoảng qua làm cho cành cây nhẹ nhàng rung động, tạo nên bức tranh sống động. 

Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, tạo nên bức tranh trắng đỏ quen thuộc. Sân trường trắng bóng áo học sinh, khắp nơi là hình ảnh rất đẹp. Khi tiếng trống vang lên, mọi hoạt động trên sân trường dừng lại. Em nhìn lên phía thầy cô giáo. 

Khi mọi thứ đã yên bình, bạn tổng phụ trách hô lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào!”. Học sinh và thầy cô đồng lòng giơ tay lên trán nhìn lá cờ. Bầu không khí trang nghiêm lan tỏa khắp ngôi trường. Hát Quốc ca, mỗi người học sinh hết mình hát, tưởng nhớ về quá khứ hào hùng của dân tộc. 

Bài hát Đội ca tiếp theo, với giai điệu vui tươi, làm cho tinh thần trở nên phấn khởi. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách nhận xét về tình hình học tập và thực hiện nhiệm vụ của trường. Dù buổi lễ đã kết thúc, nhưng ấn tượng của nó mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

“Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng :  "Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI" Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo : - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá "tươi"? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo : - Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải...
Đọc tiếp

“Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng : 

"Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"

Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo :

- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá "tươi"?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ "tươi" đi.

Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo :

- Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải đề là "ở đây"?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ "ở đây" đi.

Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo : 

- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"?

Nhà hàng nghe nói lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra biển chỉ còn có mỗi một chữ "cá". Anh ta nghĩ trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.

Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói : 

- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?

Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!
C1: nêu một số đặc điểm nổi bật của truyện cười thể hiện qua VB Treo biển
C2: theo em, chi tiết nào đáng cười nhất trong truyện Treo biển?Vì sao?

1
12 tháng 12 2024

FF ❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥Gardena❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳

                                           Chiếm hết chỗ Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa con nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng: – Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy! Người ăn mày nghe nói, vội trả lời: – Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây!  Người giàu nói: – Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới...
Đọc tiếp

                                           Chiếm hết chỗ

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa con nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:

– Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy!

Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:

– Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây! 

Người giàu nói:

– Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?

– Không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi.

Câu 1 NV chính của truyện mang nét tính cách gì?

Câu 2 Ng nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin

Câu 3 Xác định câu văn có chứa nghĩa hàm ẩn có trong truyện trên

Câi 4 Nêu hàm ý của câu văn có chứa nghĩa hàm ẩn đó 

Câu 5 hãy chỉ ra thái độ , cách đánh giá của tác giả dân gian với hiện tượng được nêu lên trong truyện

Câu 6 Nêu bài học từ truyện

em đang cần gấp ạ , mong mn giúp em 

Em cảm ơn.

 

0
12 tháng 12 2024

Ông bình mua mười con cá bỏ vào cái bể 10 phút sau cá chết hết tại sao?

12 tháng 12 2024

chép yotube nha

 

12 tháng 12 2024

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của em là lần đi chơi trên đồng cùng gia đình vào một buổi sáng hè. Đó là một ngày đẹp trời, khi ánh nắng ban mai chiếu xuống làm không gian trở nên ấm áp và dễ chịu. Mẹ và ba chuẩn bị cho cả gia đình một chuyến đi dã ngoại nhẹ nhàng, và chúng em cùng nhau lên đường.

Khi đến cánh đồng, không khí trong lành và mát mẻ khiến em cảm thấy vô cùng thích thú. Cánh đồng lúa xanh mướt trải dài, những ngọn lúa đang thì con gái, nhẹ nhàng lay động trong làn gió. Trên bầu trời, những đám mây trắng bồng bềnh như những dải bông gòn. Em cùng em gái chạy tung tăng trên cánh đồng, chân trần dẫm lên mặt đất ấm áp, cảm nhận được từng nhịp đập của thiên nhiên.

Ba em lấy một chiếc nón lá, đưa em ra giữa đồng và bảo em nhìn xung quanh. Em ngước mắt nhìn lên, thấy đồng cỏ bao la, xa xa là những con trâu đang gặm cỏ, những bà con nông dân đang cặm cụi làm việc. Hình ảnh ấy thật yên bình, giản dị nhưng lại khiến em cảm thấy rất ấm áp và gần gũi.

Khi đã chơi chán, cả gia đình ngồi nghỉ dưới một gốc cây to. Mẹ lấy ra những món ăn nhẹ như bánh mì, trái cây, và nước uống, rồi chúng em cùng nhau chia sẻ. Cả gia đình cùng trò chuyện, kể nhau những câu chuyện vui, làm cho không khí càng thêm phần ấm cúng.

Lúc về, em nhìn lại cánh đồng một lần nữa, cảm giác như mọi thứ đều thật gần gũi, thân thuộc. Đó là một kỷ niệm thật đẹp và đáng nhớ, giúp em thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương và hiểu rõ hơn giá trị của những giây phút giản dị bên gia đình.

21 tháng 12 2024

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

12 tháng 12 2024

Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng có kỉ niệm tươi đẹp không thể nào quên. Với em, kỉ niệm mùa hè năm lớp năm làm em nhớ mãi, lần đó, em đã "nhặt được của rơi trả lại người đánh mất".

 

Sau tiết học ngày hôm ấy, em được giao nhiệm vụ tưới nước cho những bồn hoa trong sân trường. Lúc em đang đi trên sân, vô tình em nhìn thấy tờ tiền mệnh giá hai trăm nghìn. Đó là một số tiền lớn đối với em. Em vội ngó xung quanh rồi đút tờ tiền vào túi; khi ấy, trong đầu em vẩn vơ biết bao suy nghĩ. Số tiền đó có thể mua biết bao cuốn truyện tranh đẹp, bao nhiêu đồ ăn ngon. Thế là em quyết định mang số tiền này về nhà. Em nhanh chóng tưới hoa rồi cầm cặp sách chạy tung tăng ra khỏi cổng trường. Trên đường về nhà, ban đầu, em hí hửng nhìn ngắm những cửa hàng truyện tranh, hàng bán đồ ăn vặt,... Ôi! Thật hấp dẫn biết bao. Dù như vậy nhưng trong em vẫn hiện lên những suy nghĩ về người bị mất tiền. Không biết người bị mất tiền đó là ai. Số tiền mất lớn như thế hẳn người ta sẽ buồn lắm và quay lại trường tìm kiếm. Em phân vân không biết xử lí ra sao, những suy nghĩ cứ ngổn ngang trong đầu em. Về đến nhà, em chào bố mẹ rồi chạy vào phòng suy nghĩ. Tối hôm đó, em đã kể cho mẹ việc em nhặt được tiền chiều nay. Mẹ cười và bảo em: "Nhặt được của rơi, trả người đánh mất là việc nên làm con ạ. Đó là một nét đẹp trong phẩm chất đạo đức của con người. Ngày mai, con hãy mang số tiền con nhặt được đến cho cô Tổng phụ trách. Cô sẽ thông báo trên loa trường để người đánh rơi tiền đến nhận.".

Nghe lời mẹ, sáng hôm sau, em mang tờ tiền hai trăm nghìn đến nộp cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một bạn hớt ha hớt hải chạy đến nhận lại số tiền. Bạn cảm ơn em rối rít, bạn chia sẻ với em rằng đó là số tiền bạn tích cóp để mua quà sinh nhật cho mẹ. Em thầm nghĩ mình trả lại số tiền là đúng và cảm thấy may mắn khi có sự hướng dẫn của mẹ.

Lúc về lớp, các bạn chạy đến vây quanh và khen em. Lúc đó, em đã cảm thấy rất vui. Vào buổi chào cờ tuần sau đó, em được tuyên dương trước toàn trường về việc làm tốt của mình. Bạn nhỏ đánh rơi tiền cũng tặng em một quyển truyện tranh rất đẹp và cảm ơn em rất nhiều. Em rất hạnh phúc vì việc làm của mình đem lại niềm vui cho mọi người. Từ kỉ niệm đó, em đã hiểu giá trị của những việc làm tốt, nó vô hình nhưng lại mang đến niềm vui đến cho mọi người.

Lúc về lớp, các bạn chạy đến vây quanh và khen em. Lúc đó, em đã cảm thấy rất vui. Vào buổi chào cờ tuần sau đó, em được tuyên dương trước toàn trường về việc làm tốt của mình. Bạn nhỏ đánh rơi tiền cũng tặng em một quyển truyện tranh rất đẹp và cảm ơn em rất nhiều. Em rất hạnh phúc vì việc làm của mình đem lại niềm vui cho mọi người. Từ kỉ niệm đó, em đã hiểu giá trị của những việc làm tốt, nó vô hình nhưng lại mang đến niềm vui đến cho mọi người.
Đọc kĩ văn bản sau: Người bạn mới Buổi học hôm nay có chuyện hay quá! Vừa về đến nhà Tú khoe ngay với mẹ: - Mẹ ơi! Lớp con có một thằng Mẹ ngẩng lên: - Sao lại thằng? Tú vẫn hớn hở: - Vâng! Một thằng mới vào học mẹ ạ! Buồn cười lắm! Mẹ nhìn em: - Buồn cười làm sao? - Hí hí! Nó mặc áo con gái, mẹ ạ! Mẹ hỏi: - Áo con gái thế nào? Tú vừa cười vừa kể rằng: Cái thằng ấy...
Đọc tiếp
Đọc kĩ văn bản sau: Người bạn mới Buổi học hôm nay có chuyện hay quá! Vừa về đến nhà Tú khoe ngay với mẹ: - Mẹ ơi! Lớp con có một thằng Mẹ ngẩng lên: - Sao lại thằng? Tú vẫn hớn hở: - Vâng! Một thằng mới vào học mẹ ạ! Buồn cười lắm! Mẹ nhìn em: - Buồn cười làm sao? - Hí hí! Nó mặc áo con gái, mẹ ạ! Mẹ hỏi: - Áo con gái thế nào? Tú vừa cười vừa kể rằng: Cái thằng ấy mới xin chuyển về, vào lớp 5C của con, nó mặc cái quần ngắn ơi là ngắn và cái áo sơ mi ở trong chiếc áo len thì lại cổ lá sen. Kiểu cổ áo của con gái. Thế có buồn cười không? - Cái thằng ấy, mẹ ạ Mẹ lắc đầu: - Sao con cứ gọi bạn là thằng thế nhỉ? Nói chuyện với mẹ, với bố, con không được gọi bạn là thằng nọ thằng kia. Bạn ấy tốt hay xấu mà con lại gọi thế? Tú lúng túng: - Con con cũng chưa biết ạ! - Không biết một tí gì hết? Tú ngần ngừ, rồi thưa: - Nó dát lắm mẹ ạ. Chúng con chế là mặc áo con gái, nó chỉ im lặng rồi đứng một mình thôi. Nghe Tú nói, vẻ mặt mẹ vẫn không vui. Mẹ nhìn em có ý trách: - Hết gọi bạn là thằng, rồi lại gọi là nó. Sao con không gọi hẳn tên bạn ra hoặc là: bạn ấy, bạn con được nhỉ? Tên bạn ấy là gì? - Là Nam. Phó Văn Nam mẹ ạ. Buồn cười quá cơ! - Thế thì đến mai, con hãy chơi với Nam và hỏi sao Nam lại mặc áo con gái nhé! Cậu Nam ấy, hóa ra là một học sinh giỏi. Ngay bài toán tập đầu tiên làm ở lớp mới, không cần phải hỏi bạn ngồi bên cạnh, không xem bài của ai, cậu ấy đã được hẳn mười điểm. Mà chữ viết nữa chứ, rất đẹp. Tú làm quen và biết được rằng nhà Nam nghèo thôi. Đến cái ti vi, bố mẹ cậu ấy cũng không có tiền để mua. Nam phải chuyển trường đi theo bố mẹ, vì mãi đến bây giờ cơ quan mới chia nhà cho. Trước đây là đi ở nhờ. Bố mẹ Nam có hai con. Chị Nam là con gái, áo quần mặc chật từ lúc bé, có cái nào mẹ lại mặc cho Nam. Mặc ở nhà và mặc ở trong cũng được. Mẹ Nam bảo Nam là: Bộ mặc ở ngoài thì cần phải đúng là của con trai. Lớn hơn nữa, thì thôi. Giờ còn bé thì mặc tạm. Mẹ sẽ dành tiền may cho Nam. Thương mẹ vất vả, nên Nam đã vâng lời. Tú nghe bạn kể mà thương bạn. Mặc áo thừa của chị, mà vẫn học giỏi, lại biết thương mẹ, chứ không đua đòi, thấy ai có cái gì cũng muốn có theo. Ngay hôm đó, về nhà Tú khoe: - Mẹ ơi! Bạn Nam ấy, hay lắm mẹ ạ! Mẹ hỏi: - Hay làm sao? - Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan, mẹ ạ! Mẹ nhìn em. Ánh mắt mẹ cười vui (Phong Thu - Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng)
Phần II : viết : hãy phân tích đặc điểm nhân vật Nam trong câu chuyện trên?

 

0
12 tháng 12 2024

Trong nền văn học Việt Nam, có không ít tác phẩm ca ngợi tình mẫu tử, nhưng những vần thơ về cha lại thường hiếm hoi và ít được nhắc đến. Tuy nhiên, "Ngày của cha" của Phan Thanh Tùng đã làm dày thêm những trang văn học đầy cảm xúc, giúp chúng ta thấu hiểu sâu sắc hơn về những hi sinh thầm lặng và tình yêu bao la mà người cha dành cho gia đình và con cái.

Với sáu câu thơ ngắn gọn, bài thơ đã khắc họa rõ nét hình ảnh người cha lặng lẽ, kiên cường đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Đời cha vốn đã nặng gánh lo toan, nhưng khi có con, những gánh nặng ấy lại càng thêm chồng chất. Tuy vậy, cha chưa bao giờ thở than, chưa từng để lộ nỗi mệt mỏi hay buồn phiền trước mặt con cái. Cha âm thầm chịu đựng, chở che và dẫn dắt con qua những chặng đường gian nan của cuộc sống, giống như chiếc đò nặng nề vượt qua muôn trùng sóng gió để đưa con đến bến bờ hạnh phúc. Người cha ấy luôn mong mỏi con mình khỏe mạnh, ngoan ngoãn, và hạnh phúc. Tình yêu và sự hy sinh của cha không chỉ lớn lao như núi Thái Sơn mà còn mênh mông như biển cả và cao rộng như trời xanh. Dù con có trưởng thành, có đi xa đến đâu, tình cảm và công lao của cha vẫn là một món nợ lớn mà có lẽ cả đời con cũng khó lòng đền đáp.

Bài thơ "Ngày của cha" với những ngôn từ giản dị, gần gũi nhưng chứa đựng đầy ắp tình cảm đã khiến em xúc động và cảm nhận được sự vĩ đại của tình cha. Những khoảnh khắc bên cha càng trở nên quý giá hơn, và em tự hứa sẽ luôn cố gắng học hành, sống tốt để không phụ lòng mong mỏi và những hy sinh thầm lặng của cha mẹ.