K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2019

Nếu những đề nghị cải cách trong cuộc cải cách Duy Tân được thực hiện thì tình hình đất nước sẽ có thể có cơ hội thoát khỏi nguy cơ trỏ thành thuộc địa của Pháp, phát triển thành một nước có thể theo lối tư bản chủ nghĩa.

Chúc bn học tốt!!!^^

3 tháng 3 2019

Tòa khâm sứ và đồn mang cá nằm ở gần Hoàng Thành dùng để theo dõi triều đình nhà Nguyễn và cắt đứt mối liên hệ với nước ngoài của triều đình

28 tháng 2 2019

- Khái quát về quá trình chiến tranh xâm lược của Pháp

+ 1/9/1858, Pháp tấn công Đà Nẵng theo kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. 2/1859, Pháp sa lầy tại Đà Nẵng.

+ 1859, Pháp chuyển quân vào Nam Kì đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. 1867, chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ.

+ 1873 - 1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1 + 2.

+ 8/ 1883, Pháp tấn công biển Thuận An, buộc triều đình Nguyễn đầu hàng không điều kiện.

- Kết quả + Sau gần 30 năm, kết hợp giữa vũ lực và thủ đoạn chính trị, Pháp thành công trong việc xâm lược nước ta.

* Nhận xét

+ Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.
+ Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo.

28 tháng 2 2019

Câu 1: Nêu nguyên nhân xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ?

Bài làm:

- Do sự phát triển của CNTB Pháp nên nhu cầu về thị trường và thuộc địa lên cao
- Việt Nam có vị trí chiến lược quan trong, giàu tài nguyên, khoáng sản, nguồn nhân công dồi dào, rẻ mạt
- Từ giữa TK XIX, chế độ PK VN đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng
- Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô, Pháp đem quân xâm lược VN

Vì sao các phong trào chống Pháp của nhân dân cuối thế kỉ XIX đều thất bại ?

Nguyên nhân :

- Triều đình Huế cổ hủ, nhu nhược. => Luôn mang tư tưởng chủ hòa , Ko đoàn kết với nhân dân,Ko cho nhân dân đấu tranh
- Các cuộc khời nghĩa còn nhỏ lẻ, chưa có sự thống nhất trên toàn quốc.
- Thiếu đường lối chính trị đúng đắn.
- Nước ta còn lạc hậu, lực lượng vũ trang chưa mạnh.
-Thời gian này hàng loạt các cuộc khởi nghĩa thất bại là do chưa có đường lối qui củ, nổi dậy theo tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa có sự phối hợp giữa các tổ chức. Các lãnh đạo giàu lòng yêu nước nhưng đều thất bại như Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh, v.v...

28 tháng 2 2019

Câu 2: Có 2 cơ hội :

+Lúc chúng đánh vào Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương và nhân dân đã anh dũng chống trả không cho chúng vào sâu trong nội địa.Sau năm tháng chúng chỉ chiếm được bán đảo SƠn Trà

+ Lúc chúng tấn công Gia định, Nhân dân tấn công ở khắp nơi thiếu nguồn tiếp viện

Nhưng triều đình ko gửi tiếp viện, còn ngăn cấm nhân dân nổi dậy => Thất bại

Nhận xét thái độ hà nguyễn:

- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.

28 tháng 2 2019

Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sát nhập vào Bắc Kì.Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng tất cả việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công chuyện của quan lại triều đình,nắm các quyền trị an và nội vụ.Mọi chuyện giao thiệp với nước ngoài(kể cả với Trung Quôc)đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì

=> Triều đình Huế hèn nhát,nhu nhược,việc kí hiệp ước này càng đẩy mạnh phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

28 tháng 2 2019

Hỏi đáp Lịch sử

28 tháng 2 2019

Tinh thần p của vua quan triểu đình nhà Nguyễn :

- Năm 1858, khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyên đã tích cực tổ chức quân đội và nhân dân p, giành đuợc thắng lợi bước đầu ở mặi trận Đà Nẵng.

- Năm 1859, khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, quan quân triều Nguyễn ở đây nhanh chóng tan rã, để mất thành vào tay thực dân Pháp.

- Đầu năm 1860, khi thực dân Pháp gặp khó khăn vì phải phân tán lực lượng, triều đình nhà Nguyễn đã không chủ động tiến công địch mà chỉ lo "thủ hiểm", dồn sức xây dựng Đại đồn Chí Hoà để ngăn chăn quân Pháp tiến công, bỏ lỡ thời cơ đánh Pháp.

- Năm 1861, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh mién Đông Nam Kì, triểu đình không kiên quyết lãnh đạo nhân dân p, ngược lại đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và yêu cầu nhân dân bãi binh, không được đánh Pháp vì ảo tưởng có thể thương thuyết với Pháp lấy lại các vùng đất đã mất.

- Năm 1867, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình không có hành động chống cự, ngược lại đã giao nộp thành nhanh chóng.

Nhận xét:

- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.

27 tháng 2 2019

Phong trào Cần Vương bùng nổ vì :

- Sau 1884, Pháp xác lập ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam.
- Được nhân dân cổ vũ phe chủ chiến mạnh tay hành động.
- Cuộc phản công của phái chủ chiến do Tôn Thât Thuyết đứng đầu ở kinh thanh huế (đêm 4 rạng sáng 5 tháng 7 năm 1885)
- Cuộc phản công của phái chủ chiến thấ bại Vua Hàm Nghi chạy lên Tân Sở ( quảng trị) tại dây chiến cần vương làn thứ 1 dc ban ra
- Ngày 20_9_1885 tại căn cứ Ấu Sơn ( HÀ Tĩnh ) chiếu chiến Cần Vương làn thứ 2 được ban ra

=> Từ đó bùng nổ manh mẽ trong nhân dân 1 phong trào khang chien chong phap mang tên cần Vương

2, Vì : lúc này Nam Kì đã hoàn toàn thuộc Pháp, chiếu cần Vuơng ko thể đến các tầng lớp nhân dân bởi sự kìm chặt của Thực Dân Pháp, nếu có nổ ra thì cũng nhanh chóng bị Pháp dập tắt
Vua Hàm Nghi ra chiếu cần Vuơng ở Trung Kì nên tầm ảnh hưởng của chiếu ở Trung Kì và Bắc Kì

27 tháng 2 2019

3,- Chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước cùng thời.
- Nhiều lúc còn bị động.
- Giai cấp lãnh đạo là nông dân, chưa có đường lối đúng đắn, chưa có hệ tư tưởng lãnh đạo
- Là phong trào mang tính tự phát
- Nhược điểm của phong trào nhân dân Yên Thế phản ánh sự bế tắc của phong trào yêu nước của VN những năm cuối thế kỉ XIX- đầu XX, đất nước lúc này rơi vào sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

13 tháng 3 2019

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.


21 tháng 3 2019

Ý kiến a vì

Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương có nghĩa là ông muốn nhân dân đứng lên đấu tranh để giúp vua dành lại quyền tự chủ

25 tháng 2 2019

Caau 2

* Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả khởi nghĩa Yên Thế: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
- Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
25 tháng 2 2019

Câu 1

- Nhâm tuất:
+ Thời gian: 5-6-1862
+ Hoàn cảnh: Sau khi chiếm 3 tỉnh Định Tường,Biên Hòa, Vĩnh Long; Pháp yêu cầu triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.
+ Nội dung: SGK
+ Tác hại: Triều Nguyễn mất đi 1/2 vựa lúa lớn nhất cả nước
. Mở cửa biển tạo đk cho Pháp dễ dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh hơn
. Bồi thường chiến phí làm cho lực lượng trong nước càng yếu hơn , nghèo hơn
-->Triều nguyễn vì quyền lợi giai cấp đã quên đi nên độc lập dân tộc.Đây là văn kiện bán nước đầu tiên của triều Nguyễn là cơ sở cho td Pháp xâm lược lâu dài nước ta.

- Giáp tuất:
+ Thời gian: 15-3-1874
+ Hoàn cảnh: năm 1867 Pháp chiến xong các tỉnh miền Đông Nam Kì
. Năm 1873 pháp tấn công bắc kì lần 1 nhưng gặp phải sự chiến đấu bất khuất của nhân dân HN. đặc biệt 21-12-1873 chiến thắng Cầu Giấy ta giết Chết Giác Ni e
--> Pháp hoang mang, ngược lại triều đình lại sợ mất lòng người đã nhu nhược kí hiệp ước 15-3-1874
+ nội dung: SGK
+ tác hại: đây là văn bản bán nước thứ 2 của triều Nguyễn
. Triều đình mất đi vựa lúa lớn nhất của cả nước, làm cho thực lực trog nước càng yếu đi, ngược lại pháp mạnh lên, tạo đk đẩy mạnh Pháp xâm lược nước ta
. Triều đình mất 1 phần quan trọng về lãnh thổ ngoại giao, thương mại