K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

STT

Nội dung giả thuyết

 

Đánh giá giả thuyết

Kết luận

1

Mỗi năm cây sẽ tạo thêm một phần gỗ ở vòng ngoài.

Số vòng gỗ của cây và tuổi thực tế của cây bằng nhau → Giả thuyết đúng.

Mỗi năm cây sẽ tạo thêm một vòng gỗ.

2

Bấm ngọn giúp kích thích cây tạo nhiều chồi.

Chậu được bấm ngọn tạo nhiều chồi hơn → Giả thuyết đúng.

Bấm ngọn giúp kích thích cây tạo nhiều chồi.

3

Tỉa cành giúp kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại.

Chậu được tỉa cành phát triển khỏe hơn, không bị sâu hại → Giả thuyết đúng.

Tỉa cành giúp kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại.

4

Hormone kích thích sinh trưởng có tác dụng kích thích ra rễ/ tăng chiều cao/ kích thích ra lá,...

Chậu được phun kích thích tố phù hợp sinh trưởng mạnh nhất → Giả thuyết đúng.

Kích thích tố điều tiết quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật.

5

Nòng nọc đã trải qua quá trình biến thái để trở thành ếch trưởng thành.

Nòng nọc biến đổi hình thái để trở thành ếch trưởng thành → Giả thuyết đúng.

Quá trình phát triển của ếch là biến thái hoàn toàn.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

STT

Nội dung giả thuyết

 

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Mỗi năm cây sẽ tạo thêm một phần gỗ ở vòng ngoài.

Đếm số vòng gỗ và so với tuổi thực tế của cây (Tính từ khi bắt đầu gieo trồng).

2

Bấm ngọn giúp kích thích cây tạo nhiều chồi.

Trồng 2 chậu cây đậu xanh cùng độ tuổi, chậu 1 để nguyên ngọn, chậu 2 bấm ngọn; tưới nước và bón phân đầy đủ cho mỗi chậu. Quan sát sự khác nhau sau 1 – 2 tuần.

3

Tỉa cành giúp kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại.

Trồng 2 chậu cây đậu xanh cùng độ tuổi, chậu 1 để nguyên cành, chậu 2 tỉa bớt cành non, cành yếu; tưới nước và bón phân đầy đủ cho mỗi chậu. Quan sát sự khác nhau sau 2 - 3 tuần.

4

Hormone kích thích sinh trưởng có tác dụng kích thích ra rễ/ tăng chiều cao/ kích thích ra lá,...

Trồng 3 chậu cây đậu xanh cùng độ tuổi, chậu 1 chỉ tưới nước và bón phân, chậu 2 và 3 bổ sung thêm dung dịch GA 3 với nồng độ khác nhau. Quan sát và so sánh sự khác nhau của 3 chậu cây.

5

Nòng nọc đã trải qua quá trình biến thái để trở thành ếch trưởng thành.

Quan sát video về quá trình phát triển của ếch.

Hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi hiện tượng thực tiễn sau đây và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng mà em quan sát được.1. Có thể xác định được tuổi của cây thông qua việc đếm số vòng gỗ ở mặt cắt ngang của thân cây.2. Một số loài cây trồng lấy quả (mướp, cà chua, bông,…), ở giai đoạn trước khi ra hoa, người ta thường bấm ngọn để cây ra nhiều quả hơn.3. Một số...
Đọc tiếp

Hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi hiện tượng thực tiễn sau đây và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng mà em quan sát được.
1. Có thể xác định được tuổi của cây thông qua việc đếm số vòng gỗ ở mặt cắt ngang của thân cây.

2. Một số loài cây trồng lấy quả (mướp, cà chua, bông,…), ở giai đoạn trước khi ra hoa, người ta thường bấm ngọn để cây ra nhiều quả hơn.

3. Một số loài cây cảnh nhỏ (hoa hồng, hoa sứ,…) thường được tỉa cành để kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại,…

4. Dùng auxin để giúp cành giâm, cành chiết ra rễ.

5. Nòng nọc sống hoàn toàn ở nước, hô hấp bằng mang trong khi ếch trưởng thành sống vừa ở nước vừa ở cạn, hô hấp bằng da và phổi.

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi nghiên cứu

1

Tính tuổi của cây bằng cách đếm vòng gỗ.

Có phải vòng gỗ của cây được tạo ra hằng năm?

2

Bấm ngọn cây trước khi ra hoa để cây ra nhiều quả hơn.

Phải chăng bấm ngọn cây giúp kích thích cây ra chiều chồi và tạo nhiều quả hơn?

3

Tỉa cành giúp kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại,…

Có phải tỉa cành giúp cây sinh trưởng tốt hơn, định hình tán cây và hạn chế sâu hại?

4

Auxin kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết.

Có phải hormone sinh trưởng có tác dụng kích thích ra rễ, ra lá ở cây?

5

Nòng nọc có cấu tạo và hình thái khác với ếch trưởng thành.

Phải chăng nòng nọc đã trải qua quá trình biến thái để trở thành ếch trưởng thành?

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH

Thứ … ngày … tháng … năm …

Nhóm:…              Lớp:…                  Họ và tên thành viên:…

1. Mục đích thực hiện thí nghiệm.

- Kiểm tra tính hướng động và ứng động của thực vật.

2. Kết quả và giải thích

a. Trong thí nghiệm về tính hướng sáng, sự sinh trưởng của thân cây ở hai chậu thí nghiệm có gì khác nhau? Giải thích.

- Thân cây ở chậu trong thùng A uốn cong về một bên được khoét lỗ ở mặt bên của thùng, còn chậu cây ở thùng B có thân hướng thẳng về vị trí được khoét lỗ ở mặt trên của thùng. Do thân cây có tính hướng sáng dương, do đó thân hướng về phía có ánh sáng.

b. Trong thí nghiệm về tính hướng trọng lực, chiều sinh trưởng của thân và rễ cây như thế nào? Giải thích.

- Thân cây có chiều sinh trưởng hướng lên trên và rễ cây hướng xuống dưới. Do thân cây có tính hướng trọng lực âm và rễ cây có tính hướng trọng lực dương.

c. Em có nhận xét gì về sự sinh trưởng của rễ cây ở hai chậu trong thí nghiệm chứng minh tính hướng nước?

- Rễ cây ở chậu 1 lan rộng và đều, do được tưới nước xung quanh gốc cây. Còn rễ cây ở chậu 2 lan về một bên phía chứa cốc đựng nước.

d. Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, có thể thay cây trinh nữ bằng cây nào khác? Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh tính ứng động đối với loài cây đó.

- Để chứng minh tính ứng động ở thực vật, có thể thay cây trinh nữ bằng cây gọng vó, cây bắt ruồi,…

- Thiết kế thí nghiệm:

+ Bước 1: Chuẩn bị một chậu cây bắt ruồi (hoặc cây gọng vó), mảnh vụn thức ăn hoặc côn trùng.

+ Bước 2: Dùng panh gắp mảnh vụn thức ăn vào lá cây bắt ruồi.

+ Bước 3: Quan sát phản ứng của lá cây ngay sau khi gắp thức ăn vào lá.

e. Khi trồng các loài cây thân leo, nếu không làm cọc, giàn,… thì thân cây sẽ sinh trưởng như thế nào? Giải thích.

- Khi trồng các loài cây thân leo, nếu không làm cọc, giàn,… thì thân cây sẽ rũ xuống hoặc bò dưới mặt đất, thân cây vẫn sẽ sinh trưởng, tuy nhiên sự sinh trưởng kém hơn. Do các loài cây thân leo có tính hướng tiếp xúc, giúp chúng vươn lên để thu nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp, vì vậy nếu không được làm cọc, giàn thì chúng sẽ sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp.

3. Kết luận

- Thân cây có tính hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.

- Rễ cây có tính hưỡng sáng âm, hướng trọng lực dương và hướng nước dương.

- Thực vật có hiện tượng ứng động.

- Một số loài cây thân leo có tính hướng tiếp xúc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

STT

Nội dung giả thuyết

 

Đánh giá giả thuyết

Kết luận

1

Ánh sáng mặt trời làm cho thân cây sinh trưởng về phía có ánh sáng.

Thân cây hướng về vị trí được khoét lỗ ở thùng carton → Giả thuyết đúng.

Thân cây có tính hướng sáng dương.

2

Thân cây có hướng trọng lực âm.

Thân cây mọc hướng lên trên, ngược chiều trọng lực → Giả thuyết đúng.

Thân cây có hướng trọng lực âm.

3

Rễ cây có tính hướng nước.

Rễ cây mọc hướng về phía có nguồn nước → Giả thuyết đúng.

Rễ cây có tính hướng nước dương.

4

Hiện tượng khép lá khi va chạm là tính ứng động của thực vật.

Lá cây trinh nữ khép lại khi chạm tay vào → Giả thuyết đúng.

Thực vật có tính ứng động.

5

Cây bầu, bí có tính hướng tiếp xúc.

Cây bầu, bí có tua cuốn vào giàn → Giả thuyết đúng.

Một số loài cây thân leo có tính hướng tiếp xúc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

STT

Nội dung giả thuyết

 

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Ánh sáng mặt trời làm cho thân cây sinh trưởng về phía có ánh sáng.

Đặt chậu cây vào thùng carton có khoét lỗ để ánh sáng xuyên qua.

2

Thân cây có hướng trọng lực âm.

Đặt hạt đậu đã nảy mầm vào ống nhựa có bông gòn ẩm và treo ống nắm ngang. Quan sát sau 3 – 4 ngày.

3

Rễ cây có tính hướng nước.

Dùng 2 chậu cây con, chậu 1 tưới đều nước xung quanh gốc cây, chậu 2 không tưới nước mà đặt một cốc nhựa chứa nước đã được đục lỗ vào một bên chậu. Quan sát kết quả sau 5 – 7 ngày.

4

Hiện tượng khép lá khi va chạm là tính ứng động của thực vật.

Chuẩn bị một chậu cây trinh nữ, dùng ngón tay chạm nhẹ vào lá cây. Quan sát phản ứng của lá ngay sau khi chạm vào và sau 5 phút.

5

Cây bầu, bí có tính hướng tiếp xúc.

Quan sát tính hướng tiếp xúc của các cây thân leo thông qua mẫu vật thật hoặc phim ảnh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi nghiên cứu

1

Hoa hướng dương luôn hướng về phía ánh sáng mặt trời.

Có phải ánh sáng mặt trời đã gây nên tính hướng sáng dương ở hoa?

2

Thân cây luôn có xu hướng mọc cong lên phía trên.

Có phải thân cây có tính hướng trọng lực âm?

3

Rễ cây luôn hướng về phía có nguồn nước.

Có phải rễ cây có tính hướng nước dương?

4

Một số loài thực vật có hiện tượng khép lá khi bị va chạm.

Có phải lá cây bị khép lại khi va chạm là hiện tượng ứng động ở thực vật?

5

Bầu, bí sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn khi làm giàn.

Có phải các cây thân leo có tính hướng tiếp xúc?

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN

Thứ … ngày … tháng … năm …

Nhóm:…  Lớp:…              Họ và tên thành viên:…

1. Mục đích thực hiện thí nghiệm

- Đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khỏe từ kết quả đo. Đo nhịp tim người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả.

- Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim.

- Tìm hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm, tác động của adrenaline đến hoạt động của tim.

2. Kết quả và giải thích

a. Từ kết quả đo huyết áp và nhịp tim ở người, hãy giải thích sự thay đổi của các chỉ số này ngay sau khi hoạt động và sau khi nghỉ ngơi một thời gian.

* Gợi ý kết quả đo:

Bảng 1. Kết quả đo chỉ số huyết áp và nhịp tim ở người

 

Nhịp tim (nhịp/ phút)

Huyết áp tối đa (mmHg)

Huyết áp tối thiểu (mmHg)

Trước khi chạy nhanh tại chỗ

75

118

78

Ngay sau khi chạy nhanh

90

125

83

Sau khi nghỉ chạy 5 phút

80

119

79

- Giải thích sự thay đổi của các chỉ số huyết áp và nhịp tim ở người ngay sau khi hoạt động và sau khi nghỉ ngơi một thời gian:

+ Nhịp tim tăng lên khi chạy vì: Khi chạy, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục. Khi tốc độ hô hấp tế bào tăng ở các tế bào cơ tăng, hàm lượng O2 trong máu giảm (hô hấp tế bào tiêu hao O2), hàm lượng CO2 trong máu tăng (hô hấp tế bào thải ra CO2), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, huyết áp để đảm bảo cung cấp đủ O2 và đào thải kịp thời CO2 cho các tế bào cơ xương hoạt động.

+ Sau đó, khi ngồi nghỉ ngơi, sự giảm tiêu thụ O2 và đào thải CO2 lúc này sẽ làm giảm kích thích lên hệ thần kinh giao cảm dẫn đến nhịp tim dần giảm về trạng thái bình thường.

b. Tìm hiểu hoạt động của tim ếch:

- Cho biết kết quả hoạt động của tim ếch sau khi đã cắt rời khỏi cơ thể: Khi tim ếch đã cắt rời khỏi cơ thể vẫn còn khả năng hoạt động.

- Kết quả đếm nhịp tim của ếch trước và sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm.

+ Kết quả: Học sinh thực hiện xác định và kích thích dây thần kinh đối giao cảm – giao cảm rồi ghi kết quả vào bảng:

Thời điểm

Số nhịp tim

Trước khi kích thích 15 – 20 giây

 

Sau khi kích thích 15 – 20 giây

 

→ Khi kích thích, tim ngừng đập ở thì tâm trương. Sau khi kích thích 15 – 20 giây, tim lại đập trở lại bình thường.

+ Giải thích: Hoạt động của tim chịu sự chi phối của dây đối giao cảm – giao cảm. Khi kích thích vào vị trí giữa dây đối giao cảm – giao cảm, xung thần kinh từ dây thần kinh đối giao cảm đến tim trước gây ra các tác dụng giảm nhịp tim, giảm trương lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động trong tim, nếu cường độ kích thích cao sẽ làm tim ngừng đập ở thì tâm trương.

- Kết quả đếm nhịp tim của ếch trước và sau khi kích thích bằng adrenaline.

+ Kết quả: Khi nhỏ adrenaline, cường độ co tim tăng.

+ Giải thích: Adrenaline là loại hormone có ảnh hưởng đến hoạt động của tim theo hướng làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim.

- Từ kết quả thực hành, em hãy nhận xét vai trò của dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm, tác động của adrenaline đến hoạt động của tim ếch.

+ Vai trò của dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm đến hoạt động của tim ếch: Dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm có tác dụng điều chỉnh nhịp tim, lực co tim.

+ Tác động của adrenaline đến hoạt động của tim ếch: Adrenaline làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim.

3. Kết luận

- Nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi của người trưởng thành khoảng 75 lần/phút. Ở người trưởng thành, giá trị huyết áp tối đa bình thường trong khoảng 90 – 140 mmHg; huyết áp tối thiểu bình thường trong khoảng 60 – 90 mmHg. Nhịp tim, huyết áp là các chỉ số quan trọng trong thăm khám sức khỏe.

- Nhịp tim và huyết áp có thể thay đổi tùy theo trạng thái hoạt động của cơ thể.

- Tim có tính tự động là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim.

- Hoạt động của tim được điều hòa bởi cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH

MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

Thứ … ngày … tháng … năm …

Nhóm:…                Lớp:…                   Họ và tên thành viên:…

1. Mục đích thực hiện thí nghiệm

- Chứng minh quá trình quá trình hô hấp tế bào tỏa nhiệt, thải khí CO2 và tiêu thụ khí O2.

2. Kết quả và giải thích

a. Nhiệt độ trong bình chứa hạt thay đổi như thế nào tại thời điểm sau 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ so với lúc mới cắm nhiệt kế? Giải thích.

- Nhiệt độ trong bình 1 tăng lên theo thời gian. Nhiệt độ trong bình 2 không có sự thay đổi theo thời gian.

- Giải thích:

+ Ở bình 1, hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp diễn ra mạnh. Mà quá trình hô hấp có sinh ra nhiệt. Vì vậy, nhiệt độ trong bình 1 tăng dần lên theo thời gian.

+ Ở bình 2, hạt đã được ngâm trong nước sôi dẫn đến hạt đã chết khiến hạt không có quá trình hô hấp. Vì vậy, nhiệt độ trong bình 2 không có sự thay đổi theo thời gian.

b. Màu sắc ở hai cốc nước vôi trong thay đổi như thế nào? Giải thích.

- Màu sắc ở 2 cốc nước vôi trong chuyển thành màu đục, xuất hiện lớp váng trên bề mặt.

- Giải thích:

+ Hạt nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh. Mà quá trình hô hấp tế bào thải ra nhiều khí carbon dioxide. Khí này phản ứng với nước vôi trong tạo ra hiện tượng kết tủa khiến cốc nước bị vẩn đục và xuất hiện lớp váng trên bề mặt.

+ Hơi mà chúng ta thổi ra cũng chứa nhiều khí carbon dioxide nên khi thổi hơi vào cốc nước vôi trong cũng xuất hiện hiện tượng kết tủa khiến cốc nước bị vẩn đục và xuất hiện lớp váng trên bề mặt.

c. Hiện tượng gì đã xảy ra đối với cây nến (hoặc que diêm) trong mỗi bình thí nghiệm? Giải thích.

- Ở bình 1, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) bị tắt. Ở bình 2, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) vẫn tiếp tục cháy.

- Giải thích:

+ Ở bình 1, hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp diễn ra mạnh. Mà quá trình này tiêu thụ khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide dẫn đến không đủ khí oxygen để duy trì sự cháy. Do đó, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) bị tắt.

+ Ở bình 2, hạt đã được ngâm trong nước sôi dẫn đến hạt đã chết khiến hạt không có quá trình hô hấp dẫn đến vẫn còn khí oxygen để duy trì sự cháy. Do đó, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào, ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) vẫn tiếp tục cháy.

3. Kết luận

- Quá trình hô hấp tế bào tỏa nhiệt, thải khí CO2 và tiêu thụ khí O2.

6 tháng 11 2023

STT

Nội dung giả thuyết

 

 

Đánh giá giả thuyết

Kết luận

1

Quá trình hô hấp ở thực vật có tỏa nhiệt.

Nhiệt độ môi trường chứa hạt đang nảy mầm tăng dần lên → Giả thuyết đúng.

Quá trình hô hấp tỏa ra nhiệt.

2

Quá trình hô hấp cần sử dụng khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

Cây nến đang cháy bị tắt và nước vôi trong chuyển sang màu đục → Giả thuyết đúng.

Quá trình hô hấp tiêu thụ oxygen và thải ra carbon dioxide.