K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1,0 điểm) Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài ngôn từ bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân.” bằng hình thức đoạn văn (3 - 5 dòng).    Câu 10. (1,0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc gìn giữ bản sắc văn hóa qua những câu ca dao - dân ca. Bài đọc:  […] Trong ca dao...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài ngôn từ bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân.” bằng hình thức đoạn văn (3 - 5 dòng). 

 

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc gìn giữ bản sắc văn hóa qua những câu ca dao - dân ca.

Bài đọc:

 […] Trong ca dao - dân ca Nam Bộ, hình ảnh ghe xuồng, sông rạch, tôm cá xuất hiện với tần số rất cao. Nét độc đáo này biểu hiện ở những bài ca thuộc mọi chủ đề. Chuyện với mình hay chuyện với người, nhân vật trữ tình thường mượn hình ảnh trung gian - sông nước và ghe xuồng, tôm, cá:

"Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi

Kẻo giông khói đèn trời lại tối tăm."

 

"Không xuồng nên phải lội sông

Đôi lòng nên phải ăn ròng bẹ môn."

 

"Ở đâu bằng xứ Lung Tràm

Chim kêu như hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm."

        Phản ánh cuộc sống tình cảm của nhân dân trên sông nước, ca dao - dân ca Nam Bộ đã khai thác triệt để vốn từ ngữ của địa phương để chỉ các đối tượng trên bối cảnh này. Chẳng hạn, trong ca dao - dân ca Nam Bộ có 19 từ chỉ các loại ghe xuồng: ghe tam bản, ghe giàn, ghe lòng, ghe lườn, ghe mỏ vạch, ghe rổi, ghe tắc rán, ghe bầu, ghe bầu nóc, ghe be, ghe bản lồng, ghe cá vom, ghe chài, ghe cửa, ghe cui, ghe hầu, ghe ngo, ghe vỏ lải, xuồng ba lá. Có 24 từ chỉ các loại nước: nước ròng, nước rong, nước rông, nước lớn, nước kém, nước rặc, nước nhửng, nước ương, nước chửng, nước lửng, nước sình, nước xẹt, nước đứng, nước bò, nước nhảy, nước nằm, nước giựt, nước sụt, nước dềnh, nước lên, nước lui, nước rút, nước sụt, nước trồi. Số lượng từ phong phú đó là “chỉ số” cuộc sống gắn bó mật thiết với sông nước và cái nhìn rất tinh tế, nhạy cảm của con người với thiên nhiên, sự vật. Nếu ở Bắc Bộ, làng xóm được bao bọc, khép kín nghìn đời bằng những lũy tre xanh, thì ở Nam Bộ, xóm ấp là làng mở, trải dài theo kinh rạch, nhà cửa người dân luôn hướng ra thủy lộ - những dòng kinh. Chiếc xuồng là vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình, được ví như “đôi chân” (“Sắm xuồng là để làm chân”) của con người vùng sông nước. Người nông dân Nam Bộ nghe hơi gió là biết con nước sắp lên hay xuống; nhìn con nước, màu nước là biết thời tiết hôm đó, lúc đó ra sao; ngửi mùi nước là biết dòng kinh, con rạch nhiều hay ít cá tôm…

        Trong ca dao Nam Bộ, ở từng trường hợp cụ thể, những từ ngữ nào đó sẽ có tác dụng biểu hiện trạng thái tình cảm khác nhau của nhân vật trữ tình:

"Nước rong nước chảy tràn đồng

Tơ duyên sẵn đó, chỉ hồng chưa se."

 

"Anh đi trên bờ quần nó khô ráo

Bước xuống ruộng quần nó ướt mem

Cẳng bước tới, lòng dạ thương em

Anh đi trên bờ nước xẹt gặp em trao lời."

          […] Ca dao là “Thơ của mọi nhà” (Xuân Diệu). Ca dao Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, là những tượng đài ngôn từ bất hủ về tâm hồn, trái tim, tài năng của nhân dân. Ngôn ngữ của ca dao - dân ca là lời đề tựa rất sinh động cho tư duy, tâm hồn, ngôn ngữ của nhân dân các miền trên Tổ quốc. Ca dao - dân ca Nam Bộ đã góp phần nuôi dưỡng những nhà thơ, nghệ sĩ đất Đồng Nai - Gia Định như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa, Hồ Huân Nghiệp,… Dễ hiểu vì sao ca dao Nam Bộ đến nay vẫn sống trong các bối cảnh sinh động khác nhau của đời sống nhân dân, đi vào nhiều ca từ của những bài ca vọng cổ, những trang văn của các nhà văn. “Ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập. Phát sinh vì dân tộc, sống còn nhờ dân tộc, ca dao là kết tinh thuần túy của tinh thần dân tộc.” (Thuần Phong). Tìm về cội nguồn ngôn ngữ ca dao - dân ca Nam Bộ, sẽ tìm được nhiều minh chứng, nhiều bài học về sự giàu có, trong sáng của tiếng Việt, về tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng dân tộc. Bởi vì đó là “tiếng nói của quần chúng nhân dân đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa” (Phạm Văn Đồng).

(Trích Một số đặc điểm ngôn ngữ ca dao

- dân ca Nam Bộ, Bùi Mạnh Nhị) 

0
11 tháng 4

em rất vui khi nhường ghế

Mẹ là tất cả mẹ ơi

Tình mẹ con nhớ muôn đời không quên.

   
10 tháng 4

Giữa cha mẹ và con cái luôn có một sợi dây vô hình ngăn cách là sự xung đột thế hệ. Chúng ta luôn cáu giận vì cha mẹ chưa tâm lý, chưa thực sự hiểu ta nhưng chính bản thân ta cũng cần phải thấu hiểu và lắng nghe cha mẹ. Sự thấu hiểu của con cái đối với cha mẹ là việc ta đặt mình vào vị trí của cha mẹ, là khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và hành động của cha mẹ. Đó có thể đồng cảm, lắng nghe, thông cảm và thấu hiểu cha mẹ trong những giây phút khó khăn. Bất cứ tình cảm nào đều xuất phát từ sự thấu hiểu mới có thể lâu bền và tốt đẹp. Tình cảm yêu thương gia đình cũng vậy. Khi ta đồng cảm, lắng nghe và thông cảm với cha mẹ, sẽ có thể tạo ra một mối quan hệ chắc chắn và tôn trọng lẫn nhau. Sự thấu hiểu giúp ta hiểu rõ hơn về những suy nghĩ của cha mẹ. Tuy nhiên, sự thấu hiểu không phải là điều dễ dàng. Đôi khi, con cái và cha mẹ có thể có những quan điểm khác nhau về một vấn đề nào đó, và việc đạt được sự thấu hiểu có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn, cởi mở và chân thành của cả hai bên. Tuy nhiên, cuộc sống vẫn tồn tại nhiều người con chưa thấu hiểu cho cha mẹ mà luôn bướng bỉnh, tự làm theo ý mình. Lại cho những người cha mẹ quá áp đặt cho con những điều mà mình cho là đúng mà không lắng nghe con. Một gia đình cần phải lắng nghe và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Hãy nhớ rằng, gia đình là thứ tồn tại duy nhất nên hãy dành thời gian quan tâm, lắng nghe và tận hưởng những khoảnh khắc bên cha mẹ khi còn có thể.

 Xin tick:)

4
456
CTVHS
10 tháng 4

ghi TK nhé

10 tháng 4

icon

Xã hội phát triển, thời đại 4.0 thì chúng ta thấy rằng những mối quan hệ và giao tiếp với nhau bằng rất nhiều cách. Các hình thức giao tiếp cũng đa dạng và phong phú. Nhưng không phải ai cũng có những cách giao tiếp chưa đẹp. 

Giới trẻ có những sự tương tác qua lại với nhau bằng ngôn ngữ nhưng không lịch sự, thô lỗ, không có văn hóa. Các bạn trẻ thì nói tục, chửi bậy đang diễn ra rất nhiều, bởi lứa tuổi đó thì chưa được rèn giũa những ứng xử, lời nói. Ứng xử thiếu văn hóa là việc ứng xử không mang tính nhân văn, đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra, là cách cư xử lỗ mãng, thiếu lịch sự và tế nhị. Một điều đáng tiếc và đáng quan ngại rằng ứng xử thiếu văn hóa đang trở thành một căn bệnh có sức lây lan nhanh trong xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ mặt đạo đức xã hội.

Con người ứng xử thiếu văn hóa chính là đang tự hạ thấp nhân cách, đánh mất phẩm chất đạo đức của mình, bị mọi người coi thường, khinh chê và bị xã hội lên án, đào thải. Xã hội càng có nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa sẽ trở thành một xã hội mất ổn định, suy đồi, xuống cấp và mục nát, không có cơ hội phát triển. 

Vậy nên chúng ta cần phải có cách giao tiếp đẹp để xã hội thêm văn minh hơn.

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc,...
Đọc tiếp

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1:Từ Hán- Việt được sử dụng trong câu: Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa là:

A. đọc sách, không còn     B. nhu cầu, trí tuệ

C. cuộc sống, trí tuệ          D. nhu cầu, cuộc sống

Câu 2: Từ nhận định của tác giả: "Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn", từ nay em sẽ làm gì để thực hiện "việc nhỏ" ấy?

1
10 tháng 4

Câu 1

Đáp án: B. Nhu cầu, trí tuệ

Câu 2:

Đáp án: Chăm chỉ, tìm tòi hơn trong việc đọc sách.

 

9 tháng 4

Ok, topi sẽ cop

9 tháng 4

Ok, tôi sẽ cop