K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thí nghiệm: Phản ứng thuỷ phân tinh bột- Chuẩn bị:+ Hoá chất: dung dịch hồ tinh bột 1%, dung dịch CuSO4 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch HCl 1 M, NaHCO3 rắn, nước nóng.+ Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bếp điện.- Tiến hành:+ Cho khoảng 5 mL dung dịch hồ tinh bột 1% vào ống nghiệm. Sau đó thêm khoảng 1 mL dung dịch HCl 1 M vào, lắc đều.+ Đặt ống nghiệm trong một cốc thuỷ tinh chứa nước nóng, đun...
Đọc tiếp

Thí nghiệm: Phản ứng thuỷ phân tinh bột

- Chuẩn bị:

+ Hoá chất: dung dịch hồ tinh bột 1%, dung dịch CuSO4 5%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch HCl 1 M, NaHCO3 rắn, nước nóng.

+ Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bếp điện.

- Tiến hành:

+ Cho khoảng 5 mL dung dịch hồ tinh bột 1% vào ống nghiệm. Sau đó thêm khoảng 1 mL dung dịch HCl 1 M vào, lắc đều.

+ Đặt ống nghiệm trong một cốc thuỷ tinh chứa nước nóng, đun cách thuỷ trong 10 phút. Sau đó để nguội.

+ Thêm từ từ NaHCO3 vào đến khi ngừng sủi bọt khí.

+ Cho khoảng 2 mL dung dịch thu được vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 (được điều chế bằng cách cho 0,5 mL dung dịch CuSO4 5% vào 2 mL dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ). Sau đó đặt ống nghiệm trong cốc thuỷ tinh chứa nước nóng khoảng 5 phút.

Quan sát hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 3

Hiện tượng

Giải thích

Thêm từ từ NaHCO3 vào ống nghiệm, bọt khí xuất hiện, sau đó bọt khí ngừng xuất hiện.

- Khi cho acid vào hồ tinh bột, đun nóng, phản ứng thủy phân tinh bột xảy ra

- Thêm NaHCO3 vào ống nghiệm, bọt khí CO2 xuất hiện:

\({\rm{NaHC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}} + {\rm{HCl}} \to {\rm{NaCl}} + {\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} + {{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

- Bọt khí ngừng xuất hiện vì hydrochloric acid hết.

Cho dung dịch thu được vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2, lắc nhẹ thì kết tủa tan, tạo dung dịch xanh lam.

Phản ứng thủy phân tinh bột tạo sản phẩm là glucose. Glucose hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

\(2{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{12}}}}{{\rm{O}}_{\rm{6}}} + {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {{\rm{(}}{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{11}}}}{{\rm{O}}_{\rm{6}}}{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{Cu}} + 2{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

Sau đó đặt ống nghiệm trong cốc thuỷ tinh chứa nước nóng, xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.

Glucose tiếp tục phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng, tạo kết tủa Cu2O mà đỏ gạch.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 3

 

Tinh bột

Cellulose

Đơn vị cấu tạo

\(\alpha \)-glucose

\(\beta \)-glucose

Liên kết giữa các đơn vị

\(\alpha \)-1,4-glycoside (amylose) hoặc \(\alpha \)-1,4-glycoside và \(\alpha \)-1,6-glycoside (amylopectin).

\(\beta \)-1,4-glycoside

Hình dạng phân tử

Chuỗi xoắn (amylose) hoặc chuỗi nhánh (amylopectin).

Chuỗi không nhánh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 3

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 3

Trong dung dịch saccharose không mở vòng để chuyển thành dạng mạch hở chứa nhóm aldehyde (-CHO), do đó saccharose không phản ứng với thuốc thử Tollens. Khi đun nóng với dung dịch acid loãng, saccharose bị thủy phân thành glucose, glucose phản ứng với thuốc thử Tollens, do đó khi đun nóng maltose với dung dịch acid loãng tạo thành dung dịch phản ứng với thuốc thử Tollens.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 3

Hiện tượng

Giải thích

Khi nhỏ dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH, xuất hiện kết tủa màu xanh lam

Kết tủa màu xanh lam là Cu(OH)2:

\({\rm{CuS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} + 2{\rm{NaOH}} \to {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} + {\rm{N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}\)

Nhỏ dung dịch saccharose vào ống nghiệm chứa kết tủa, lắc đều, kết tủa tan.

Saccharose hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh làm:

 \(2{{\rm{C}}_{{\rm{12}}}}{{\rm{H}}_{22}}{{\rm{O}}_{11}} + {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {{\rm{(}}{{\rm{C}}_{12}}{{\rm{H}}_{21}}{{\rm{O}}_{11}}{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{Cu}} + 2{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 3

Saccharose có các nhóm –OH kề nhau nên saccharose có tính chất của polyalcohol.

Saccharose là disaccharide nên saccharose có phản ứng thủy phân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 3

- Saccharose không còn nhóm –OH hemiacetal tự do nên không thể chuyển thành dạng mạch hở chứa nhóm aldehyde (-CHO), do đó saccharose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng.

- Maltose vẫn còn –OH hemiacetal tự do, do đó trong dung dịch, gốc a-glucose của maltose có thể mở vòng tạo ra nhóm CH=O,  do đó maltose tồn tại đồng thời ở dạng mở vòng và mạch vòng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 3

- Cấu tạo:

+ Saccharose được tạo bởi một đơn vị a-glucose và một đơn vị  b-fructose, liên kết với nhau qua liên kết a-l,2-glycoside.

+ Maltose được tạo bởi hai đơn vị glucose, liên kết với nhau qua liên kết a-1,4-glycoside.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 3

- Glucose có nhóm –CHO, do đó glucose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc nên được sử dụng để tráng gương và ruột phích.

 

- Glucose có phản ứng lên men tạo ethanol, do đó glucose là nguyên liệu để sản xuất ethanol.

 

- Glucose có vị ngọt, là nguồn năng lượng cho cơ thể trong quá trình hô hấp tế bào, do đó glucose được sử dụng trong thực phẩm và đồ uống.

- Glucose là chất dinh dưỡng có giá trị đối với con người do có thể hấp thụ trực tiếp vào máu để đi đến các mô và tế bào của cơ thể, nên dung dịch glucose 5% được dùng làm dung dịch truyền tĩnh mạch.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 3

- Trong môi trường kiềm, fructose chuyển hoá thành glucose:

- Sau đó, glucose phản ứng với thuốc thử Tollens và Cu(OH)2 (trong môi trường kiềm, đun nóng):