K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2018

Chăm chỉ

4 tháng 6 2018

trả lời

Chăm chỉ 

cần cù 

hok tốt .

4 tháng 6 2018

Có những hình ảnh nào khiến bạn nhớ mãi không quên trong cuộc đời hay không? Với tôi thì có, đó là hình ảnh cô giáo tôi đứng trên bục giảng, giảng bài hàng ngày.

Cô giáo dạy tôi môn Toán năm lớp bốn là một người hiền dịu và tận tâm vô cùng. Cô có dáng người cao gầy, mái tóc đen đến ngang vai lúc nào cũng được cặp lên bằng chiếc cặp nhỏ nhắn. Cô khá giản dị và dịu dàng. Hàng ngày đến lớp, cô thường mặc những chiếc áo công sở cùng quần đen dài, nhìn cô lúc nào cũng tràn đầy nét trí thức và nghiêm túc. Khi vào mỗi tiết học, cô đều bước vào lớp, nở một nụ cười tươi đầy trìu mến và chào lớp để bắt đầu một bài học mới. Những dòng tên đề bài đều được cô viết to và đậm nét bằng nét chữ uốn lượn, để lại cho chúng tôi ấn tượng vô cùng sâu sắc. Từng dòng đề mục, từng lĩnh vực kiến thức hiện lên trên mặt bảng. Cô giảng giải cho chúng tôi cặn kẽ, từng li từng tí bằng giọng nói to, rõ ràng. Cô chỉ cho chúng tôi hiểu vì sao chỗ này lại như vậy, vì sao chỗ kia lại không, cho đến khi chúng tôi hiểu mới thôi. Đi kèm theo từng lời giảng, ánh mắt cô đều nhìn thẳng vào học trò như muốn động viên, cổ vũ chúng tôi. Nhờ những ánh mắt ấy mà lớp tôi tiếp thu bài được sâu hơn, kĩ hơn.

Khi chúng tôi chăm chú làm bài tập, cô nhẹ nhàng đi qua từng dãy bàn, quan sát học trò mình làm bài. Khi có bạn nào làm chưa đúng, cô đều tỉ mỉ chỉ ra lỗi sai và sửa cho bạn. Cô sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc, những câu hỏi của chúng tôi và giải đáp chúng một cách cặn kẽ và dễ hiểu. Trong mỗi tiết học, dù là học môn Toán, một môn học tưởng trừng như khô khan nhưng nhờ có cô mà những tiết học đã trở nên đầy lí thú và tràn ngập niềm vui. Cô thường lấy những ví dụ sinh động, hài hước để cả lớp có một tinh thần thoải mái trong giờ học.Dù đôi khi trên gương mặt cô lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng cô vẫn say sưa giảng bài cho chúng tôi.

Cô từng nói rằng " Được truyền đạt kiến thức cho học sinh, cho thế hệ tương lai của đất nước sau này đối với cô là một niềm hạnh phúc". Phải chăng đó chính là nguồn gốc của sự tận tâm, nhiệt huyết trong mỗi bài giảng của cô. Đến cuối mỗi buổi học, cô dặn dò lớp những việc cần làm ở nhà và chào tạm biệt lớp vẫn bằng nụ cười rạng rỡ ấy, nụ cười mà tôi vĩnh viễn khắc sâu trong tâm trí.Sau mỗi tiết học của cô, tôi cảm thấy rất vui vẻ vì được hiểu biết thêm về những điều mới mẻ, bổ ích.

Mỗi tiết học của cô đều để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi cho đến tận bây giờ. Dù không còn được học cô, nhưng 

4 tháng 6 2018

Tra mạng

có mà bạn !!
Tk nha !!

4 tháng 6 2018

trả lời :

theo mik :

"lễ " là  trước tiên con người phả học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học 

" văn " là văn hóa  văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác. ...

hok tốt 

2 tháng 3 2021

lễ ở đây chỉ lễ phép 

văn ở đây chỉ văn hóa

tiên ở nghĩa là  đầu tiên

hậu ở đây nghĩa là sau 

vậy tiên học lễ hậu học văn nghĩa là muốn thành người cần phải lễ phép trước rồi mới học văn hóa sau

4 tháng 6 2018

\(\hept{\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}}\)

Trường tôi là 1 khu trường nhỏ hòi tôi học tiểu học . Trường tôi đã tổ chức 1 dịp là : "Quét đài tưởng niệm thương binh liệt sĩ " . Bọn e cx tích cực tham gia . Mỗi lớp có đén mấy chục bạn đi hầu như là cả lớp đi . ĐI quét là chúng ta đang biết ơn những người ở thế hệ trước đã đem lại hòa bình cho quê nahf chúng ta nên chúng ta mới có được ngày hôm nay bình yên . Chúng ta được sống ở thời bình như hiện này thì đã phải có biết bao nhiêu người hi sinh thân máu để chiến tranh vậy nên các bạn hãy tích cực tham gia nếu trường mk tổ chức nhé ! >_-

4 tháng 6 2018


Vào dịp 27-7 hằng năm, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ và củng cố quyết tâm làm tốt công tác này hơn nữa. 

Cách đây 60 năm, ngày 27-7-1947 được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm Ngày Thương binh toàn quốc (sau đó được đổi là Ngày thương binh, liệt sĩ). Ngày này đã đi vào lịch sử đất nước như một dấu ấn thúc giục, nhắc nhở toàn Ðảng, toàn dân ta phát huy hơn nữa truyền thống "uống nước nhớ nguồn" - một đạo lý nhân văn cao đẹp của dân tộc ta với hàng nghìn năm lịch sử hào hùng. Vào ngày này, toàn Ðảng, toàn dân ta có dịp nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa thương binh, liệt sĩ và củng cố quyết tâm làm tốt công tác này hơn nữa. 


Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta luôn phải gồng mình chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang. Ði liền với những vinh quang đó phải kể đến những tổn hại hết sức to lớn về người và của. Chính đặc điểm lịch sử đó đã tạo nên một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta, đó là đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây". 


Ở mỗi địa phương, từ nhiều đời nay luôn có tập tục lập miếu thờ, đền thờ những người có công dựng nước và giữ nước như: anh hùng có công đánh giặc giữ nước, ông tổ làng nghề, người phá hoang lập làng, lập ấp... Có thể nói, truyền thống quý giá này được nâng lên một chất mới khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (tháng 8-1945), một chế độ xã hội tốt đẹp nhất trong lịch sử nước nhà, dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ vĩ đại. 


Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập chưa được bao lâu thì kháng chiến bùng nổ, chúng ta phải tiếp tục chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và giặc ngoại xâm, trong hoàn cảnh vừa chiến đấu, vừa xây dựng đất nước - một hoàn cảnh hết sức khó khăn về nhiều mặt. Tuy nhiên, Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm giải quyết tốt chính sách thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, nên đã tạo sức mạnh to lớn góp phần đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, mặc dù chúng mạnh hơn ta gấp nhiều lần. 


Khi cả nước thống nhất đi lên xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới; công tác đền ơn đáp nghĩa của Ðảng và Nhà nước ta có những bước phát triển mới cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Ðảng và Chính phủ đã có nhiều chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác thương binh, liệt sĩ. Ðặc biệt, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về người có công với cách mạng và Pháp lệnh quy định về Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, với nội dung cơ bản là xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và những người có công với nước, làm sao cho các gia đình thuộc diện chính sách này ở các địa phương có mức sống ngang bằng hay khá hơn mức sống trung bình ở địa phương cư trú. Theo đó, là ở mỗi địa phương, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân phải có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình trong diện chính sách phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, làm cho họ có cuộc sống ngày càng khấm khá hơn. 


Ðó là những mốc son đánh dấu tình cảm biết ơn sâu sắc, trách nhiệm lớn lao và quyết tâm hành động rất lớn của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc đền đáp công ơn to lớn đối với những người đã vì nước xả thân quên mình. 


Quả thật, hơn hai mươi năm đổi mới thắng lợi, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công tác đền ơn đáp nghĩa đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. 


Tính đến nay, cả nước có hơn 50 vạn thân nhân liệt sĩ, gần 60 vạn thương binh, bệnh binh, hơn 43 nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (còn sống là 7.120 người), hơn 13 nghìn người có công với nước. 


Hằng năm, Ðảng, Nhà nước cùng toàn dân đã chi một số tiền rất lớn vào công tác đền ơn đáp nghĩa, nhằm giúp đỡ các gia đình thuộc diện chính sách vượt qua khó khăn, đặc biệt là làm sao động viên họ phát huy ý chí tự lực, tự cường để vươn lên và làm gương giúp đỡ người khác cùng phát triển. 


Ðến hết năm 2007 này, chúng ta phấn đấu cả nước cơ bản không còn hộ chính sách trong diện nghèo (đã xóa nghèo). Ðến nay, hơn 40 tỉnh, thành phố đã xóa xong nhà tạm cho các hộ chính sách; gần 95% số hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình ở địa bàn cư trú; nhiều địa phương đã thực hiện đạt 100% số hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình trên địa bàn. Có 95% số xã, phường được công nhận là đơn vị làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công. 


Cái quý nhất có lẽ là phong trào này đã ăn sâu bám rễ và ngày càng phát triển trong xã hội ta, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi; từ đồng bào người Kinh đến đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như đồng bào có đạo trong cả nước. Nhiều tổ chức, cá nhân, tập thể, địa phương đã thực hiện rất tốt công tác này và trở thành điển hình xuất sắc để chúng ta học tập, noi theo. Các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh hay các ngành như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... là những nơi có phong trào đền ơn đáp nghĩa tổ chức thực hiện rất tốt và đạt hiệu quả rất cao. 


Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", cả nước đã chăm sóc tốt các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng cũng như những người có công với nước, làm dịu bớt nỗi đau mất mát của họ sau những năm chiến tranh khốc liệt. Cả nước đã quy tập, sửa sang, nâng cấp 3.000 nghĩa trang liệt sĩ và hàng vạn công trình ghi công khác; xây hơn 300.000 nhà tình nghĩa; lập quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt 200 tỷ đồng; tặng hơn 60.000 sổ tiết kiệm, hàng vạn vườn cây, ao cá, giếng nước nghĩa tình giúp các gia đình chính sách; đào tạo và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn con em gia đình chính sách... 


Mỗi địa phương, mỗi ngành, mỗi tập thể, cá nhân đã phát huy mọi điều kiện, khả năng của mình để làm nhiều việc tốt đền ơn đáp nghĩa. Ðây là những việc làm mang đậm chất nhân văn mà chúng ta rất trân trọng và tiếp tục phát huy. 


Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã chú ý rất nhiều đến chính sách xã hội để làm sao cho tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với cải thiện đời sống của đại đa số nhân dân lao động cũng như kết hợp với xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã cố gắng làm được nhiều việc để đền đáp công ơn thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với nước. 


Nhưng cũng thấy rằng, chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác này nhằm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hy sinh, cống hiến cho đất nước để có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Ðó là trách nhiệm xã hội của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trước lịch sử dân tộc, đất nước. 


Trong thời gian tới, chúng ta càng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, càng đi sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế thì việc bảo toàn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc càng là vấn đề cấp thiết, trong đó có đạo lý truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây". Ðây còn là việc làm tốt nhất nhằm giáo dục toàn Ðảng, toàn dân, nhất là thế hệ trẻ, gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có thể nói, xã hội càng hiện đại, kinh tế - xã hội càng phát triển thì yêu cầu về phát triển văn hóa, văn minh tinh thần càng cấp bách hơn bao giờ hết. Ðiều này nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm rất lớn lao trong công tác đền ơn đáp nghĩa nói riêng, trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp văn hóa dân tộc nói chung. 


Ðể làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa trong thời gian tới, một số yêu cầu có tính quyết định mà toàn Ðảng, toàn dân phải toàn tâm toàn ý, thực hiện thật tốt là: 


Một là, nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Ðảng trong công tác thương binh, liệt sĩ cũng như việc ban hành chính sách, chế độ đối với cá nhân, thân nhân và gia đình thuộc diện chính sách xã hội nói chung. Ðiều quan trọng nhất là, mỗi tổ chức đảng, mỗi đảng viên phải hăng hái, gương mẫu đi đầu trong công tác đền ơn đáp nghĩa để quần chúng lấy đó làm gương noi theo. 


Hai là, củng cố, phát huy hơn nữa vai trò quản lý nhà nước trong công tác đền ơn đáp nghĩa, trong đó chú ý nâng cao hiệu quả quản lý của các bộ, ngành liên quan, như Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ... 


Ðẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính làm tốt việc giải quyết các công việc tồn đọng trong chiến tranh. Làm sao cho các gia đình chính sách được hưởng đầy đủ quyền lợi chế độ chính sách đãi ngộ của Ðảng, Nhà nước, không bỏ sót trường hợp nào. Qua đó cũng không thể để xảy ra sai phạm hay nảy sinh tiêu cực trong lĩnh vực này. 


Phát huy hơn nữa cơ chế Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Trong những năm qua, vai trò làm chủ của nhân dân rõ ràng là có hiệu quả to lớn, nhất là thông qua các hoạt động sôi nổi có hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội tiêu biểu là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Tấm lòng của mỗi cá nhân, tập thể, các nhà hảo tâm, thậm chí của cả các cháu thanh, thiếu niên đã được huy động rất tốt vào công tác đền ơn đáp nghĩa; thật sự đã trở thành lực lượng không thể thiếu trong công tác này. Cần có cơ chế chính sách phát huy hơn nữa vai trò to lớn của đông đảo quần chúng trong công tác này thông qua các phong trào thi đua yêu nước động viên khen thưởng công minh. Cần phát huy nhân rộng các điển hình tiên tiến sao cho sâu hơn, rộng hơn, kịp thời hơn và hiệu quả hơn. 


Ðiều cần phải khẳng định nữa là Ðảng, Nhà nước ta đánh giá rất cao vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đã có cố gắng góp phần quan trọng vào việc làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước, các phương tiện thông tin đại chúng cần phát huy thành tích đã đạt được làm tốt hơn nữa việc tuyên truyền đường lối chính sách của Ðảng, luật pháp của Nhà nước, đồng thời vận động nhân dân thi đua làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và đền ơn đáp nghĩa (cũng như tích cực tham gia phong trào này). Chúng ta tin rằng với bản lĩnh và truyền thống của mình, các phương tiện thông tin đại chúng sẽ làm tốt hơn rất nhiều công tác này trong thời gian tới. 


Cuối cùng, cần nhấn mạnh một điều là, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các yếu tố trong mục tiêu đó luôn gắn kết hữu cơ với nhau không thể tách rời. Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa thực chất là thực hiện công bằng xã hội bên cạnh việc gìn giữ phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Thực hiện công bằng xã hội sẽ là động lực to lớn để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển tạo nên xã hội: dân giàu, nước mạnh và dân chủ, văn minh. Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa còn là thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.

4 tháng 6 2018

ôm nay ngày bế giảng năm học vừa qua tôi vinh dự được thay mặt học sinh toàn trường lên bục phát biểu. Nhưng hạnh phúc nhất chính là mẹ, người đã luôn chăm sóc tôi bao năm qua. Nhìn thấy mẹ đứng dưới sân trường mỉm cười hạnh phúc tôi biết ơn mẹ vô cùng, tôi chợt nhớ lại câu chuyện đã được đọc, câu chuyện về bàn tay của mẹ như ý nghĩa của câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”.

Câu chuyện kể về một anh sinh viên đã mất bố, mẹ anh là một người phụ nữ hiền lành, phúc hậu đang làm việc cho một tiệm giặt ủi để kiếm tiền nuôi con ăn học. Hằng ngày, bà đem quần áo ở tiệm về nhà giặt đến tận khuya chỉ mong con có tương lai tươi sáng, học hành giỏi giang. Và anh đã không phụ lòng bà vì năm nào, từ lúc học phổ thông đến nghiên cứu sinh sau đại học, anh cũng đều xuất sắc, không anh năm nào anh không hoàn thành vượt bậc.

Rồi đến lúc anh xin việc quản lý ở một công ty, trong buổi  phỏng vấn, ngài giám đốc hỏi anh:

- Anh đã được học bổng của trường nào chưa?

Anh thanh niên trả lời:

 - Thưa, chưa ạ.

Viên giám đốc lại hỏi tiếp:
- Thế cha anh trả học phí cho anh đi học à?
Anh đáp:
- Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí cho tôi học tập
Viên giám đốc lại hỏi:
-Mẹ của anh làm việc ở đâu vậy?
Anh đáp:
- Thưa, mẹ tôi giặt áo quần cho các tiệm giặt là!
Viên giám đốc bảo người thanh niên đưa đôi bàn tay cho mình xem. Anh thanh niên đưa hai bàn tay mịn màng và rất đẹp của mình cho ông giám đốc xem.
Viên giám đốc hỏi:
- Vậy từ trước nay, anh có bao giờ giúp mẹ mình giặt giũ áo quần không?
-"Chưa bao giờ cả bởi mẹ luôn bảo tôi phải lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi nhiều.”Người thanh niên đáp.
Viên giám đốc dặn:
-Tôi có một việc yêu cầu anh làm, anh thực hiện được không ?
- Gì ạ ?
-Hôm nay khi về nhà, anh xin mẹ mình để anh lau sạch bàn tay bà và rồi ngày mai đến gặp tôi nhé .
Người thanh niên cảm thấy công việc này quá dễ và mình có thể làm rất tốt. Nên khi vừa về đến nhà, chàng liền thưa với mẹ để xin mẹ được lau sạch đôi bàn tay của bà. Các bạn biết gì không? Mẹ anh cảm thấy rất ngạc nhiên nhưng vẫn sung sướng và rồi cũng buồn buồn đưa đôi bàn tay mình cho con trai.
Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ. Khi lau, nước mắt bỗng tuôn ràn rụa bỡi đây là lần đầu tiên anh mới khám phá ra rằng trên đôi tay nhăn nheo của mẹ mình đầy những vết chai, sần sùi. Những vết sần này làm bà đau nhức đến rùng mình dù chỉ được lau bằng nước sạch. Lần đầu tiên trong đời, anh thanh niên nhận thức được rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này của mẹ đã giúp anh có cái ăn cái mặc, tiền bạc tiêu xài và trả học phí cho anh đến trường qua nhiều năm rồi.

Những vết chai trên đôi bàn tay của mẹ là cái giá phải trả cho đến ngày anh tốt nghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho cả tương lai sẽ tới của anh.
Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ, anh thanh niên lặng lẽ giúp mẹ giặt hết phần áo quần còn lại mà mẹ anh vẫn làm hằng ngày khi mang từ tiệm về.
Tối đó, hai mẹ con mới chuyện trò với nhau thật là lâu, điều mà từ trước đến giờ họ ít khi làm.
Sáng hôm sau, người thanh niên tới gặp ông giám đốc.
Viên giám đốc để ý thấy những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của người thanh niên, ông hỏi về cảm tưởng của chàng trai sau khi đã thực hiện công việc tối hôm qua. Anh đáp:
- “Thứ nhất, bây giờ tôi mới hiểu thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn. Không có mẹ, tôi không thể có được những thành công được như bây giờ. Thứ hai, qua việc hợp tác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức rằng thật là khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc của mẹ. Thứ ba, tôi biết ơn sự quan trọng và giá trị của quan hệ gia đình.

Thế mới hiểu, cha mẹ đã hi sinh nhiều như thế nào để con cái có được ngày hôm nay. Tôi ngày càng thấm thía hơn câu chuyện này. Mỗi ngày tóc mẹ càng bạc hơn và tôi hiểu rằng tóc mẹ một ngày nào đó cũng sẽ rụng xuống nên tôi trân trọng mỗi ngày có mẹ bên cạnh. Biết ơn mẹ nhiều lắm mẹ ơi, người mẹ tảo tần nuôi chúng con nên người, xin các bạn hãy luôn biết ơn những người sinh ra mình, nuôi dưỡng mình như ông bà đã dạy “ Uống nước nhớ nguồn “.

4 tháng 6 2018

Lên mạng tra đi bạn ,  ko hiểu đâu

4 tháng 6 2018

con người trong con mắt

của con người

TK nhá !!

4 tháng 6 2018

​VỠ ><LÀNH .

VD : CÁI BÁT VỠ >< CÁI BÁT LÀNH.

4 tháng 6 2018

là từ lành

4 tháng 6 2018

con ngưoi trong con mắt của con ngừoi

4 tháng 6 2018

Con gì trong con gì của con gì ?   

Trả lời

Con ngươi nằm trong con mắt của con người.

Hok tốt .

4 tháng 6 2018

 Không biết tự bao giờ tôi đã thích nghe tiếng ve sầu. Có lẽ từ lâu lắm rồi, thời còn học tiểu học, những ngày đầu hè là những ngày tôi thích nghe tiếng ve sầu nhất. Ngồi trong phòng học tôi thả hồn mông lung theo tiếng ve sầu. Cũng vì thích nghe tiếng ve sầu mà có lần tôi đã bị cô giáo phạt quỳ vì cô giáo hỏi mà tôi không nghe.

Tiếng ve sầu cứ ngân nga mãi trong ánh nắng chói chang, dưới bầu trời cao xanh lồng lộng của mùa hè, khiến những chùm hoa phượng vĩ vốn đỏ rực lại càng rực rỡ hơn, khiến bao cô cậu học trò tranh đua học hành chuẩn bị kỳ thi cuối năm và kỳ thi tuyển sinh.

Tiếng ve sầu làm tôi nhớ lại những trưa hè nắng cháy, bọn trẻ chúng tôi tụ tập dưới gốc phượng ở trường làng để hái hoa phượng chơi trò đá gà và tìm bắt ve sầu. Bắt được con ve sầu nào, chúng tôi bỏ ngay vào bao bóng để quan sát xem ve sầu kêu bằng cách nào. Quan sát xong, đứa thì bảo ve sầu kêu bằng miệng, đứa thì bảo tiếng kêu của nó phát ra từ đôi cánh... Chỉ có bấy nhiêu thôi mà chúng tôi cãi cọ la lối om sòm cả một góc sân trường. Cuối cùng chẳng có đứa nào lý giải được. Cũng may lúc đó có thầy giáo dạy môn Sinh vật đi qua, chúng tôi liền nhờ thầy giải thích giùm. Thấy chúng tôi tò mò, thầy ân cần giải thích: "Thực tế ve sầu không kêu bằng miệng. Miệng của nó vốn là một cái ống nhỏ dùng để cắm vào vỏ thân cây để hút nhựa. Tiếng kêu của ve sầu phát ra từ thắt lưng của nó. Ở cạnh bụng của nó có một cái màng giống như màng trống. Chính cái màng này đã phát ra tiếng kêu râm ran thật thú vị suốt cả mùa hè. Và chỉ có ve sầu đực mới kêu được, còn ve sầu cái thì không". Lời giải thích của thầy thật hấp dẫn, bọn trẻ chúng tôi cứ há hốc mồm nghe. Bấy giờ bọn trẻ chúng tôi mới tin là ve sầu phát ra âm thanh từ thắt lưng của nó. Từ hôm đó chúng tôi không còn tìm bắt ve sầu, cũng không tụ tập dưới gốc phượng hái hoa chơi trò đá gà giữa trưa hè nữa.

Tiếng ve sầu còn làm cho tôi nhớ lại những ngày tháng xa nhà, nhất là những ngày hè tham gia đội thanh niên tình nguyện lên vùng cao làm công tác giáo dục. Lúc đó tôi được bố trí ở nhà một bác nông dân ngoài sáu mươi tuổi. Nhà bác sát rừng dương nên suốt ngày chỉ nghe tiếng ve sầu và tiếng xào xạc của rừng dương khi gió thổi qua. Lần đầu tiên xa nhà đến ở nhà bác, tôi không sao ngủ được, nằm thao thức nhìn lên mái nhà, nghe tiếng ve sầu kêu râm ran như một điệu nhạc dài vô tận cứ ru hồn tôi vào giấc ngủ chập chờn. Rồi những trưa hè từ lớp học trở về tôi không ngủ trưa được, tiếng ve sầu râm ran làm tôi nhớ nhà đến ứa nước mắt. Tôi thấy hoàn cảnh nhà bác nông dân này sao giống hoàn cảnh nhà tôi quá. Nhà tôi cũng nghèo như nhà bác nhưng chị em tôi ai cũng học đến nơi đến chốn, còn bác thì con cái không đứa nào biết chữ. Tôi cảm thấy thương cho cha mẹ tôi mà cũng thương cho gia đình bác quá. Tôi nghĩ giá như ngày trước có đội thanh niên tình nguyện như bây giờ thì gia đình bác đâu đến nỗi... Tôi tự nhủ: "Thôi mình sẽ cố gắng giúp các con của bác biết được cái chữ. Ngày đêm tôi miệt mài đem hết trí lực của mình ra dạy cho các con của bác. Sau ba tháng hè, các con của bác đã biết đọc, biết viết. Tôi và bác mừng không thể tả.

Kết thúc đợt công tác, tôi trở về đơn vị cũ, khi chia tay bác tặng tôi một cuốn sổ tay, trên bìa in một chú ve sầu đang ca hát.

Từ đó trở đi tôi không còn thời gian để nghe tiếng ve sầu nữa. Hôm nay con trai của tôi bắt được con ve sầu đem về hỏi tôi: "Ba ơi! Ve sầu kêu bằng gì?". Câu hỏi ấy làm sống dậy trong tôi bao hoài niệm của một thời thơ ấu đã qua. Cái thời mơ mộng thả hồn theo tiếng ve sầu. Tôi lại giải thích cho con tôi bằng chính những điều đã học được từ thầy giáo dạy Sinh năm nào. Và tôi cũng không quên dặn các con không được trèo lên cây bắt ve sầu.

4 tháng 6 2018

 Không biết tự bao giờ tôi đã thích nghe tiếng ve sầu. Có lẽ từ lâu lắm rồi, thời còn học tiểu học, những ngày đầu hè là những ngày tôi thích nghe tiếng ve sầu nhất. Ngồi trong phòng học tôi thả hồn mông lung theo tiếng ve sầu. Cũng vì thích nghe tiếng ve sầu mà có lần tôi đã bị cô giáo phạt quỳ vì cô giáo hỏi mà tôi không nghe.

Tiếng ve sầu cứ ngân nga mãi trong ánh nắng chói chang, dưới bầu trời cao xanh lồng lộng của mùa hè, khiến những chùm hoa phượng vĩ vốn đỏ rực lại càng rực rỡ hơn, khiến bao cô cậu học trò tranh đua học hành chuẩn bị kỳ thi cuối năm và kỳ thi tuyển sinh.

Tiếng ve sầu làm tôi nhớ lại những trưa hè nắng cháy, bọn trẻ chúng tôi tụ tập dưới gốc phượng ở trường làng để hái hoa phượng chơi trò đá gà và tìm bắt ve sầu. Bắt được con ve sầu nào, chúng tôi bỏ ngay vào bao bóng để quan sát xem ve sầu kêu bằng cách nào. Quan sát xong, đứa thì bảo ve sầu kêu bằng miệng, đứa thì bảo tiếng kêu của nó phát ra từ đôi cánh... Chỉ có bấy nhiêu thôi mà chúng tôi cãi cọ la lối om sòm cả một góc sân trường. Cuối cùng chẳng có đứa nào lý giải được. Cũng may lúc đó có thầy giáo dạy môn Sinh vật đi qua, chúng tôi liền nhờ thầy giải thích giùm. Thấy chúng tôi tò mò, thầy ân cần giải thích: "Thực tế ve sầu không kêu bằng miệng. Miệng của nó vốn là một cái ống nhỏ dùng để cắm vào vỏ thân cây để hút nhựa. Tiếng kêu của ve sầu phát ra từ thắt lưng của nó. Ở cạnh bụng của nó có một cái màng giống như màng trống. Chính cái màng này đã phát ra tiếng kêu râm ran thật thú vị suốt cả mùa hè. Và chỉ có ve sầu đực mới kêu được, còn ve sầu cái thì không". Lời giải thích của thầy thật hấp dẫn, bọn trẻ chúng tôi cứ há hốc mồm nghe. Bấy giờ bọn trẻ chúng tôi mới tin là ve sầu phát ra âm thanh từ thắt lưng của nó. Từ hôm đó chúng tôi không còn tìm bắt ve sầu, cũng không tụ tập dưới gốc phượng hái hoa chơi trò đá gà giữa trưa hè nữa.

ết thúc đợt công tác, tôi trở về đơn vị cũ, khi chia tay bác tặng tôi một cuốn sổ tay, trên bìa in một chú ve sầu đang ca hát.

Từ đó trở đi tôi không còn thời gian để nghe tiếng ve sầu nữa. Hôm nay con trai của tôi bắt được con ve sầu đem về hỏi tôi: "Ba ơi! Ve sầu kêu bằng gì?". Câu hỏi ấy làm sống dậy trong tôi bao hoài niệm của một thời thơ ấu đã qua. Cái thời mơ mộng thả hồn theo tiếng ve sầu. Tôi lại giải thích cho con tôi bằng chính những điều đã học được từ thầy giáo dạy Sinh năm nào. Và tôi cũng không quên dặn các con không được trèo lên cây bắt ve sầu.

4 tháng 6 2018

trả lời:

khoản trái nghĩa với mau

4 tháng 6 2018

Mik nghĩ cặp từ đó là khoan- mau đó bạn

~~Học tốt nha~~