K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 6 2018

Câu văn trên dùng cách nói so sánh. Tớ hình dung được rừng đang rất sinh động nhờ biện pháp so sánh.

Tk nhé!    (^O^)

1.Em hãy quan sát lược đồ sau đây và thực hiện hai yêu cầu sau : a) Ghi các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 vào vị trí các thành phố trên lược đồ, cụ thể :                 1. Hà Nội                                                                                   2. Hải Phòng.              3. Huế                                                                                        4. Đà Nẵng.                5. Đà Lạt      ...
Đọc tiếp

1.Em hãy quan sát lược đồ sau đây và thực hiện hai yêu cầu sau : 

a) Ghi các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 vào vị trí các thành phố trên lược đồ, cụ thể : 

                1. Hà Nội                                                                                   2. Hải Phòng.

              3. Huế                                                                                        4. Đà Nẵng.

                5. Đà Lạt                                                                                     6. Tp. Hồ Chí Minh

                  7. Cần Thơ.

b) Tìm điểm đầu, điểm cuối của quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam trên lược đồ.( 2 dòng )

1
29 tháng 6 2018

Lược đồ đâu nhỉ?

25 tháng 6 2018

“ Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre…”

Câu hát ngân nga mang đậm hồn quê gợi nhớ về vùng đất Bến Tre, quê hương của đồng khởi. Nhắc đến Bến Tre, người ta liên tưởng đến một vùng quê thanh bình với cây lành trái ngọt. Đặc biệt, có một loài cây gắn bó quanh năm, gắn bó cả cuộc đời với người dân Bến Tre – cây dừa. Đi khắp Bến Tre, nơi đâu ta cũng gặp bóng râm của những hàng dừa mát rượi. Hầu như nhà nào cũng trồng dừa. Cây dừa biểu tưởng của cây trái ở Bến Tre cũng như cây chè của Bảo Lộc, Thái Nguyên, cây cà phê ở Buôn Mê Thuộc hay cây cọ ở vùng quê sông Thao. Khác với cây dừa ở các tỉnh khác được mọc ở vùng đồng bằng, dọc bờ biến hay ven những triền cát trắng, cây dừa Bến Tre mọc dài trên ba cù lao lớn, cù lao Minh, cù lao Bảo và cù lao An Hóa. Vì vậy, cây dừa Bến Tre quanh năm được phù sa của các nhánh sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai, Cổ Chiên bồi đắp nên lúc nào cũng xanh tươi đầy sức sống. Cây dừa Bến Tre có rất nhiều chủng loại. Dừa ta hay còn gọi là dừa bị trái to, cơm dày, dừa xiêm trái nhỏ nước ngọt và thanh, dừa lửa có vỏ bên ngoài vàng cháy, dừa dâu trái thon nhỏ dần ở hai đầu như hình dáng quả dâu. Ngoài ra còn có một số loại khác như: dừa Tam Quan, dừa cỏ, dừa dứa, dừa nhiếm, dưa éo… riêng dừa sáp chỉ mọc được ở Trà Vinh và trở thành đặc sản của vùng đất này.

Có lẽ trong tất cả các loại cây trái ở Việt Nam, cây dừa là một loại cây cống hiến cả cuộc đời mình cho con người. Không một chi tiết nào trên thân dừa lại không có chỗ dùng. Rễ dừa dùng để làm chất đốt, có nơi còn làm thuốc nhuộm. Lá dừa dùng để lợp nhà, gói bánh dừa, tàu dừa chặt ngắn lá dùng để trang trí nhà rạp, cổng hoa trong những tiệc cưới ở làng quê. Lá dừa khô được bó lại thành cây làm đuốc soi đường trong những vùng sâu thiếu thốn ánh đèn phố thị. Sống lá dùng để đan những giỏ hoa giỏ đựng trái cây trông rất thanh mảnh và trang trọng.

Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hay sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hay làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn độc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.

Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nước giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hay làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hay làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hay bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.

Hiện nay, các mặt hàng làm từ cây dừa không chỉ phát triển trong nước mà còn được mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Kẹo dừa Bến Tre được xuất khẩu nhiều nhất qua trung Quốc.

Đi về Bến Tre, chỉ cần qua khỏi phà Rạch Miễu ta sẽ đi giữa bạt ngàn màu xanh của dừa. Những buổi trưa oi bức, chỉ cần mắc võng học bài dưới gốc dừa, bên cạnh bờ ao, hay đưa mắt nhìn bầu trời xanh đung đưa qua kẽ lá, nghe tiếng cá nhảy, đớp mồi dưới ao chúng ta bỗng thấy cuộc đời đẹp biết bao. Cuộc sống của người dân Bến Tre gắn liền với cây dừa từ bao đời nay. Ngôi nhà của họ cũng ẩn hiện dưới bóng râm mát rượi của hàng dừa, lúc khát nước uống trái dừa ngọt lịm … Không biết đã có bao nhà thơ đã dệt nên những vần thơ đẹp về cây dừa ở Bến Tre. Trong đó bài thơ của nhà thơ Kiên Giang làm em thích thú nhất:

“ Khi yêu yêu lắm dừa ơi

Cả trời cả đất cả người Bến TreBóng dừa râm mát lối quêNgười ơi! tui tưởng lối về cung tiên…”

Trong tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn. Nhưng những giá trị tinh thần vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với người dân Bến Tre như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.

Thuyết minh về Cây dừa – Bài số 3

“Dừa xanh đứng sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thủy chung”.

Từ lâu, cây dừa đã trở thành loài cây thân quen của làng quê Việt Nam, gắn bó với đời sống con người thủy chung, son sắt, trước sau nghĩa tình.

Có nhiều loại dừa: dừa cao và dừa lùn.

* Dừa lùn (dừa kiểng) thường được trồng làm cảnh trong gia đình hoặc khu vui chơi công cộng.
Dừa cao gồm: dừa xiêm, dừa dứa, dừa sáp,…. Mỗi cây dừa đều gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái.

Thân dừa cao có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm, cây dừa khỏe cao đến 25m. Còn thân dừa lùn (dừa kiểng) có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra.

Lá dừa có màu xanh, gồm nhiều tàu, khi héo có màu hơi nâu. Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thành chùm.

Quả dừa phát triển từ hoa dừa, có lớp vỏ dày bên ngoài, cơm dừa trắng bên trong. Mỗi cây dừa có nhiều buồng dừa, mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái.

Dừa có nhiều công dụng. Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.

Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Thân dừa làm cột nhà, làm cầu bắc qua sông rạch, làm máng dẫn nước trên đồng ruộng, làm đũa, vá xới cơm,… Lá dừa không chỉ dùng lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời. Hoa dừa ở thôn quê thường dùng để trang trí cho cổng chào đám cưới, đám hỏi, để cúng trên bàn thờ. Gáo dừa dùng để đun nấu, làm than hoạt tính. Ngoài ra chúng còn được tạo thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đẹp: nút áo quần, những chú khỉ làm trò, những con công xòe đuôi, những đôi chim quấn quýt, những chiếc xe ngựa cổ xưa,… được khách du lịch rất ưa chuộng.

Có thể thấy điều này qua các bức tranh dân gian Đông Hồ hoặc các lễ hội hái dừa ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Trái dừa luôn có mặt trong mâm ngũ quả thờ cúng trong ngày Tết cổ truyền.

Có thể nói, dừa đã đi vào đời sống con người Việt Nam từ xa xưa, rất dân dã, mộc mạc. Tuổi thơ còn gì thú vị hơn những buổi trưa hè mắc võng dưới tán lá mát rượi, nghe tiếng lá dừa xào xạc gọi nhau, rồi được thưởng thức những trái dừa ngọt lịm, các trò chơi kéo tàu dừa, lấy lá dừa làm kèn, làm thành những con châu chấu, cào cào rất dễ thương,… Lớn lên thì vườn dừa trở thành chốn hẹn hò của các đôi nam thanh nữ tú.

Và đặc biệt, dừa đã đi vào văn chương Việt Nam, là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi sĩ:

“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”
(Dừa ơi)

“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió
Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”
(Dáng đứng Bến Tre)

Có thể nói, dừa được ví như một hiện thân của con người Việt Nam bất khuất, kiên cường và anh dũng, sẵn sàng đối mặt với mọi gian lao, giữ vững cơ nghiệp ngàn năm của ông cha để lại. Xin được mượn câu thơ sau của nhà thơ Lê Anh Xuân để kết cho bài viết này:

"Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương"

Thuyết minh về Cây dừa – Bài số 4

"Dừa bi thương dừa không cúi xuống
Vẫn ngẩng lên ca hát giữa trời
Nếu ngã xuống dừa ơi không uổng
Dừa lại đứng lên thân dựng pháo đài."
(Dừa ơi, Lê Anh Xuân)

Mấy dòng trên chắc đủ để bạn biết tôi là ai rồi chứ gì? Nhắc đến tên tôi là nhắc đến vùng đất Bến Tre. Đúng vậy! Tôi chính là Dừa. Tôi là một loài cây trong họ Cau với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm. Lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân. khi các lá của tôi già và rụng thì sẽ để lại vết sẹo trên thân.

Nguồn gốc của tôi là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng tôi có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á, trong khi những người khác cho rằng nguồn gốc của tôi ở tận miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của chính mình, tôi đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu. Quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng tôi được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.

Tôi phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm). Điều này giúp tôi trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao tôi rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Phải nói rằng, tôi rất khó có thể tồn tại và phát triển trong các khu vực khô cằn.

Hoa của tôi là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Tôi ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng tôi là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.

Về mặt thực vật học, quả của tôi là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt. Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi tôi là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà tôi có một cái tên khoa học là Cocos Nucifera đấy! Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột.

Khi quả của tôi còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì tôi sẽ tự rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút.

Để lấy nước quả của tôi cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả của tôi có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ nó bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa. Trên quả đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất – như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.

Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi… phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thế quả sẽ ít bị hư hại khi rụng. Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có thể gây thương vong cho người. Đây là chủ đề của bài báo ấn hành năm 1984 và đã được trao giải Ig Nobel năm 2001. Số lượng tử vong do dừa rơi được dùng để so sánh với số lượng các vụ tấn công của cá mập, với kết quả đưa ra là người ta bị chết do dừa rụng nhiều hơn là do bị cá mập tấn công. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào cho thấy người ta bị tử vong theo kiểu này. [1] Tuy nhiên, William Wyatt Gill, một nhà truyền giáo của Hiệp hội truyền giáo London (LMS) tới Mangaia đã ghi lại một chuyện trong đó Kaiara, người thiếp yêu của vua Tetui, đã bị chết do một quả dừa non bị rụng. Cây "tội phạm" này đã bị chặt bỏ ngay lập tức. Điều này xảy ra vào khoảng năm 1777, cùng thời gian viếng thăm của thuyền trưởng Cook.

Hoa dừa Tại một số khu vực trên thế giới, những con khỉ đã huấn luyện được dùng vào việc hái dừa. Các trường huấn luyện khỉ vẫn tồn tại ở miền nam Thái Lan. Các cuộc thi được tổ chức hàng năm để tìm ra con khỉ hái dừa nhanh nhất.

Tại Việt Nam, tôi được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ dừa". Và tôi đã trở thành biếu tượng tại vùng đất nơi đây.

26 tháng 6 2018

tự tìm trn google đi bn

nếu có trả lời cx chỉ coppy trên google thôi 

good luck

Meo! Meo! Meo!” Vừa về tới nhà, chú Bông Bông đã quấn lấy chân em mừng rỡ ra mặt. Đó là chú mèo ba xin được ở trong nhà một người bạn thân năm em tròn tám tuổi.

Chú mèo có bộ lông trắng muốt nên em đặt tên cho nó là Bông Bông. Khi mới đưa về chú chỉ to bằng chai nước suối Lavie loại nhỏ. Một năm sau chú đã to bằng chiếc bình thủy Rạng Đông. Bông Bông có cái đầu tròn xoe ngộ nghĩnh to bằng quả bóng nhựa của em. Đôi tai rất thính. Chỉ một tiếng động nhỏ chú cũng phát hiện được nó phát ra từ hướng nào. Đôi mắt của chú tròn vành vạnh và trong xanh như màu nước biển. Cái mũi thì nhỏ xíu phơn phớt màu hồng lúc nào cũng ươn ướt như người bị sổ mũi. Hai bên mép là bộ ria trắng như cước vểnh lên mỗi khi đánh hơi thấy con mồi. Thân hình chú dài, thon thả và mềm mại như các diễn viên xiếc. Mỗi khi chú vươn vai, cải đuôi cong lên như hình một dấu ngã. Bộ lông thì dày, mịn, nhuyễn như nhung. Bàn chân phía dưới có nệm thịt dày màu hồng nhạt, giúp chú di chuyển nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Ngón chân có móng dài sắc ngọt. Những lúc vui chú cào cào vào người, em cảm giác nhồn nhột.

Ban ngày, chú như một cậu ấm hiền lành và thích nhõng nhẽo. Nhưng khi đêm xuống, chú như một trinh sát lành nghề nhanh nhẹn và hoạt bát vô cùng. Chú thường đi vòng trong nhà rồi dừng lại ở những chỗ mà chú nghi là lũ chuột thường hay thăm viếng.

Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng, mắt lim dim nhìn những áng mây trắng như bông lững lờ trôi trên nền trời xanh cao vời vợi, thật đáng yêu. Có lúc chú giơ chân lên miệng liếm liếm rồi ngồi xổm dậy, quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa.

Em rất quý Mèo Bông Bông vì từ khi có chú, em như có thêm một người bạn luôn ở cạnh. Và điều đáng mừng hơn cả là lũ chuột tự nhiên biến đi đâu mất. Nó đúng là một con vật hữu ích, đáng yêu, đáng quý.

25 tháng 6 2018

                           Bài làm

"Meo…Meo…" đấy là tiếng kêu nũng nĩu của cô mèo Mi Mi nhà em, mỗi khi em đi học về. Cô là món quà em thích nhất trong ngày sinh nhật do mẹ tặng.

Mi mi có thân mình mềm mại, bộ lông với 3 màu: trắng toát, lẫn vàng óng và lấm tấm. Đó cũng là chiếc áo ấm che chở Mi Mi khi trời rét.

Đầu Mi Mi tròn như quả cam. Hai tai vểnh lên luôn nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt cô tròn, to, trong suốt như thuỷ tinh. Chiếc mũi nho nhỏ, phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt. Lơ thơ hai bên là mép cong, ria trắng như cước.

Miệng Mi Mi bình thường trông rất nhỏ và dễ thương làm sao. Thế mà mỗi khi cô ngáp, những chiếc răng sắc nhọn chìa ra trông thật dễ sợ! Và đó là vũ khí lợi hại của cô để bắt mồi. Đặc biệt, dưới chân cô là những móng vuốt sắc nhọn. Cô có cái đuôi trắng mịn màng luôn ngoe nguẩy lên xuống làm tăng thêm nét uyển chuyển cho cô. Mỗi lần Mi Mi bước đi, cô giống như một "tiểu thư đài các', lúc đó những anh chàng mèo như bị cưa đổ, luôn vây quanh "nàng công chúa xinh đẹp này".

Nhớ lúc cô mới về, cứ nép vào thành ghế, nét mặt sợ sệt, mắt tròn xoe, nhìn mọi người với nét mặt xa lạ… Dần dần, Mi Mi quen tất cả mọi người trong nhà, nhưng em là người cô quấn quýt nhiều nhất. Mỗi bữa ăn, em là người dọn bữa cho cô. Trừ những lúc đói quá, còn bình thường cô chỉ đứng xa mà nhìn bát cơm, đợi em mời rồi mới rón rén bước tới. Cô ăn nhè nhẹ khoan thai, ăn dần từng miếng từ ngoài vào trong. Chao ôi! Thế mà mỗi khi cô bắt chuột thì trông Mi Mi thật dữ dằn. Con chuột nào mà gặp cô thì thật xấu số.

Mi Mi nhà em rất thích chơi bóng. Mỗi khi em thảy bóng cho Mi Mi, cô chạy lại và vờn rất khéo. Thoắt cái cô đã ở gầm bàn. Nhìn cô nhảy thật nhịp nhàng, uyển chuyển giống như một diện viên xiếc nhào lộn chuyên nghiệp. Mỗi chiều, Mi Mi nằm úp người xuống sưởi nắng bên cửa sổ đợi em đi học về. Nhìn từ xa, thấy em về, Mi Mi chạy ra cửa, đôi mắt xanh ánh lên, cái miệng xinh xinh chìa ra kêu "meo…meo…". Cái đầu của cô cứ dụi dụi vào chân em như đòi em vuốt ve bộ lông mềm mại của nó. Mi Mi đã trở thành người bạn thân thiết của em. Mỗi khi gặp chuyện buồn, em lại tâm sự với cô và được đáp lại bằng tiếng kêu:"meo…meo…". Tuy không nói nên lời, nhưng lời an ủi của cô cũng đủ làm cho em vui.

Cả nhà em, ai cũng yêu quý Mi Mi. Nó đúng là một món quà đầy ý nghĩa. Mi Mi đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình em.

25 tháng 6 2018

                             Trả lời :

- Đọc truyện bánh chưng, bánh giầy, em thích nhất chi tiết là Lang Liêu được thần báo mộng:
Vì Lang Liêu rất nhanh trí hiểu được ý của thần, đồng thời chàng cũng sáng tạo lấy đậu xanh cho bánh miếng bánh có màu đẹp, lạ mắt, rồi chàng lấy thịt lợn làm nhân, lấy lá dong trong vườn gói thành hình vuông (gọi là bánh chưng), cùng một loại gạo nếp ấy, chàng đồ lên giã nhuyễn tạo thành hình tròn (gọi là bánh giầy).

25 tháng 6 2018

Đọc truyện bánh chưng bánh giầy, em thích nhất chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng bảo lấy gạo làm bánh. Vì :

Trả lời:

Đọc truyện bánh chưng bánh giầy, em thích nhất chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng bảo lấy gạo làm bánh. Vì : Chi tiết này thường gặp trong truyện dân gian, thể hiện mong ước của nhân dân lao động ở hiền gặp lành, khi gặp khó khăn luôn nhận được sự giúp đỡ

Hok tốt

25 tháng 6 2018

Đi qua cuộc đời mỗi người, ta sẽ gặp những người mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, cô giáo năm lớp năm của tôi là người khiến tôi khó có thể quên được, đặc biệt là mỗi giờ giảng bài trên lớp của cô.

Cô giáo tôi có dáng hình cân đối, hơi thon gầy với một làn da trắng và mái tóc đen, dài , óng mượt luôn để xõa qua vai. Mỗi ngày đến lớp, cô đều mặc những chiếc áo dài thướt tha, làm tôn lên nét duyên dáng, dịu dàng của cô. Nhắc đến cô giáo tôi, tôi sẽ không thể nào không nhớ đến những tiết học đầy bổ ích và lí thú của cô. Cô là giáo viên chủ nhiệm, kiêm giáo viên dạy bộ môn Tiếng Việt của lớp. Mỗi ngày khi tiếng trống báo hiệu tiết học vang lên, cô bước vào lớp, tà áo dài bay nhè nhẹ theo từng nhịp bước chân, nở nụ cười tươi , rạng rỡ chào cả lớp và bắt đầu tiết học. Cô nhẹ nhàng viết lên bảng tên đề bài, từng nét chữ của cô mềm mại như rồng múa phượng bay khiến chúng tôi nhìn mãi không thôi.
Trong quá trình giảng bài, cả lớp tôi đều bị thu hút vào từng câu chuyện, từng lĩnh vực kiến thức mà cô đưa ra bởi giọng nói cô dịu dàng mà êm ái quá! Giọng nói như được chắt ra từ tất cả những sự tận tâm, nhiệt huyết trong tim. Cô đứng trên bục giảng, bước đi nhẹ nhàng, nhập tâm vào bài giảng của mình, thi thoảng, ánh mắt cô lại hướng về những học sinh của mình bên dưới bằng cái nhìn trìu mến, đầy tình yêu thương như muốn chúng tôi khắc sâu kiến thức vào bên trong. Đôi khi trên gương mặt trái xoan của cô lại xuất hiện những giọt mồ hôi lấm tấm nhưng cô vẫn say sưa trong từng lời nói của mình. Có những lúc cô lại ân cần đi xuống bên dưới, đi qua các dãy bàn học xem chúng tôi viết bài, làm bài tập. Cô tỉ mỉ chỉ cho chúng tôi những chỗ chưa đúng và khen ngợi khi chúng tôi hoàn thành bài tập. Cô luôn sẵn sàng trả lời những câu hỏi, những thắc mắc của chúng tôi, giải đáp nó một cách đầy đủ và dễ hiểu.

Trong mỗi tiết học, bên cạnh việc giảng bài học, cô còn kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện bên lề, những mẩu chuyện vui để giải trí, để chúng tôi không cảm thấy nhàm chán trong giờ học và có một tinh thần vui vẻ, sảng khoái. Mỗi khi tiết học kết thúc, cô thường tổng kết lại bài học hôm đó và dặn dò chúng tôi một cách tỉ mỉ. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười tươi trên môi và ra về. Sau mỗi tiết học của cô, tôi như biết thêm được nhiều điểu mới mẻ, được truyền đạt những kiến thức hay và bổ ích. Cô không chỉ tận tụy khi giảng bài mà còn tận tâm với học trò của mình.

Những giờ học của cô đều rất lí thú và tràn đầy niềm vui. Tôi luôn trông chờ vào mỗi ngày được học cô, được nghe cô giảng bài. Hình ảnh người cô giáo ấy đứng trên bục giảng có lẽ sẽ khiến tôi không thể nào quên được.

25 tháng 6 2018

Trong các môn học em yêu thích nhất là môn văn, bởi môn văn có thể cho ta diễn tả được cảm xúc của mình với con người và mọi vật xung quanh, môn văn cho ta thêm yêu gia đình làng quê, thầy cô, bè bạn. Và một điều khiến em thích học môn văn nữa là do cô giáo dạy văn của em giảng bài rất lôi cuốn học sinh, cô rất yêu thương chúng em.

Cô Năm giáo dạy Văn của em năm nay chừng ba mươi tuổi, dáng người cô cao gầy. Khi giảng bài cô luôn đi đi lại lại trên bục giảng, cử chỉ và lời nói của cô luôn thu hút sự chú ý của học trò chúng em. Cô thường xuyên đến bên học sinh để kiểm tra việc ghi chép bài. Đôi mắt cô điềm tĩnh, nghiêm nghị nhưng luôn nhìn học sinh bằng cái nhìn trìu mến, thương yêu. Khuôn mặt cô phúc hậu tràn đầy tình thương yêu và luôn nở nụ cười trên môi. 
Hôm nay cô dạy Văn, sau khi viết tiêu đề lên bảng cô dịu dàng hướng dẫn chúng em đọc bài, giải thích cho chúng em những câu khó hiểu trong bài. Hàng ngày mỗi khi cô giảng bài, cô đều rất tận tình với học sinh, những bài văn hôm nay là bài khó nên cô kiên nhẫn giảng bài hơn. Hôm nay, cô rất khác với mọi ngày, cô nói đây là một văn bản khó, cảm xúc của nhân vật trữ tình rất phức tạp, bản thân văn bản sử dụng những thủ pháp nghệ thuật rất tinh tế nên cô yêu cầu chúng em chăm chú lắng nghe, ghi chép và xây dựng bài. Trong khi dạy, mỗi khi có bạn học sinh phát biểu cô lại khẽ chau mày tập trung lắng nghe. Nghe xong, cô mỉm cười để giảng giải cho cả lớp. Thỉnh thoảng cô dừng lại một chút để nhìn những học trò ngoan ngoãn đang chăm chú nghe giảng. Cô say sưa giảng cặn kẽ không bỏ qua một chi tiết nào dù là nhỏ nhất. Đến những chi tiết khó, cô thường lên giọng để nhấn mạnh và để gây sự chú ý. Dường như cô muốn truyền toàn linh hồn của những con chữ trong bài thơ cho chúng em. Cả lớp ai nấy đều im lặng nghe từng lời từng chữ cô giảng giải. Trong những môn học khác, một số bạn còn chơi trò chơi trong giờ, riêng môn văn thì bạn nào cũng như đang nuốt từng lời cô giảng. Cô đi lại nhìn học trò thương yêu của mình đang ghi chép và còn chỉ ra những lỗi sai cho học sinh.

Rất nhiều bạn trong lớp trước kia không thích học văn nhưng từ khi cô về dạy văn cho lớp em, bạn nào cũng yêu thích môn văn, chăm học văn hơn. Cuối kỳ thi, điểm môn văn của lớp em cao nhất toàn trường. Còn riêng em thì được chọn vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi để dự kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện. Phải thú nhận rằng nhờ công ơn dạy bảo của cô mà chúng tôi tìm thấy niềm vui khi học môn văn, chúng tôi biết được cách ứng xử trong cuộc đời cho hợp tình hợp lý.

Bây giờ đây tôi không còn được học cô giáo dạy văn kính yêu của tôi nữa, vì tôi đã lên lớp lớn hơn, nhưng nhờ sự nhiệt tình cũng như tình yêu học sinh của cô tôi đã yêu thích môn văn và trở thành học sinh giỏi văn trong nhiều năm liền. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để đền đáp công ơn của cô.

Bài nè!!!Mà mh bảo pn lên google là có bao nhiêu lun í . Tk mh nha pn !!!

~ HOK TỐT ~

25 tháng 6 2018

Vườn quốc gia Cúc Phương trải dài trên 3 tỉnh nào ?

A . Huế , Cần Thơ , Hòa Bình

B . Hòa Bình , Ninh Bình , Thanh Hóa.

C. Cần Thơ , Cà Mau , Nghệ An

D . Thanh Hóa , Đà Nẵng , Ninh Bình

đáp số B

25 tháng 6 2018

hòa bình, ninh bình, thanh hóa nha bn 

^_^

25 tháng 6 2018

how to kết bạn

25 tháng 6 2018

Bạn treo máy cho đỡ sợ

29 tháng 6 2018

mình nè ok 

25 tháng 6 2018

Tuổi học trò là tuổi của áo trắng, của tiếng trống trường và cả tuổi đỏ rực của hoa phương. Từ lâu, cây phượng đã là một trong những biểu tượng của tuổi trẻ – của các cô câu học sinh. Ở sân trường em cũng có một cây phượng vĩ rất lớn. Cô giáo chủ nhiệm của chúng em kể cây đã được 50 tuổi, cây được trồng từ ngày thành lập trường.Thân cây to, xù xì. Cây phượng có tán rộng, che mát một vùng sân trường. Lá phượng nhỏ, xanh khi nào có gió, những là già rụng xuống cứ như một trận mưa tuyết vậy nhìn rất đẹp. Hoa phượng thì đỏ tươi, em rất thích nhặt những bông hoa phượng rụng để kẹp vào nhật kí. Khéo léo một chút,có thể biến bông hoa phượng thành một chú bươm bướm dễ thương rồi. Phượng còn có cả quả nữa, quả phượng nhìn giống quả đỗ nhưng to hơn nhiều, vỏ quả quả cứng, màu đen, dài khoảng 30cm. Hàng ngày, em thường cùng các bạn ngồi dưới gốc phượng đọc truyện vào mỗi giờ ra chơi. Chúng em còn nhảy dây, đá cầu mà không lo bị nắng. Cây phượng đã chứng bao nhiêu kỉ niệm khó quên của tuổi thơ em, em sẽ luôn nhớ đến cái gốc phượng yêu dấu ấy

25 tháng 6 2018

Ở sân trường em trống rất nhiều cây bóng mát, nào là cây bàng, cây đa.Nhưng đối với em đẹp và lộng lấy nhất vẫn là cây phượng vĩ, ở giữa sân trường.

Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ màu xanh đốm đỏ. Thân cây màu nâu sẫm, xù xì đẫm những u bướu. Lại gần, em thấy những chiế rẽ ngoằn ngoèo như đang uốn lượn trên mặt đất. Lá phượng thay đổi theo từng mùa trong năm.Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành khẳng khiu như những bàn tay gân guốc đang ngửa xin chút gì của thời gian. Xuân sang, những giọt mưa phùn đã đánh thức các mầm non bé xíu. Chỉ sau một đêm, phợng đã khoác lên mình một chiếc áo mới màu xanh tuyệt đẹp. Từ lúc lá mơn mởn đến lúc kết nụ chẳng lâu là mấy. Nụ phượng đẹp lắm: bé bé xinh xinh như các cúc áo kết từng chùm trắng xoá. Xuân qua, hè về, phượng bắt đầu nở hoa. Mỗi bông phượng có năm cánh mỏng, màu đỏ rực. Hoa phượng có mùi hương chẳng giống loài hoa nào, một mùi hương mà chỉ đám học trò chúng em mới hiểu. Vào những ngày hè oi bức, còn gì thú vị hơn khi được vui đùa cùng đám bạn dưới gốc cây râm mát này cơ chứ! 

Chúng em thường kể cho nhau nghe những câu chuyện tuổi học trò.Mấy đứa nghịch ngợm thìlấy nhị phượng chơichọi gà, đứa thì thách những cánh phượng làm thành chú bướm xinh ép vào trang vở. Cây phượng đẹp nhất vào tháng năm, lúc đó cả cây phượng nở tung ra một màu đỏ rực thắm giữa bầu trời xanh thoáng đãng. Khi ấy, phượng mang một sắc thái thật kiêu sa, dễ thương. Chúng em ngước nhìn lên cây phượng, bỗng thốt lên một câu:

Ôi! Đẹp quá! Đẹp quá! Hết mùa hoa phượng tàn dần, những cánh phượng rơi lả tả, lúc ấy cả sân trường tựa như trải lê tấm thảm nhung khổng lồ màu đỏ. Trên những cành phượng đã xuất hiện những quả phượng dài như quả bồ kết, khẽ đung đưa trước gi