Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết: Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh SVIP
VIẾT: QUAN SÁT, TÌM Ý CHO BÀI VĂN TẢ PHONG CẢNH
1. Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:
Trăng lên
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xoá.
Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thuỷ tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.
Theo Thạch Lam
c. Dưới ánh trăng, tác giả quan sát được những sự vật nào? Mỗi sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
e. Tìm hình ảnh so sánh trong bài văn và nêu tác dụng của những hình ảnh đó.
2. Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được.
Gợi ý: Học sinh dựa vào gợi ý và ví dụ để tự mình ghi lại cảnh đẹp muốn miêu tả.
a. Em đã quan sát cảnh đẹp nào?
Ví dụ: Em đã quan sát cánh đồng lúa ở quê em.
b. Em đã quan sát cảnh đẹp đó vào lúc nào?
– Một thời điểm trong ngày.
– Các thời điểm khác nhau.
– ?
Ví dụ: Quan sát cảnh đồng lúa vào mùa gặt, cụ thể là các thời điểm khác nhau như trước khi cánh đồng lúa chưa được gặt, khi cánh đồng lúa đang ở mùa gặt và sau khi cánh đồng lúa được gặt xong.
c. Em đã quan sát theo trình tự nào?
– Từ xa đến gần.
– Từ ngoài vào trong.
– Từ trên xuống dưới.
– ?
Ví dụ: Quan sát theo trình tự từ trên xuống dưới. Có thể kết hợp cái nhìn tổng quát ở trên cao sau đó miêu tả từng cảnh nhỏ một cách chi tiết.
d. Em đã sử dụng những giác quan nào để quan sát?
Ví dụ:
+ Thị giác – thấy vẻ đẹp của lúa và những cảnh vật khác, hoạt động của con người,…
+ Khứu giác – ngửi được mùi hương lúa chín thơm.
+ Thính giác – nghe thấy âm thanh tiếng gặt lúa, tiếng nông dân nói chuyện, chim hót,…
e. Ở mỗi vị trí hoặc thời điểm quan sát, cảnh vật có những đặc điểm gì nổi bật?
Ví dụ:
Học sinh thử tưởng tượng về cảnh đồng lúa vào mùa gặt và chọn các hình ảnh phù hợp.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây