Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học SVIP
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
I. Tri thức ngữ văn
1. Khái niệm
2. Yêu cầu đối với kiểu văn bản
- Về nội dung: Nêu được chủ đề, nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
Ví dụ: Hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ (đối với văn bản thơ); tình huống, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể (đối với văn bản truyện),..
- Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.
- Về bố cục bài viết cần đảm bảo:
-
Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả,..), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
-
Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.
-
Kết bài: Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.
II. Hướng dẫn phân tích bài viết tham khảo
Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)
III. Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Bài văn phân tích tác phẩm văn học nào?
- Bài văn phân tích tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam.
Câu 2: Phần mở bài nêu những nội dung gì?
- Phần mở bài:
+ Giới thiệu tác phẩm, tác giả.
+ Khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm.
Câu 3: Phần thân bài có mấy luận điểm? Người viết đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
Phần thân bài có 2 luận điểm:
- Luận điểm 1: Chủ đề truyện
+ Tình người thể hiện trong cảnh những đứa trẻ chơi đùa vui vẻ, không phân biệt hoàn cảnh giàu nghèo.
- Luận điểm 2: Đặc sắc nghệ thuật
+ Cốt tuyện và tình huống truyện: Sự việc hai đứa trẻ nhà khá giả động lòng thương, mang cho một người bạn khó khăn chiếc áo mùa rét rất bình dị, tự nhiên, không phải là những xung đột gay gắt, hay sự việc lì kì.
+ Miêu tả nội tâm nhân vật:
Sơn cảm nhận được những biến chuyển nhỏ nhất của thiên nhiên: “chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần”.
Tấm lòng nhân hậu giúp Sơn nhận ra những đứa trẻ nhà nghèo hôm nay “môi chúng tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi”.
+ Chi tiết đặc sắc: Một trong những chi tiết đặc sắc mà tôi rất tâm đắc là lời nói của người mẹ ở cuối truyện: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta mà không sợ mẹ mắng ư”.
Câu 4. Phần kết bài có mấy ý?
- Phần kết có hai ý:
+ Ý kiến về chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc nghệ thuật.
+ Cảm xúc về tác phẩm.
Câu 5 :Người viết đã sử dụng các phương diện liên kết nào để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của bài viết?
- Người viết đã sử dụng các luận điểm, luận cứ, lí lẽ và các dẫn chứng cụ thể để người đọc có thể dễ dàng nhận ra mạch lập luận của bài viết.
IV. Hướng dẫn quy trình viết
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Em hãy tìm đọc:
-
Các truyện mà em đã được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, Ngữ văn 7, Ngữ văn 8.
-
Truyện mà em yêu thích hoặc giúp em có những thay đổi về cách nhìn cuộc sống, con người.
-
…
Bài phân tích một tác phẩm văn học có thể được viết để chia sẻ trong Câu lạc bộ đọc sách, đăng trên trang web của trường, nhóm học tập của lớp, gửi cho các báo, tạp chí (ví dụ: Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ),..Với mỗi tình huống cụ thể, em cần xác định:
-
Mục đích viết bài này là gì? Người đọc bài này có thể là ai? Họ muốn thu nhận được điều gì từ bài viết?
-
Với mục đích và người đọc như vậy, nội dung và cách viết sẽ như thế nào?
Thu thập các tư liệu để hiểu thêm về thể loại, tác giả, tác phẩm đã chọn trên các nguồn tham khảo uy tín như: Văn học và Tuổi trẻ, Văn nghệ, Tuổi trẻ, Thanh niên,...Sau đó ghi chép thông tin và những suy ngẫm của em về tác phẩm bằng các hình thức nhật kí đọc sách, bằng tóm tắt thông tin, sơ đồ tóm tắt nhân vật,..
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Mở bài:
-
Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả).
-
Nêu khái quát về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Thân bài:
-
Nêu chủ đề của tác phẩm.
-
Chỉ ra và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Kết bài:
-
Khẳng định lại chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
-
Nêu suy nghĩ, cảm xúc về tác phẩm, chia sẻ bài học rút ra cho bản thân.
V. Dàn ý tham khảo
Đề bài: Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích.
Mở bài:
- Tác giả: Tên là Iu-ri Na-ghi-bin người Nga. Ông sáng tác truyện ngắn, truyện dài và tiểu thuyết.
- Tác phẩm: Diễn tả được bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên vào mùa đông thông qua con đường đi học của cậu bé Xa-vu-skin. Cậu bé đó lúc nào cũng đi học muộn cho dù nhà không xa trường không xa. Cũng chính vì thế mà cô giáo của cậu đã có các phát hiện rất thú vị trong khu rừng bí ẩn này.
Thân bài:
-
Nêu nội dung cơ bản: Cậu bé Xa-vu-skin đi học muộn hàng ngày nên cô giáo đã đề nghị cậu dắt mình đi gặp bố mẹ của cậu. Và chính từ lúc này thì cô giáo đã phát hiện ra những điều thú vị trong khu rừng cậu bé hay đi và cô đã hiểu lí do vì sao mà cậu bé lại hay đi học muộn như vậy.
-
Tính nhân văn trong tác phẩm: Qua các hình ảnh như cô giáo và cậu bé cùng tham quan cây sồi mùa đông,… để ta biết được là mình phải học hỏi thêm từ nhiều nguồn khác nhau cũng như từ nhiều người khác nữa.
-
Biện pháp nghệ thuật: Chủ yếu được sử dụng trong tác phẩm đó là biện pháp nhân hóa khiến cho mọi chi tiết trong tác phẩm có hồn hơn, sinh động hơn.
-
Chi tiết nổi bật: cô giáo An-na Ve-xi-li-ep-na nhận ra bản thân mình đã hiểu nhầm cậu học trò.
Kết bài
Khẳng định lại vấn đề: Bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên vào mùa đông thông qua con đường đi học của cậu bé Xa-vu-skin. Cậu bé đó lúc nào cũng đi học muộn cho dù nhà không xa trường không xa. Cũng chính vì thế mà cô giáo của cậu đã có các phát hiện rất thú vị trong khu rừng bí ẩn này.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây