Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn - cải biến - sáng tạo trong một tác phẩm văn học SVIP
I. Yêu cầu
1. Khái quát
- Theo dõi lịch sử văn học, chúng ta thường gặp hiện tượng: người sáng tác vay mượn một số yếu tố của những yếu tố ra đời trước đó (cùng nền văn học hay khác nền văn học) để sáng tạo nên tác phẩm mới.
- Trong đó, hiện tượng phổ biến là việc vay mượn nhiều yếu tố của văn học dân gian - loại hình sáng tác thường được xem là nguồn cội của văn học viết.
- Việc vay mượn không đồng nghĩa là "bê nguyên xi" những gì đã có mà luôn đi kèm với sự cải biến (hay biến đổi, cách tân), sáng tạo để chất liệu cũ có thể giúp người viết thể hiện được cảm quan nghệ thuật mới, ý tưởng sáng tác mới của mình.
- Theo yêu cầu viết của bài này, khi bàn về giá trị một tác phẩm, cần tập trung phân tích hiện tượng vay mượn - cải biến - sáng tạo. Định hướng này sẽ giúp học sinh có cái nhìn rộng hơn về tác phẩm với tư cách là sản phẩm của việc kế thừa, giao thoa, tương tác, sáng tạo diễn ra không ngừng trong đời sống văn học.
2. Yêu cầu
3. Cách viết
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn các thông tin về tác giả, tác phẩm, trọng tâm vấn đề (khía cạnh nào của sự vay mượn - cải biến) mà bài viết bàn luận.
- Thân bài: Cần triển khai các ý chính sau đây:
+ Nhận diện về phạm vi, tính chất của việc tiếp nhận, chịu ảnh hưởng.
+ Phân tích, đánh giá sự vay mượn, tiếp nhận, chịu ảnh hưởng trên các phương diện cụ thể.
+ Phân tích, đánh giá những điểm cải biến, sáng tạo của tác giả trong quá trình vay mượn.
(Lưu ý: Việc sắp xếp hệ thống ý chính cần linh hoạt, phụ thuộc vào ý tưởng triển khai mạch nghị luận.)
- Kết bài:
II. Phân tích bài viết tham khảo
Đọc văn bản "Mẫu gốc Sơn Tinh, Thủy Tinh và sáng tạo của Hòa Vang trong truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời" và trả lời những câu hỏi dưới đây.
a. Sự kế thừa và làm biến đổi của Hòa Vang trên cơ sở "mẫu gốc"
b. Sự "biến đổi" của nhân vật ở truyện ngắn so với nhân vật ở "mẫu gốc"
- Khi bàn về sự "biến đổi" của nhân vật ở truyện ngắn so với nhân vật ở "mẫu gốc", tác giả Hòa Vang đã khắc họa nhân vật Thủy Tinh và Mị Nương với những nét đẹp mới mẻ, sâu sắc hơn. Cụ thể:
+ Thủy Tinh: Thủy Tinh trong "mẫu gốc" hay trong các tác phẩm khác mang vẻ đẹp hung bạo, dữ tợn, thù dai. Nhưng trong Sự tích những ngày đẹp trời, Thủy Tinh hiện lên là một vị thần có vẻ ngoài đẹp và buồn, cường tráng mà hào hoa, tâm hồn sôi nổi, nồng nhiệt mà vẫn dịu dàng, điềm đạm trước người yêu. Chẳng những vậy, Thủy Tinh của Hòa Vang còn rất cao thượng trong tình yêu, chàng chấp nhận chịu nỗi dày vò của tình yêu chỉ để người mình yêu được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.
+ Mị Nương:
c. Cách đánh giá của tác giả bài viết đối với những điểm sáng tạo của Hòa Vang
Tác giả đánh giá sự sáng tạo của Hòa Vang trên những phương diện như chủ đề, cốt truyện, nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ. Qua đó, tác giả thể hiện sự trân trọng, ca ngợi sự sáng tạo của Hòa Vang trong việc kế thừa và sáng tạo những "mẫu gốc", đem đến cho người đọc những cảm xúc mới mẻ về những câu chuyện vốn đã thân quen, nhiều hoài niệm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây