Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ
HAI TÁC PHẨM THƠ
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Tri thức về kiểu bài:
- So sánh hai tác phẩm thơ nhằm làm rõ một quy luật chung nào đó hay để nhìn nhận sâu hơn giá trị của từng tác phẩm là công việc quen thuộc của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
- Trong nhà trường phổ thông, việc so sánh hai tác phẩm thơ cũng cần được thực hiện ở mức độ phù hợp vì nó có thể giúp bạn rèn luyện khả năng liên hệ, kết nối, huy động kiến thức, thiết lập cái nhìn tổng quan khi đi vào khám phá thế giới thơ ca.
2. Yêu cầu:
- Giới thiệu ngắn gọn về hai tác phẩm thơ, nêu được những cơ sở lựa chọn hai tác phẩm để so sánh, đánh giá.
- Làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ được chọn để so sánh; có bằng chứng cụ thể, đa dạng từ hai tác phẩm.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá thuyết phục về ý nghĩa và những đóng góp riêng, đặc sắc của mỗi tác phẩm thơ dựa trên các nội dung được so sánh.
- Nêu khái quát kết quả và ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá.
II. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU MẪU
Cảm hứng mùa thu trong Thu vịnh và Đây mùa thu tới.
*Cơ sở so sánh:
*Mục đích so sánh:
*Cách triển khai so sánh:
* Có nhiều cách triển khai khác nhau trong một bài so sánh hai tác phẩm thơ:
1. So sánh theo đối tượng:
- So sánh từng đối tượng riêng lẻ, sau đó so sánh tổng quan hai đối tượng.
- So sánh từng khía cạnh của hai đối tượng, ví dụ: so sánh nội dung, so sánh nghệ thuật, so sánh giá trị.
2. So sánh theo chủ đề:
- Lựa chọn một chủ đề chung cho hai đối tượng và so sánh cách thể hiện chủ đề đó trong mỗi tác phẩm.
- So sánh điểm tương đồng và khác biệt về cách thể hiện chủ đề.
3. So sánh theo bố cục:
- Phân tích bố cục của từng tác phẩm và so sánh điểm tương đồng và khác biệt.
- So sánh hiệu quả nghệ thuật của bố cục trong mỗi tác phẩm.
4. So sánh theo ngôn ngữ:
- Phân tích ngôn ngữ sử dụng trong hai tác phẩm và so sánh điểm tương đồng và khác biệt.
- So sánh hiệu quả biểu đạt của ngôn ngữ trong mỗi tác phẩm.
5. So sánh theo hình ảnh, hình tượng:
- Phân tích hình ảnh thơ, hình tượng thơ trong hai tác phẩm và so sánh điểm tương đồng và khác biệt.
- So sánh hiệu quả gợi cảm của hình ảnh thơ trong mỗi tác phẩm.
Ngoài ra, còn một số cách so sánh, đánh giá theo bút pháp, cảm hứng nghệ thuật, hình thức nghệ thuật, xu hướng văn học...
III. THỰC HÀNH VIẾT
Khi viết một bài văn đánh giá, so sánh hai tác phẩm thơ, cần tìm ý như sau:
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây