Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội SVIP
VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
I. Định hướng.
1. Như thế nào là bài văn kể lại một hoạt động xã hội?
2. Yêu cầu đối với kiểu văn bản.
Một bài văn kể lại một hoạt động xã hội có các yêu cầu sau:
-
Kể lại một hoạt động xã hội theo ngôi thứ nhất.
-
Nêu được các thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể; miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động.
-
Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lí.
-
Kết hợp với các yếu tố miêu tả hay biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
3. Bố cục bài viết.
Bài viết có bố cục 3 phần:
-
Mở bài: Giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc.
-
Thân bài: Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể, miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động; kể lại các sự việc theo trình tự hoạt động xã hội; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
-
Kết bài: Khẳng định giá trị của hoạt động xã hội đã kể; nêu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân.
4. Phân tích bài viết tham khảo.
II. Trả lời câu hỏi.
Câu 1: Bài văn viết về hoạt động thăm bệnh nhi ung thư tại bệnh viện Ung bướu trong khuôn khổ ngày hội Ước mơ của Thúy. Các sự việc của hoạt động dược triển khai theo trình tự thời gian, thể hiện trình tự diễn tiến hoạt động.
Câu 2: Đoạn văn giới thiệu thông tin cơ bản của hoạt động sẽ kể là đoạn thứ hai.
Câu 3:
- Bài viết kể theo ngôi thứ nhất.
- Người viết chọn ngôi kể thứ nhất bởi vì hoạt động xã hội này là trải nghiệm của chính người viết, để lại cho người viết những suy nghĩ, tình cảm sâu sắc. Việc chọn ngôi thứ nhất sẽ giúp người viết kể lại hoạt động một cách chân thực và dễ dàng bộc bộ suy nghĩ, tình cảm của bạn thân.
Câu 4:
Các yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung rõ ràng hơn về quang cảnh, con người, từ đó giúp câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. các yếu tố biểu cảm giúp người đọc hình dung được cảm xúc, tình cảm của người viết, từ đó dễ dàng khơi gợi sự đồng cảm của người đọc.
III. Thực hành.
1. Thực hành theo các bước.
Đề bài: Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc. Bài viết có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:
- Xác định đề tài
Hoạt động xã hội em đã tham gia:
-
Các hoạt động bảo vệ môi trường: Ngày Chủ nhật xanh, hưởng ứng giờ Trái Đất,..
-
Các hoạt động từ thiện: thăm mái ấm tình thương, phong trào nuôi heo đất giúp bạn vượt khó,..
-
Các hoạt động nâng cao ý thức cộng đồng: cuộc thi tuyên truyền phòng chống ma túy, hội thi “Lớn lên cùng sách” để lan tỏa văn hóa đọc,..
-
Các hoạt động giáo dục truyền thống và lịch sử: thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, hoạt động về nguồn,..
-
….
- Mục đích bài viết
-
Người đọc bài viết này có thể là ai? Họ muốn thu nhận điều gì từ bài viết?
-
Tùy vào mục đích và đối tượng, xác định cách viết phù hợp.
Chia sẻ suy nghĩ của mình với bạn bè trong lớp, trong trường.
- Thu thập tư liệu
+ Lựa chọn ra những nguồn uy tín để tìm kiếm các tư liệu
+ Các sự việc này thì khá phong phú: hình ảnh, hiện vật, …
Bước 2. Tìm ý, lập dàn ý:
* Tìm ý:
- Xác định một số định hướng chung: Sự việc, không gian, thời gian diễn ra sự việc, diễn biến diễn ra hoạt động, quang cảnh và con người, suy nghĩ, cảm nhận của em.
- Ghi lại các sự việc.
* Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu hoạt động xã hội sẽ kể
Thân bài:
1. Nêu những thông tin khái quát về hoạt động xã hội: Đơn vị tổ chức, thời gian, địa điểm, mục đích hoạt động,…
2. Kể lại trình tự hoạt động:
- Sự việc 1
- Sự việc 2
- Sự việc 3
(Kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)
Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của hoạt động
- Nêu suy nghĩ tình cảm của bản thân.
Bước 3. Viết bài:
- Bám sát dàn ý đã thực hiện ở bước 2.
- Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lí, chọn lọc.
- Đảm bảo bố cục ba phần và chức năng từng phần.
- Chú ý lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
Bước 4. Xem lại, chỉnh sửa và chia sẻ:
- Việc viết bài văn này giúp em có thêm kinh nghiệm gì trong khi viết một bài văn kể lại một hoạt động xã hội?
- Nếu thực hiện lại bài viết này, em sẽ điều chỉnh thế nào để bài viết tốt hơn?
2. Dàn ý tham khảo.
Gợi ý viết về hoạt động Uống nước nhớ nguồn, tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng 27 tháng 7.
Mở bài: Giới thiệu hoạt động xã hội sẽ kể.
-
Từ xa xưa, ông cha ta luôn quan niệm về truyền thống đạo lí Uống nước nhớ nguồn, luôn luôn biết ơn công lao của những người đã có công xây dựng hình thành, giữ gìn và phát triển quê hương, đất nước.
-
Mỗi năm, ngày 27 tháng 7, cả nước đều hướng về với những anh hùng liệt sĩ, những người đã có công với cách mạng, đưa đất nước trở về với độc lập, tự do. Và ở địa phương em, đó chính là buổi thăm hỏi và tặng quà các bác, các ông thương binh của xã Trung Nghĩa tại nhà văn hóa thôn Ngô Nội.
Thân bài:
a, Nêu những thông tin khái quát về hoạt động xã hội: Đơn vị tổ chức, thời gian, địa điểm, mục đích hoạt động,…:
-
Được tổ chức bởi Ủy ban thôn Ngô Nội tổ chức tại nhà văn hóa thôn vào ngày 27 tháng 7.
-
Hoạt động này được mở ra để tri ân tới các bác, các ông thương binh trên địa bàn thôn thể hiện sự biết ơn, kính trọng dành cho những người lính đã chiến đấu dũng cảm vì tổ quốc.
b, Kể lại trình tự hoạt động:
- Sự việc 1: Vào một tuần trước khi diễn ra hoạt động, lên danh sách các bác thương binh, chuẩn bị, dọn dẹp và trang trí nhà văn hóa thôn.
-
Cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà văn hóa thôn nơi sẽ tiếp đón các bác các ông thương binh.
-
Cảm xúc vừa vui mừng, vừa lo lắng, hồi hộp chờ tới ngày 27 tháng 7.
- Sự việc 2:
-
7 giờ ngày 27 tháng 7, tiếp đón các bác thương binh: Cảm xúc bồi hồi, đầy hạnh phúc và tự hào khi được gặp các bác; trên người các bác thương binh đầy những vết sẹo nhưng họ vẫn luôn mỉm cười, hạnh phúc.
-
Giới thiệu về màn hát Quốc ca: Tất cả mọi người chỉnh trang lại trang phục, cả hội trường hát Quốc ca to, rõ ràng và đầy tự hào.
- Sự việc 3:
-
Sau khi hát Quốc ca, Ủy ban nhân dân xã phát biểu cảm xúc trong ngày tri ân các bác; đai diện các bác thương binh cũng lên phát biểu, kể lại những ngày tháng đầy gian khổ nhưng cũng vô cùng hạnh phúc khi được gặp những người đồng đội, đồng chí; cảm xúc của bản thân khi được lắng nghe câu chuyện mà bác kể.
-
Tặng quà, tri ân tới các bác, các ông thương binh: Khuôn mặt rạng rỡ của các bác các ông thương binh khi nhận được món quà tri ân từ thôn.
Sự việc 4:
-
Buổi lễ kết thúc, chia tay các bác thương binh và dọn dẹp.
Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của hoạt động: được nhìn thấy những niềm vui, những nụ cười mừng rỡ của những chiến sĩ đầy dũng cảm trên thao trường ngày xưa. Khi dọn dẹp, nhớ lại dáng vẻ của những người thương binh ấy khiến em càng hiểu sâu sắc hơn những mất mát và hi sinh của thế hệ trước cho đất nước của ngày hôm nay.
- Nêu suy nghĩ tình cảm của bản thân: Phải học tập thật tốt để tương lai có thể giúp ích cho đất nước như các cựu chiến sĩ đã từng giúp đất nước mình ngày càng phát triển và giàu mạnh, sánh ngang với các cường quốc năm châu.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây