Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Video 2 SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
KHI CON TU HÚ
(Tố Hữu)
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Ý nghĩa nhan đề:
- Đây là một trạng ngữ chỉ thời gian, là một hoán dụ như một tín hiệu báo hiệu mùa hè rực rỡ, tưng bừng sức sống đã đến.
- Tiếng chim tu hú tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù, gợi ra bức tranh của cuộc sống tươi đẹp bên ngoài song sắt.
2. Sáu câu đầu: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng
- Bắt đầu là tiếng tu hú gọi bầy, âm thanh gợi cuộc sống sôi động và náo nức ở bên ngoài song sắt.
- Hương vị: “lúa chiêm đang chín”, “trái cây ngọt dần” -> hương thơm thân quen.
Từ “đang”, “dần” là những từ chỉ bước đi của thời gian, gợi ra sự sống đang lên hương, đang vận động đến độ đẹp nhất, căng tràn sức sống nhất.
- Âm thanh: “ve ngân”, “sáo diều” -> du dương, sôi động, rộn ràng.
- Màu sắc: “Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào” -> vẻ đẹp tươi tắn, rực rỡ của quê hương
- Bầu trời được miêu tả bằng ba tính từ “xanh”, “cao”, “rộng” kèm theo cặp từ tăng tiến “càng… càng” cho nên càng làm nổi bật sự tung hoành, ngang dọc của đôi con diều sáo. Sở dĩ không gian khoáng đạt bao la ấy được đặc tả bởi nó hoàn toàn đối lập với không gian tù ngục chật hẹp, bức bối của cảnh tù đầy. Không gian ấy được vẽ lên trong khát khao, trong mong ước bởi thế nó đã cao càng cao, đã bao la càng bao la. Nó là khát vọng tự do cháy bỏng.
- Bức tranh sinh động tràn trề nhựa sống với vẻ đẹp bình dị thân quen. Cảnh vẽ lên từ tình cảm tha thiết, cháy bỏng, yêu cuộc sống nồng nàn của tác giả.
- Hình ảnh thơ lãng mạn, tươi tắn. Cảm nhận tinh tế thông qua nhiều giác quan.
3. Bốn câu cuối: Tâm trạng của người tù cách mạng
- “Nghe hè dậy”: cảm nhận bức tranh mùa hè bằng cả tâm hồn rạo rực, náo nức. Nhưng cũng chính bức tranh hè ấy làm nên ngọn lửa như thiêu đốt, như dằn vặt cháy bỏng thôi thúc tác giả vươn tới cuộc sống tự do ngoài song sắt.
- Thông qua những động từ mạnh và tính từ “ngột”, “chết uất”, “đạp tan phòng”: tâm trạng được đẩy lên càng lúc càng cao độ là khát vọng cởi trói, là sự ngột ngạt, uất ức không cam chịu, là ý chí được hành động.
- Cách ngắt nhịp:
+ “Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”: Câu thơ ngắt nhịp 6/2 tạo nên sự bức bối, bực bội, bi thiết.
+ “Ngột làm sao, chết uất thôi”: Câu thơ ngắt nhịp 3/3 khiến cảm xúc như dồn nén, bật ra tuôn trào.
- Tiếng chim tu hú:
+ Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở cuối tác phẩm như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ.
+ Nhưng hai âm thanh ấy, tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều vang lên từ thế giới của tự do, của cuộc sống.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người tù chiến sĩ Cách mạng trong cảnh tù đày.
- Bài thơ cũng tố cáo tội ác của các thế lực bạo tàn, giam hãm, trói buộc con người trong cảnh tù đày.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ lục bát giản dị.
- Hình ảnh thơ chắt lọc.
- Cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người tù cách mạng.
Hình ảnh mở đầu cho bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu của bài Khi con tu hú là
Nối các sự vật sau để hoàn chỉnh bức tranh mùa hè hiện lên trong tâm tưởng của người tù:
Dòng nào sau đây nhận xét không đúng về tác giả - nhân vật trữ tình trong bài?
Nối để hoàn thành tâm trạng của người tù Cách mạng thể hiện trong bốn câu sau:
KHI CON TU HÚ
Khi con tu hú(1) gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp(2) rây vàng hạt đầy sân nắng đào(3)
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng(4), hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Huế, tháng 7-1939
(Tố Hữu(*), Từ ấy, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)
(*) Tố Hữu (1920-1002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi đang học ở Trường Quốc học Huế. Tháng 4-1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ (Huế), sau đó chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù ở Tây Nguyên. Tháng 3-1942, Tố Hữu vượt ngục bắt liên lạc với Đảng và đã tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Huế. Sau Cách mạng, Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền (từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng), đồng thời vẫn sáng tác thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Tố Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các tập thơ Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977), Một tiếng đờn (1979-1992)...
Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.
(1) Tu hú: loài chim lông màu đen (con mái lông đen có đốm trắng), lớn hơn chim sáo, thường kêu vào đầu mùa hè.
(2) Bắp: ngô.
(3) Nắng đào: nắng hồng.
(4) Phòng: ở đây là phòng giam.
Bốn câu cuối bài thơ thể hiện tâm trạng người tù - chiến sĩ như thế nào?
KHI CON TU HÚ
Khi con tu hú(1) gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp(2) rây vàng hạt đầy sân nắng đào(3)
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng(4), hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Huế, tháng 7-1939
(Tố Hữu(*), Từ ấy, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)
(*) Tố Hữu (1920-1002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi đang học ở Trường Quốc học Huế. Tháng 4-1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ (Huế), sau đó chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù ở Tây Nguyên. Tháng 3-1942, Tố Hữu vượt ngục bắt liên lạc với Đảng và đã tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Huế. Sau Cách mạng, Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền (từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng), đồng thời vẫn sáng tác thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Tố Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các tập thơ Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977), Một tiếng đờn (1979-1992)...
Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.
(1) Tu hú: loài chim lông màu đen (con mái lông đen có đốm trắng), lớn hơn chim sáo, thường kêu vào đầu mùa hè.
(2) Bắp: ngô.
(3) Nắng đào: nắng hồng.
(4) Phòng: ở đây là phòng giam.
Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ trên?
Xác định cách ngắt nhịp của các câu thơ sau bằng cách nối:
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây