Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
- Bài giảng giúp học sinh:
+ Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
+ Tìm hiểu chi tiết tác phẩm: Cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan.
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Trong những câu thơ sau, tác giả đã xây dựng hình tượng người vợ như thế nào? (Chọn 2 đáp án)
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Điền vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung chính của bài thơ.
Với tình cảm thương yêu, , tác giả đã ghi lại một cách xúc động, hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. Thương vợ là bài thơ tiêu biểu cho thơ của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.
VỀ HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ TRONG BÀI THƯƠNG VỢ
Nói đến người vợ là nói đến không gian gia đình, nói đến quan hệ với người chồng. Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng của Nho giáo. Không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị, những gia đình như thế người chồng thì miệt mài đèn sách, còn người vợ thì nuôi sống gia đình với hi vọng một ngày kia chồng đỗ đạt làm quan cả họ được nhờ, đổi thay phận vị. Nhưng nền tảng của kiểu gia đình ấy đã đến hồi lung lay khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này. Không còn đâu cảnh thơ mộng “Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ” nữa. Không còn được ở yên trong một mái nhà – dầu vất vả mà êm đềm thanh thản, bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp. Khi mà đô thị hoá đã làm ra cái cảnh “phố nửa làng” ở đất Vị Xuyên này, thì bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt. Mà đó là cuộc bươn chải không có kết thúc. Bươn chải đã thành số phận của bà.
Chỉ với hai câu đề, hình ảnh bà Tú đã hiện lên như chân dung một cuộc đời, một duyên phận:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Chẳng biết tài hoa tạo nên chữ nghĩa hay là tình thương đã tự tìm ra tiếng nói riêng của nó, mà chữ nào ở đây cũng sắc nét, cũng đượm tình. Bà Tú đang nổi lên hay chìm đi trong cái nhộn nhạo chợ đời? Bà hiện ra trong vòng công việc hay công việc đã cột chặt lấy bà trong cái vòng triền miên và mòn mỏi của nó? Hai chữ “quanh năm” không chỉ là độ dài thời lượng mà gợi ra cái vòng vô kì hạn của thời gian. Hai chữ “mom sông” vẽ ra một không gian ngỡ như tương phản nào ngờ lại tương hợp với thời gian. Tương phản vì nó là một thẻo đất hẹp nhô hẳn ra lòng sông. Lại tương hợp vì nó gợi ra cái thế tồn tại thật chông chênh của bà Tú. Cả thời gian lẫn không gian đều như hùa vào với nhau làm nặng thêm cái gánh nhọc nhằn đè trên vai người vợ ấy. Câu thứ hai vừa phơi bày cái gánh nặng kia vừa giải thích cái lí do khiến người vợ hiền thảo phải hằng ngày “xuất gia” chường mặt ra với đời. Và đó là một cái gánh éo le: “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Xuân Diệu đã thật tinh tế khi phát hiện ra những đắng đót trong cái cách đếm chồng. Con thì có thể đếm, còn chồng chỉ có một, sao lại đếm. Khi chữ “một” trước chữ “chồng”, ông Tú đã hạ bậc mình xuống hàng con. Nghĩa là cay đắng nhận ra mình cũng chỉ là một thứ con trong cái gánh nặng của vợ. Và cũng là một nỗi cay cực không kém chất chứa trong hai từ “nuôi đủ”. Người chồng nói chữ “đủ” mà đắng lòng xót dạ. Không chỉ đủ về số (năm với một), đủ về thành phần (cả con lẫn chồng), mà còn đủ cả mọi nhẽ mọi bề (nhu cầu đòi hỏi), đủ mùi đủ vẻ (khi hơn thua, lúc thành bại),... Cái gánh nhọc nhằn đè trên vai bà Tú là thế: đầu này là năm đứa con, đầu kia là một ông chồng. Chữ “chồng” dần xuống cuối câu bằng tất cả nỗi hổ thẹn của người chồng xem chừng đã làm đầu gánh như chúi hẳn xuống vậy.
Mới chỉ hai câu đề thôi mà thi đề Thương vợ ngỡ đã đủ đầy. Hình ảnh tuy mới phác mà nét đã sắc, tình tuy mới bộc bạch mà đã ngập tràn. Nó thật xứng đáng là cặp câu hay nhất của bài thơ.
Nhưng không thể dừng lại ở đấy. Lòng thương xót khôn nguôi khiến Tú Xương cứ triền miên trong những cảnh éo le của vợ mà kể khổ kể công cho bà Tú. Không chỉ nhọc nhằn:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
mà còn nhục nhằn:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Chìm đắm vào những nỗi đoạ đày mà ngày ngày cuộc sống bươn chải buộc vợ mình phải gánh chịu, ông Tú đang tự ngấm, tự thấm cái giá cực nhục mà bà Tú trả mỗi ngày và cả một đời. Vắng có nỗi cực của vắng, đông có nỗi nhục của đông. Hẳn cái chốn mom sông kia đã gợi cho người chồng nhớ đến cái khốn khổ của kiếp đàn bà trong câu ca xưa “Cái cò lặn lội bờ sông”. Và người vợ mình đây đâu có khác thân cò. Có chăng là cái cò xưa thì “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”, còn người vợ tấm mẳn này thì hoàn toàn nhẫn nại, không một chút kêu ca. Đâu đó trong câu thơ cũng có vẳng lên âm điệu nỉ non, nhưng lại là tiếng lòng trầm uất của chính người chồng thương vợ. Nếu bốn chữ “lặn lội thân cò” gồm được cả trong đó cái thân hèn sức mọn, cả nỗi lẻ loi đơn độc và dáng điệu “cui cút toan lo nghèo khó”, thì chữ “quãng vắng” lại gợi ra một không gian trống trải diệu vợi xa ngái đầy bất trắc như canh vắng dặm trường. […] Chỉ hai chữ “eo sèo” thôi cũng đủ cho ta hình dung trong bươn chải với đời, bà Tú đã phải chịu biết bao tiếng bấc tiếng chì, lời chao giọng chát. […]
Chường mặt ra đối với đời thì thế, về gia thất đối xử với người thân thì sao? Hai câu thực là bà Tú trong không gian xã hội, giữa cảnh chợ đời, là con người công việc: đảm đang tháo vát, thương khó tảo tần; hai câu luận lại chính là bà Tú trong quan hệ gia đình, với nết ăn nết ở, là con người tình nghĩa: sâu đậm thuỷ chung, thảo hiền nhu thuận. Không chỉ chấp nhận một duyên phận ngán ngẩm trớ trêu:
Một duyên hai nợ âu đành phận,
mà còn chẳng nề hà những dãi dầu khổ ải:
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Ba chữ “âu đành phận” không giống cái tắc lưỡi hời hợt của kẻ kệ đời đến đâu thì đến, cũng không giống tiếng thở dài cay đắng của kẻ hận đời trước thiên duyên ngang trái. Mà có lẽ đó là thái độ chín chắn trước duyên phận và cả độ lượng trước gia cảnh nữa. Cũng như thế, ba chữ “dám quản công” mới phải đạo làm sao. Không trách phận than thân, không phiền lòng phẫn chí, lặng lẽ an phận, ráng sức lo toan.
Khi câu luận thứ hai hoàn chỉnh thì bức chân dung bà Tú dường như cũng hoàn tất. Hình tượng bà Tú cũng trở thành hình tượng người vợ. Những cái cò lặn lội trong ca dao xưa đã mang lại bao phẩm chất truyền thống về đây hoá thân vào thân cò lặn lội này để chung đúc kết tinh thành hình tượng người vợ lam lũ mà thục hiền, bình dị mà cao quý. Nhìn sâu vào, có thể thấy rằng vẻ đẹp cốt lõi của hình tượng người vợ chính là con người bổn phận. Dường như đó cũng là phần sâu sắc nhất của con người Việt Nam truyền thống. Con người bổn phận lấy việc sống trọn bổn phận làm đạo sống của mình. Với họ, sống có nghĩa là xả thân cho người khác. Bởi thế, con người bổn phận là con người xả kỉ, vị tha. Danh phận có bị đổi thay bởi cái chợ đời nhốn nháo, nhưng bổn phận vẫn thế, thậm chí còn nặng nề hơn nữa. Suốt đời hi sinh cho chồng con, người vợ ấy là người vợ cao cả. Người vợ ấy là bà Tú.
(In trong Tác phẩm văn học trong nhà trường – những vấn đề trao đổi, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Thể loại của văn bản là gì?
Xếp các ý sau vào bảng.
- Đưa ra ý kiến, đánh giá chủ quan
- Thể hiện rõ tình cảm, quan điểm của người viết
- Đảm bảo tính chính xác, đúng đắn
- Tác động đến cảm xúc của người đọc
- Nêu ra các bằng chứng khách quan
- Tạo ra cơ sở vững chắc
Cách trình bày vấn đề khách quan
Cách trình bày vấn đề chủ quan
VỀ HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ TRONG BÀI THƯƠNG VỢ
Nói đến người vợ là nói đến không gian gia đình, nói đến quan hệ với người chồng. Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà nho theo ảnh hưởng của Nho giáo. Không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị, những gia đình như thế người chồng thì miệt mài đèn sách, còn người vợ thì nuôi sống gia đình với hi vọng một ngày kia chồng đỗ đạt làm quan cả họ được nhờ, đổi thay phận vị. Nhưng nền tảng của kiểu gia đình ấy đã đến hồi lung lay khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này. Không còn đâu cảnh thơ mộng “Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ” nữa. Không còn được ở yên trong một mái nhà – dầu vất vả mà êm đềm thanh thản, bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp. Khi mà đô thị hoá đã làm ra cái cảnh “phố nửa làng” ở đất Vị Xuyên này, thì bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt. Mà đó là cuộc bươn chải không có kết thúc. Bươn chải đã thành số phận của bà.
Chỉ với hai câu đề, hình ảnh bà Tú đã hiện lên như chân dung một cuộc đời, một duyên phận:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Chẳng biết tài hoa tạo nên chữ nghĩa hay là tình thương đã tự tìm ra tiếng nói riêng của nó, mà chữ nào ở đây cũng sắc nét, cũng đượm tình. Bà Tú đang nổi lên hay chìm đi trong cái nhộn nhạo chợ đời? Bà hiện ra trong vòng công việc hay công việc đã cột chặt lấy bà trong cái vòng triền miên và mòn mỏi của nó? Hai chữ “quanh năm” không chỉ là độ dài thời lượng mà gợi ra cái vòng vô kì hạn của thời gian. Hai chữ “mom sông” vẽ ra một không gian ngỡ như tương phản nào ngờ lại tương hợp với thời gian. Tương phản vì nó là một thẻo đất hẹp nhô hẳn ra lòng sông. Lại tương hợp vì nó gợi ra cái thế tồn tại thật chông chênh của bà Tú. Cả thời gian lẫn không gian đều như hùa vào với nhau làm nặng thêm cái gánh nhọc nhằn đè trên vai người vợ ấy. Câu thứ hai vừa phơi bày cái gánh nặng kia vừa giải thích cái lí do khiến người vợ hiền thảo phải hằng ngày “xuất gia” chường mặt ra với đời. Và đó là một cái gánh éo le: “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Xuân Diệu đã thật tinh tế khi phát hiện ra những đắng đót trong cái cách đếm chồng. Con thì có thể đếm, còn chồng chỉ có một, sao lại đếm. Khi chữ “một” trước chữ “chồng”, ông Tú đã hạ bậc mình xuống hàng con. Nghĩa là cay đắng nhận ra mình cũng chỉ là một thứ con trong cái gánh nặng của vợ. Và cũng là một nỗi cay cực không kém chất chứa trong hai từ “nuôi đủ”. Người chồng nói chữ “đủ” mà đắng lòng xót dạ. Không chỉ đủ về số (năm với một), đủ về thành phần (cả con lẫn chồng), mà còn đủ cả mọi nhẽ mọi bề (nhu cầu đòi hỏi), đủ mùi đủ vẻ (khi hơn thua, lúc thành bại),... Cái gánh nhọc nhằn đè trên vai bà Tú là thế: đầu này là năm đứa con, đầu kia là một ông chồng. Chữ “chồng” dần xuống cuối câu bằng tất cả nỗi hổ thẹn của người chồng xem chừng đã làm đầu gánh như chúi hẳn xuống vậy.
Mới chỉ hai câu đề thôi mà thi đề Thương vợ ngỡ đã đủ đầy. Hình ảnh tuy mới phác mà nét đã sắc, tình tuy mới bộc bạch mà đã ngập tràn. Nó thật xứng đáng là cặp câu hay nhất của bài thơ.
Nhưng không thể dừng lại ở đấy. Lòng thương xót khôn nguôi khiến Tú Xương cứ triền miên trong những cảnh éo le của vợ mà kể khổ kể công cho bà Tú. Không chỉ nhọc nhằn:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
mà còn nhục nhằn:
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Chìm đắm vào những nỗi đoạ đày mà ngày ngày cuộc sống bươn chải buộc vợ mình phải gánh chịu, ông Tú đang tự ngấm, tự thấm cái giá cực nhục mà bà Tú trả mỗi ngày và cả một đời. Vắng có nỗi cực của vắng, đông có nỗi nhục của đông. Hẳn cái chốn mom sông kia đã gợi cho người chồng nhớ đến cái khốn khổ của kiếp đàn bà trong câu ca xưa “Cái cò lặn lội bờ sông”. Và người vợ mình đây đâu có khác thân cò. Có chăng là cái cò xưa thì “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”, còn người vợ tấm mẳn này thì hoàn toàn nhẫn nại, không một chút kêu ca. Đâu đó trong câu thơ cũng có vẳng lên âm điệu nỉ non, nhưng lại là tiếng lòng trầm uất của chính người chồng thương vợ. Nếu bốn chữ “lặn lội thân cò” gồm được cả trong đó cái thân hèn sức mọn, cả nỗi lẻ loi đơn độc và dáng điệu “cui cút toan lo nghèo khó”, thì chữ “quãng vắng” lại gợi ra một không gian trống trải diệu vợi xa ngái đầy bất trắc như canh vắng dặm trường. […] Chỉ hai chữ “eo sèo” thôi cũng đủ cho ta hình dung trong bươn chải với đời, bà Tú đã phải chịu biết bao tiếng bấc tiếng chì, lời chao giọng chát. […]
Chường mặt ra đối với đời thì thế, về gia thất đối xử với người thân thì sao? Hai câu thực là bà Tú trong không gian xã hội, giữa cảnh chợ đời, là con người công việc: đảm đang tháo vát, thương khó tảo tần; hai câu luận lại chính là bà Tú trong quan hệ gia đình, với nết ăn nết ở, là con người tình nghĩa: sâu đậm thuỷ chung, thảo hiền nhu thuận. Không chỉ chấp nhận một duyên phận ngán ngẩm trớ trêu:
Một duyên hai nợ âu đành phận,
mà còn chẳng nề hà những dãi dầu khổ ải:
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Ba chữ “âu đành phận” không giống cái tắc lưỡi hời hợt của kẻ kệ đời đến đâu thì đến, cũng không giống tiếng thở dài cay đắng của kẻ hận đời trước thiên duyên ngang trái. Mà có lẽ đó là thái độ chín chắn trước duyên phận và cả độ lượng trước gia cảnh nữa. Cũng như thế, ba chữ “dám quản công” mới phải đạo làm sao. Không trách phận than thân, không phiền lòng phẫn chí, lặng lẽ an phận, ráng sức lo toan.
Khi câu luận thứ hai hoàn chỉnh thì bức chân dung bà Tú dường như cũng hoàn tất. Hình tượng bà Tú cũng trở thành hình tượng người vợ. Những cái cò lặn lội trong ca dao xưa đã mang lại bao phẩm chất truyền thống về đây hoá thân vào thân cò lặn lội này để chung đúc kết tinh thành hình tượng người vợ lam lũ mà thục hiền, bình dị mà cao quý. Nhìn sâu vào, có thể thấy rằng vẻ đẹp cốt lõi của hình tượng người vợ chính là con người bổn phận. Dường như đó cũng là phần sâu sắc nhất của con người Việt Nam truyền thống. Con người bổn phận lấy việc sống trọn bổn phận làm đạo sống của mình. Với họ, sống có nghĩa là xả thân cho người khác. Bởi thế, con người bổn phận là con người xả kỉ, vị tha. Danh phận có bị đổi thay bởi cái chợ đời nhốn nháo, nhưng bổn phận vẫn thế, thậm chí còn nặng nề hơn nữa. Suốt đời hi sinh cho chồng con, người vợ ấy là người vợ cao cả. Người vợ ấy là bà Tú.
(In trong Tác phẩm văn học trong nhà trường – những vấn đề trao đổi, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Tác giả đã đưa ra những thông tin, bằng chứng khách quan nào? (Chọn 3 đáp án)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây