Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người (Phần 1) SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hoàng Ngọc Hiến sinh ngày 21 tháng 7 năm 1930, tại Nam Định.
- Sau năm 1945, ông cùng gia đình đi tản cư, học tại trường Trung học Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng ở Vinh và được gửi đi đào tạo ở Liên Xô (cũ).
- Khi về nước, ông lần lượt giảng dạy ở các trường Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Văn hóa, Trường Viết văn Nguyễn Du. Từ năm 1983, ông đã nhiệt thành cổ súy cho sự đổi mới sáng tác văn học ở Việt Nam, phê phán những bất cập trong hệ thống lí luận quan của Zdanov.
- Ông là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam năm 1987, và là đồng chủ bút với Huỳnh Sanh Thông, Trương Vũ khi ra mắt tạp chí Vietnam Review (phát hành ở Mỹ năm 1996 và 1997).
- Ông có các học trò là nhà văn, nhà thơ xuất sắc như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Trọng Tạo,...
- Ông mất ngày 24 tháng 1 năm 2011 vì bệnh tật tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội.
- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: Tập kí Ngọn gió thổi những chiếc lá bay qua đại dương, tiểu luận và phê bình Văn học - học văn, tiểu luận Văn học gần và xa, Văn hóa và văn minh - Văn hóa chân lý và văn hóa dịch lý,...
2. Tác phẩm
- Kiểu văn bản:
- Mục đích của tác phẩm: Đưa ra những luận điểm, lí lẽ, bằng chứng về vị thế và tác dụng của văn học trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người hiện nay.
- Nhan đề: Thể hiện nội dung chính của văn bản - tác dụng chiều sâu của văn học trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Lập luận trong văn bản
a. Luận đề
b. Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng
Để làm rõ cho luận đề, tác giả đã đưa ra hai luận điểm rất chặt chẽ và xác đáng. Gắn với mỗi luận điểm, tác giả còn đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng hết sức thuyết phục, phù hợp và chính xác.
* Luận điểm 1: Sự cạnh tranh giữa văn học và truyền hình
- Lí lẽ 1: Truyền hình ngày càng phát triển và phổ biến rộng rãi khiến cho văn học dần mất đi vị thế vốn có của nó. Điều này là do ưu thế của truyền hình là hình ảnh nghe nhìn dễ thu hút và dễ tiếp nhận. Trong khi đó, văn học đòi hỏi người đọc phải nỗ lực để tiếp thu.
+ Dẫn chứng 1: Buồn ngủ vẫn có thể ngồi xem "ti vi".
- Lí lẽ 2: Dù truyền hình chiếm ưu thế nhưng ấn tượng để lại của nó không sâu sắc bằng văn học.
+ Dẫn chứng 1: So sánh, phân tích sự lưu dấu trong kí ức giữa bộ phim "Tây Sương kí" với những câu Kiều.
+ Dẫn chứng 2: Nhận định của Mai-a-cốp-xki.
- Lí lẽ 3: Những kiến nghị cụ thể để phát triển văn hóa đọc, hỗ trợ văn học trong quá trình cạnh tranh với truyền hình.
* Luận điểm 2: Tác dụng chiều sâu của văn học trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người (Chức năng giáo dục).
- Lí lẽ 1: Văn học giúp con người hiểu rõ chính mình, trang bị tâm hồn, giúp con người hoàn thiện đạo đức (Cải tạo nhân cách, đạo đức).
+ Dẫn chứng 1: Có những tác phẩm sau khi đọc xong ta thấy bàng hoàng khi lần đầu tiên phát hiện ra được con người thật của mình; nhận định của Bi-ê-lin-xki.
+ Dẫn chứng 2: Sự tác động của thực tiễn đời sống/ chiến trường lên con người.
- Lí lẽ 2: Văn học còn giúp con người bồi dưỡng những năng lực quan trọng như năng lực cảm nhận sự thật, năng lực cảm nhận nỗi đau nhân tình và năng lực cảm nhận cái đẹp.
+ Dẫn chứng 1: Quen sống với sự dối trá, năng lực cảm nhận sự thật có thể bị cùn, bị dị ứng khi con người nhìn sự thật.
+ Dẫn chứng 2: Quen sống với lối sống ích kỉ, con người sẽ dần mất đi năng lực cảm nhận nỗi đau nhân tình.
+ Dẫn chứng 3: Quen sống với lối sống thực dụng, năng lực cảm nhận cái đẹp của con người ngày càng sút kém.
c. Nhận xét
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây