Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến SVIP
Lăng Ta-giơ Ma-han được xây dựng vào thế kỉ XVII, là biểu tượng về tình yêu vĩnh cửu của vua Sa Gia-han dành cho hoàng hậu của mình (đã mất). Công trình này được ví như "Viên ngọc của những đền đài Ấn Độ" và là một trong những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến. Năm 1983, lăng Ta-giơ Ma-han được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới.
Ngoài công trình trên, Ấn Độ thời phong kiến còn có nhiều thành tựu văn hóa trên các lĩnh vực tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc, điêu khắc,...
Vậy văn hóa Ấn Độ thời phong kiến có những thành tựu văn hóa tiêu biểu nào?
1. Tôn giáo
- Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo (Kì-na giáo),...
- Ấn Độ còn là nơi Hồi giáo, Thiên Chúa giáo được truyền bá rộng rãi.
=> Tôn giáo đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Ấn Độ.
Có thể em chưa biết?
- Ấn Độ giáo bắt nguồn từ đạo Bà-la-môn được người dân bổ sung để thích ứng với hoàn cảnh mới.
- Có hơn 80% dân số Ấn Độ tự nhận mình là tín đồ Ấn Độ giáo. Họ thờ nhiều vị thần, trong đó có ba vị thần tối cao Bra-ma (thần Sáng tạo), Visnu (thần Bảo vệ) và Siva (thần Hủy diệt).
2. Chữ viết và văn học
Đọc thông tin trong SGK và giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học của Ấn Độ thời phong kiến.
Thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học của Ấn Độ thời phong kiến là:
- Về chữ viết: chữ Phạn có nguồn gốc từ thời cổ đại và đạt đến mức hoàn thiện. Là cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác như Hin-du, Đê-va-na-ga-ri,...
- Về văn học: chịu ảnh hưởng của tôn giáo, gồm nhiều thể loại như thơ ca, kịch, truyện thần thoại,...Tác phẩm tiêu biểu như khúc bi ca Sứ mây và vở kịch Sơ-cun-tơ-la của tác giả Ca-li-đa-xa.
3. Kiến trúc, điêu khắc
a) Những công trình kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ thời phong kiến.
Tất cả các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng,....đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
- Kiến trúc Phật giáo nổi tiếng với hệ thống chùa hang A-gian-ta, được xây dựng chủ yếu dưới thời Gúp-ta. Trong chùa hang có nhiều bức họa sinh động về sự tích nhà Phật và cuộc sống của người dân Ấn Độ đương thời.
- Kiến trúc Hồi giáo (lăng, thánh đường) thường có đặc điểm hình mái vòm, họa tiết được trang trí công phu với nhiều màu sắc lấp lánh, rực rỡ.
b) Nhận xét về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.
- Cư dân Ấn Độ thời phong kiến đã có nhiều đóng góp lớn cho kho tàng văn minh nhân loại.
- Các thành tựu văn hóa đã phản ánh trình độ phát triển cao về tư duy, sự lao động, sáng tạo miệt mài và tài hoa của cư dân Ấn Độ.
- Văn hóa Ấn Độ dưới thời phong kiến có sự lan tỏa mạnh mẽ ra bên ngoài, trong đó: khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ là Đông Nam Á.
- Nhiều thành tựu văn hóa Ấn Độ thời phong kiến vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay. Ví dụ: các công trình chùa hang A-gian-ta, lăng Ta-giơ Ma-han,...trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch, các tác phẩm khúc bi ca Sứ mây và vở kịch Sơ-cun-tơ-la...vẫn làm say đắm lòng người.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây